2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Với đặc điểm địa lý được thiên nhiên ưu đãi, tỉnh Hà Tĩnh rất thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại, phát triển kinh tế vùng miền để cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước.
Để phù hợp tình hình đất nước trong giai đoạn mới và phù hợp với sự phát triển, phù hợp với địa lý, văn hoá từng vùng miền, năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh được tách làm hai tỉnh, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sau khi tách tỉnh, mặc dù lưu lượng hàng hoá, phương tiện vận tải và hành khách qua lại cửa khẩu cảng Xuân Hải và Cầu Treo vẫn chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần qua các cửa khẩu tỉnh Nghệ An, nhưng hoạt động quản lý Hải quan trên địa bàn Hà Tĩnh từ lâu vẫn do Hải quan Nghệ Tĩnh đảm nhiệm. Đây là khó khăn lớn của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa và phát triển kinh tế của tỉnh nhà khi chưa có Hải quan riêng để đảm nhiệm chức năng quản lý kinh tế đối ngoại của địa phương. Vì thế vai trò và nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Hà Tĩnh là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Nhận biết từ những lợi thế của địa phương và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ mới của tỉnh, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Tổng Cục Hải quan cho thành lập Hải
quan Hà Tĩnh và được Tổng Cục Hải quan chấp thuận theo Quyết định số 107/TCCB ngày 06/6/1992.
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Hải quan Hà Tĩnh, gồm:
a) Thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật;
b) Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
c) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý trong phạm vi địa bàn hoạt động.
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
e) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Thống kê nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối
với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.
7. Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
8. Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan trên địa bàn.
9. Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
10. Hợp tác quốc tế về Hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng Cục trưởng Tổng Hải quan.
11. Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.
12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
13. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của ngành Hải quan Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương. Hải quan Hà Tĩnh cũng được tổ chức theo trình tự như vậy:
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Hải quan Hà Tĩnh
2.1.2.4. Kết quả hoạt động của Hải quan Hà Tĩnh
Trong những năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây từ năm 2011 đến 2013 với phương châm "Thuận lợi - Tận tuỵ - Chính xác" và nay là tuyên ngôn phục vụ khách hàng "chuyện nghiệp - minh bạch - hiệu quả", Hải quan Hà Tĩnh đã coi trọng cộng đồng doanh nghiệp không chỉ là đối tác, là bạn đồng hành luôn đổi mới phương
BAN LÃNH ĐẠO: Cục trưởng và 3 Cục phó
CÁC PHÒNG, BAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CHI CỤC HẢI QUAN PHÒNG THAM MƯU HẢI QUAN HỒNG LĨNH HẢI QUAN CỬA KHẨU CẦU TREO HẢI QUAN CẢNG XUÂN HẢI HẢI QUAN KKT CỬA KHẨU CẦU TREO Văn phòng Phòng tổ chức cán bộ Phòng nghiệp vụ Phòng kiểm tra, thanh tra Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG VŨNG ÁNG
ĐỘI KIỂM SOÁT PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐỘI KIỂM SOÁT HẢI QUAN
thức quản lý để phục vụ tốt các doanh nghiệp và thực hiện khẩu hiệu: nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ khách hàng, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Với phuơng châm hoạt động đó trong những năm vừa quan Hải quan đã thu đuợc những kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:
Số liệu tờ khai liên tục tăng lên, năm 2011 là 4.749 tờ khai, nhưng đến năm 2013 đã tăng lên gần gấp đôi, tăng lên 8.876 tờ khai:
Bảng 2.1. Số liệu tờ khai giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Số tờ
Tờ khai Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tờ khai XK 2.064 3.080 3.677
Tờ khai NK 2.685 3.754 5.199
Tổng cộng 4.749 6.834 8.876
Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Hải quan Hà Tĩnh
Công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nhanh chóng và thông suốt hơn. Kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng theo từng năm, cụ thể:
- Các mặt hàng nhập khẩu vô cùng đa dạng, từ những mặt hàng như máy móc hiện đại đến những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: Điện tử, điện lạnh, hoa quả thực phẩm.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế hay sản phẩm nông nghiệp như: Xi măng, thép xây dựng các loại, hành tỏi, các sản phẩm hoa quả…
Bảng 2.2. Số liệu kim ngạch XNK giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: USD
Kim ngạch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kim ngạch XK 1.475.003.604 1.990.743.528 728.080.000
Kim ngạch NK 2.228.525.280 1.636.585.074 1.250.000.000
Tổng cộng 3.703.528.884 3.627.328.602 1.978.080.000
Tình hình kiểm tra Hải quan trong những năm gần đây số hồ sơ chuyển luồng đã có xu hướng giảm xuống.
