Một số đề xuất về nguyên tắc tâm lý cho các nhà đầu tƣ cá nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 93)

Hành vi của con người được tạo ra từ một quá trình học tập, nhưng nó chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố nên không phải lúc nào hành vi cũng xảy ra một cách ổn định, mà nó có thể sẽ bị thiên lệch (biased) dưới ảnh hưởng của một nhân tố tác động nào đó, những sự thiên lệch này có thể sẽ tạo ra những kết quả bất thường trái với dự báo trước đó, và do đó làm kết quả đầu tư thực tế khác với những dự kiến ban đầu.

Đối với các nhà đầu tư cá nhân trong thời gian qua đã có được nhiều bài học kinh nghiệm qua biểu hiện hành vi bầy đàn tồn tại trên thị trường Việt Nam, sự tăng giá liên tục trong thời gian trước đây cũng như sự đảo chiều mạnh mẽ của thị trường bất động sản ở mức độ nào đó cho thấy thị trường khá bất ổn và hàm chứa nhiều rủi ro. Việc hiểu rõ những nguyên nhân tâm lý dẫn đến sự sai lệch trong hành vi đầu tư sẽ giúp cho bản thân nhà đầu tư tự nghiệm được cơ chế dẫn đến hành vi đầu tư không hợp lý khiến thị trường bị rối loạn, từ đó đúc kết những bài học cũng như biện pháp phòng ngừa, hạn chế và tự tránh né hiệu quả từ những bài học Tài chính hành vi xem như lợi thế của bản thân trong đầu tư.

3.3.1 Quá tự tin mình là một nhà đầu tƣ giỏi

Quá tự tin (overconfidence) là khái niệm rõ nhất của tài chính hành vi học. Con người ta đặt quá nhiều tự tin vào khả năng dự đoán kết quả những quyết định đầu tư của chính mình. Những nhà đầu tư quá tự tin thường bỏ qua khái niệm đa dạng hóa các danh mục đầu tư và như vậy có nhiều khả năng dẫn đến rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó, trong xu hướng đầu tư đang nở rộ, người ta có xu hướng bỏ qua những thông tin không tốt cho đầu tư lẫn việc phân tích đầu tư ngay cả khi tiền của họ đang nằm ở ngưỡng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Sự lệch lạc đó ngày càng leo thang khi nhà đầu tư xử dụng những thông tin vô dụng và không thích hợp đễ hỗ trợ cho những quyết định đầu tư mà họ muốn thực hiện, điều này càng đúng trong các trường hợp đầu tư theo xu thế đám đông. Các nhà đầu tư thành công biết nhìn vào tổng thể và có cái nhìn khách quan hơn, đồng thời họ phải biết kiềm chế cảm xúc bản thân, không quá lạc quan khi đưa ra quyết định đầu tư.

3.3.2 Thị trƣờng không có trí nhớ

Con người có xu hướng quá tự tin và hoàn toàn vô lý khi dự đoán ngẫu nhiên các sự kiện ngẫu nhiên trong tương lai. Một sai lầm họ mắc phải là họ nghĩ rằng những sự kiện trong quá khứ có liên hệ đến những sự kiện trong tương lai. Nhiều nhà đầu tư hay lấy giá của quá khứ hoặc dữ liệu thị trường từ quá khứ để làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư cho thị trường hiện tại, điều đó hoàn toàn không hợp lý và không có cơ sở.

Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư thì lấy những sự kiện xãy ra gần đây để xem xét cho việc đầu tư thay vì phải đặt các sự kiện trong một tổng thể để phân tích và quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư thường xem xét các báo cáo, các thông tin về phát triển sản phẩm cũng như các dự án được tung ra gần đây mà bỏ qua thông tin tổng thể về tìm lực tài chính cũng như kinh nghiệm, năng lực phát triển sản phẩm BĐS của chủ đầu tư như thời gian vừa qua trên thị trường bất động sản dẫn đến hậu quả là các nhà đầu tư thứ cấp đã mắc kẹt vào các dự án trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, thậm chí nguy cơ mất trắng tiền đặt cọc trong các dự án này là rất lớn.

