Các yêu cầu đào tạo cán bộ, cộng chức Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ, công chức hải quan hà tĩnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 25)

- Do yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính - xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hiện đại hóa nền hành chính nước ta phải có độ ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp, có tri thức và năng lực quản lí nhà nước về xã hội, kinh thế thị trường, pháp luật, hành chính, kĩ năng thực thi công vụ, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân. Để đáp ứng được yêu cầu này cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ công chức Hải quan

- Xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.

Đội ngũ công chức nhà nước là một bộ phận quan trọng trong bộ phận quản lí nhà nước và là lực lượng lao động chủ yếu của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Vai trò và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa

quyết định đối với sự thành công của công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ công chức Hải quan vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về mặt chất lượng. Đội ngũ cán bộ công chức nói chung và Hải quan nói riêng còn nhiều bất cập về quản lí hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học... và các tri thức khoa học hiện đại. Trình độ năng lực ở một bộ phận công chức còn yếu kém. Vì vậy cần năng lực cán bộ công chức, và một trong những giải pháp là nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo. Điều đó có nghĩa là công tác đào tạo phải thực hiện theo một kế hoạch cụ thể, bài bản.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo phát triển cán bộ công chức còn tồn tại những hạn chế yếu kém

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong ngành Hải quan là một hoạt động rất cần thiết đối với các đơn vị. Song hoạt động này cần nhiều chi phí, thời gian và tốn nhiều công sức cho nên cần phải có kế hoạch, không thể thực hiện tràn làn không có phương pháp khoa học, điều đó sẽ dẫn đến sự lãng phí về thời gian, tiền bạc chúng ta phải thực hiện tốt những yêu cầu sau:

- Phải xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành Hải quan dựa trên cơ sở kế hoạch chung về của đơn vị. Kế hoạch nguồn nhân lực sẽ cho chúng ta biết tình trạng dư thừa hay thiếu hụt về số lượng và chất lượng của nguồn lao động hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó có thể biết được thực trạng và đề ra giải pháp về lao động.

- Đào tạo và phát triển trong ngành Hải quan cần đánh giá tính khả thi về tài chính, thời gian và nhân lực. Khả thi về tài chính là kế hoạch phải phù hợp với quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và phải có tầm quan trọng tương ứng với chi phí bỏ ra. Khả thi về thời gian là thời gian của chương trình đào tạo phải phù hợp không được làm xáo trộn tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khả thi về mặt nhân lực là dự tính số học viên, đối tượng đi học không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị, nó đảm bảo chất lượng của khoá đào tạo.

Để đảm bảo được tính hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phải theo sát với thực tế nguồn nhân lực của đơn vị, đúng với chủ trưởng đường lối của Đảng. Trong ngắn hạn, đơn vị có thể căn cứ vào thực trạng nhân sự của mình, các yêu cầu về công việc, quy mô và triển vọng để xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đúng người đúng lĩnh vực

chuyên môn. Trong dài hạn thì dựa trên cơ sở nghiên cứu đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật căn cứ vào chiến lược dài hạn của đơn vị, căn cứ vào tiềm lực tài chính của mình để đưa ra được một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực hợp lý.

Quy chế đào tạo được xây dựng nhằm quy định rõ chế độ đào tạo của đơn vị dành cho đối tượng được đào tạo. Đồng thời nhằm phát huy tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và hoàn thiện kỹ năng làm việc với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao nhất góp phần vào kết quả chung của đơn vị.

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ, công chức hải quan hà tĩnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 25)