Bảng 2.3. Tình hình kiểm tra Hải quan giai đoạn 2011 - 2013
Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ
Năm Tổng số Tờ khai (tờ) Số lượng (tờ) Tỷ lệ (%) Số lượng (tờ) Tỷ lệ (%) Số lượng (tờ) Tỷ lệ (%) 2011 4.749 2.866 60,35 1.171 24,66 600 12,63 2012 6.834 3.528 51,62 2.531 37,04 3.080 45,07 2013 8.876 2.554 28,77 4.339 48,88 1.983 22,34
Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Hải quan Hà Tĩnh
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HẢI QUAN HÀ TĨNH 2.2.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ công chức của Hải quan Hà Tĩnh 2.2.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ công chức của Hải quan Hà Tĩnh
a. Số lượng và cơ cấu theo ngạch công chức
Cán bộ công chức của Hải quan Hà Tĩnh được chia làm các loại: Kiểm tra viên chính và tương đương; kiểm tra viên và tương đương; kiểm tra viên trung cấp và tương đương; nhân viên. Trong đó số lượng kiểm tra viên và tương đương chiếm tỷ lệ nhiều nhất, chiếm đến trên 61%.
Bảng 2.4. Cơ cấu cán bộ công chức theo ngạch công chức
Đơn vị tính: Người
STT Ngạch công chức Số lượng Cơ cấu
1 Chuyên viên chính và tương đương 13 5.7%
2 Kiểm tra viên và tương đương 137 61%
3 Kiểm tra viên cao đẳng và tương đương 4 1.7%
4 Kiểm tra viên trung cấp và tương đương 25 10%
5 Nhân viên 13 5.7%
6 Hợp đồng lao động 36 15.8%
Tổng 228 100%
b. Số lượng và cơ cấu theo giới tính
Trong đội ngũ cán bộ công chức hiện nay của Hải quan Hà Tĩnh, cán bộ công chức nữ đang ngày chiếm tỷ lệ 1/4 công chức đơn vị. Tính đến giai đoạn hiện nay thì công chức nam có 175 người, chiếm gần 76.3%, còn công chức nữ là 53 người, chiếm hơn 23.7%.
Bảng 2.5. Nguồn nhân lực phân theo giới tính
Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nam 175 76.3%
Nữ 53 23.7%
Tổng 228 100%
Nguồn: Phòng Tổ chức, Hải quan Hà Tĩnh
Nhìn vào bảng trên và biểu đồ dưới đây ta thấy tỷ lệ công chức nam và công chức nữ làm việc trong Hải quan Hà Tĩnh là khá chênh lệch, số đông nam giới chiếm 3/4 đơn vị. Điều đó cũng thể hiện ở việc trong đội ngũ lãnh đạo của Hải quan Hà Tĩnh trong việc xin biên chế cấp trên, bởi ngành Hải quan là ngành đặc thù, đặc biệt đối với Hải quan Hà Tĩnh các Chi cục, các đơn vị đều ở xa trung tâm thành phố và khí hậu ở đó luôn khắc nghiệt nên phù hợp với nam giới hơn là nữ giới.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động phân theo giới tính
c. Số lượng và cơ cấu theo độ tuổi
Độ tuổi của cán bộ công chức là một trong những yếu tố mặc dù không phải là tiên quyết trong công việc, nhưng nó thể hiện sự năng động, sáng tạo trong công việc. Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy độ tuổi của cán bộ Hải quan Hà Tĩnh có độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi, chiếm 57,8%. Còn cán bộ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ chỉ có 33,3%.