Tài chính hành vi là khái niệm ẩn đằng sau sự hiểu biết xu hướng của thị trường, bởi vì những xu hướng này làm nền tảng cho mọi việc con người ra các quyết định về tài chính như thế nào. Khi ứng dụng kỹ thuật phân tích trong đầu tư, trong đó bao gồm việc sử dụng biểu đồ và đồ thị để dự đoán các biến động trong tương lai về giá và xu hướng. Nguyên tắc sau phân tích kỹ thuật là con người dựa trên cả hai mô hình gồm có ý thức và tiềm thức khi đầu tư. Đó là những mô hình có thể được theo dõi và sử dụng để dự đoán hành vi khác trong tương lai.

3.3.3 Ảnh hƣởng bởi hiệu ứng Gắn với nhận định

Các nhà đầu tư thường quá chủ quan và tự tin khi họ nắm giữ một lượng nhỏ thông tin. Với suy luận logic hợp lý, giả định rằng với lượng thông tin có sẵn trên thị trường thì các nhà đầu tư có lẽ cũng ít tự tin hơn, nhưng nếu điều không may ở đây là thông tin lịch sử thị trường thời gian gần đây có vẻ trùng hợp với việc đi lên của thị trường thì điều đó dường như tác động không nhỏ đến cảm xúc và tâm lý tự tin ở nhà đầu tư rằng thị trường đang tốt lên. Việc hy vọng với sự kiện thị trường trong ngắn hạn

có thay đổi, có thể dẫn đến xu hướng thị trường tốt lên. Tuy nhiên, khi thị trường BĐS hồi phục thì thiên vị này sẽ trở nên rõ ràng thêm một lần nữa và điều đó thường dẫn đến những sai lầm trong tương lai của các nhà đầu tư cá nhân.

3.3.4 Không chấp nhận thua lỗ

Các nhà đầu tư luôn luôn bị thôi thúc bởi nỗi sợ hãi mất mát hơn hẳn những phần thưởng nhận được trong mỗi phi vụ đầu tư. Nhà đầu tư đã đầu tư tiền vào tài sản BĐS với mục đích kiếm lợi nhuận từ đó, nhưng có một điều thật thú vị rằng hễ cứ mối khi bắt đầu đầu tư vào một phi vụ nào đó thì trong tâm trí họ luôn thường trực nỗi lo lắng sợ hãi mơ hồ cho đến khi họ bán được tài sản đó.

Nhà đầu tư luôn có xu hướng muốn ôm giữ lâu với những tài sản bị mất giá với hi vọng rằng một ngày nào đó nó sẽ tìm lại được mức giá như trước đây hoặc kỳ vọng cao hơn một tí, ngay cả khi trên thực tế tài sản đó đang rớt giá thê thảm và thị trường không có một tia hy vọng nào. Họ luôn có cảm giác từ chối thừa nhận rằng họ đã ra quyết định đầu tư rất kém và họ bám vào tia hy vọng rằng một ngày nào đó thị trường sẽ trở nên tốt hơn để có thể thu hồi được vốn đã đầu tư. Điều này thông thường dường như sẽ không xãy ra và kết thúc là những thua lỗ lớn hơn trước rất nhiều so với thời điểm lẽ ra họ phải nên cắt lỗ.

3.3.5 Không thể quên sai lầm trong quá khứ

Khi tiến hành các khoản đầu tư trong tương lai, con người thường bị ảnh hưởng bởi kết quả những lần giao dịch trong quá khứ. Khi bán đi một tài sản đang tăng ở mức 40% trong quá khứ, sau đó tài sản đó tiếp tục tăng giá một thời gian nữa. Các nhà đầu tư sẽ tự nhủ “giá mà đợi thêm” cho đến đúng lúc. Hoặc nếu một trong những tài sản đầu tư của bạn bị mất giá, bạn sẽ luôn tiếc nuối đã không bán khi còn được giá. Những điều này gây ra cảm giác khó chịu hoặc hối tiếc.