Tỷ lệ (%)
76.3% 23.7%
Nam Nữ
Điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của đơn vị. Hơn nữa thực trạng công việc hiện nay ở Hải quan Hà Tĩnh đã và đang diễn ra một thực trạng đó là những người có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ khá nhiều, một số người trong độ tuổi này, đã không tập trung và phấn đấu trong công việc hàng ngày, có tâm lý ỷ lại và yên vị.
Bảng 2.6. Nguồn nhân lực phân theo độ tuổi
Đơn vị tính: Người Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 76 33.3% Từ 31 đến 50 tuổi 132 57.9% Từ 51 tuổi đến 59 tuổi 20 8.8% Tổng số 228 100% Nguồn: Phòng Tổ chức, Hải quan Hà Tĩnh
d. Số lượng và cơ cấu theo trình độ chuyên môn
Đối với bất cứ một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào thì trình độ chuyên môn, kỹ thuật luôn là một trong những yếu tố rất quan trọng. Đây cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu trong công tác tuyển dụng được lãnh đạo cục Hải quan Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm.
Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức Hỉa quan Hà Tĩnh như sau: có 8 người có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 3.5 %; 162 người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 71%; số còn lại có trình độ cao đẳng , trung cấp và nhân viên. Điều đó chứng tỏ rằng đội ngũ cán bộ công chức của Hải quan Hà Tĩnh có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều. Nhưng số lượng công chức có trình độ trên đại học vẫn đang còn chiếm tỷ lệ ít.
Có thể nói, công chức lãnh đạo Hải quan Hà Tĩnh (gồm 1 đồng chí Cục trưởng Hải quan Hà Tĩnh và 3 đồng chí cục phó Hải quan Hà Tĩnh) chức vụ càng cao thì trình độ mọi mặt cao đều hơn. Mỗi năm số công chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học ngày càng tăng cao, đồng thời số công chức có trình độ trung cấp, sơ cấp không qua đào tạo ngày càng giảm.
Bảng 2.7. Nguồn nhân lực phân theo trình độ chuyên môn Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 8 3.5% Đại học 162 71% Cao đẳng 17 7.5% Trung cấp 11 4.8% Sơ cấp 30 13.2%
Chưa qua đào tạo 0 0%
Tổng số 228 100%
Nguồn: Phòng Tổ chức, Hải quan Hà Tĩnh
e. Số lượng và cơ cấu theo trình độ lý luận
Về trình độ lý luận chính trị, trong tổng số cán bộ có 9 người có trình độ cao cấp lý luận hoặc cử nhân chính trị, chiếm tỷ lệ 4 %; có 28 người có trình độ trung cấp lý luận chiếm tỷ lệ 12%; Đa số công chức của Hải quan Hà Tĩnh có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức cầu tiến, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phục vụ nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan. Đặc biệt công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý là những người ưu tú, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; 100% công chức lãnh đạo, quản lý là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, phần lớn họ là những người đã trải qua hoạt động thực tiễn công tác đảng, chính quyền các cấp. Do vậy, họ có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Bảng 2.8. Nguồn nhân lực phân theo trình độ lý luận chính trị
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Trung cấp 28 12%
Cao cấp, cử nhân 9 4%
Tổng số 228 100%
2.2.2. Thực trạng về đào tạo cán bộ công chức của Hải quan Hà Tĩnh trong những năm gần đây những năm gần đây
2.2.2.1. Thực trạng công tác xác định nhu cầu đào tạo
Phòng Tổ chức cán bộ và trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm chính trong vấn đề xác định nhu cầu đào tạo, cụ thể: Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thông báo các khóa đào tạo đến các bộ phận, tổng hợp danh sách các cán bộ công chức có nhu cầu đào tạo từ các bộ phận phản hồi lại, tiếp nhận đề xuất đào tạo, đào tạo đột xuất của các cá nhân và của các phòng chức năng. Trưởng các bộ phận: tập hợp nhu cầu đào tạo