Việc tối thiểu hóa sự nuối tiếc (regret minimization) sẽ xảy ra khi bạn tránh việc đầu tư toàn bộ vốn hay chỉ đầu tư dè dặt vì bạn không muốn cảm thấy tiếc nuối nữa. Có nhiều sai lầm mà nhà đầu tư và người tiêu dùng cá nhân cứ thường mắc đi mắc lại nhiều lần. Hiểu biết về Tài chính hành vi giúp họ nhận ra sai lầm và khắc phục những

nhược điểm đó trong tương lai. Nhiều nhà đầu tư có thể nhận ra rằng hầu hết các quyết định liên tục đưa ra của họ đều dựa trên những kiến thức hạn chế, sau khi tiến hành họ nhận thức được rằng đó là những trải nghiệm chung và từ đó có thể có những bước điều chỉnh bản thân cho phù hợp hơn.

3.3.6 Không công nhận sai lầm của bản thân

Đôi khi việc đầu tư của các nhà đầu tư không thuận lợi. Tất nhiên, đó không phải là lỗi của bạn! Cơ chế tự bảo vệ (defense mechanisms) trong khuôn khổ bào chữa cũng liên quan tới thiên lệch do xác nhận, đó là xu hướng có liên quan tới sự sai lầm trong nhận thức, theo đó, các nhà đầu tư chỉ tìm kiếm và xác nhận những thông tin củng cố những niềm tin trước đây của mình, và diễn giải tất cả các thông tin có được theo chiều hướng phù hợp với những niềm tin sẵn có. Sự xác nhận làm cho những thông tin mới hoặc những thông tin lạ đối với các nhà đầu tư bị bóp méo thành những thông tin theo kiểu cũ, điều này làm các nhà đầu tư có những diễn giải sai lầm và dẫn tới hành vi sai gây thua lỗ. Khi gặp thiên lệch do xác nhận, thay vì rút ra kết luận từ các hiện tượng sẵn có, con người cố gắng tìm các hiện tượng phù hợp với kết luận mà mình mong muốn đưa ra, và chỉ xác nhận những hiện tượng đó.

3.3.7 Tâm lý đầu tƣ bầy đàn

Tâm lý đầu tư theo kiểu bầy đàn gần như là đặc thù không thể thiếu được trong mọi xã hội từ bật thấp đến bật cao và nó hiện diện có mặt tại các thị trường từ sơ khai cho đến hoàn hảo, nó miêu tả cách thức gần như tất cả mọi người nghĩ, quyết định và hành động một cách giống hệt nhau, như là một chủ thể duy nhất. Hiện tượng này là kết quả của hiệu ứng lây lan và sự bắt chước, nó có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc có thể xảy ra dưới tác động của con người. Do tâm lý đám đông nên gần như các nhà đầu tư cá nhân không muốn đi ngược lại xu thế vì vậy thường xuyên chọn mua bất động sản dựa trên tâm lý và xu hướng đám đông. Hiện tượng này không chỉ tạo ra những hành vi sai lầm mà còn có thể dẫn các cá nhân tới việc xử sự một cách vô thức ngược lại với chính những lợi ích, mục tiêu và giá trị của bản thân.

3.4 Đề xuất một số nguyên tắc cho các nhà hoạch định chính sách

Qua những nghiên cứu về Tài chính hành vi và kết quả khảo sát, bằng cách cung cấp những tư duy mới trong lĩnh vực Tài chính hành vi, luận văn này xin phép được đưa ra những khái niệm đóng góp ý kiến cho các nhà làm chính sách có hướng áp dụng vào những công cụ điều tiết kinh tế. Bằng việc cung cấp nền tảng lý thuyết của việc sử dụng trực giác làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô.

Phân tích lý thuyết kinh tế chuẩn tắc (kinh tế tân cổ điển) giả định rằng: con người luôn hành động hợp lý và luôn hành xử theo cách tối đa hóa lợi ích của mình. Trong khi điều này, giả thuyết người hợp lý tạo ra một công cụ mạnh để phân tích, nó có nhiều kiếm khuyết có thể phân tích kinh tế không thực tế và kể cả hoạch định chính sách, luận văn này xin phép trích ra một số khái niệm về hành vi kinh tế và tâm lý học để đưa ra bảy nguyên tắc quan trọng mà còn thiếu sót trong tài chính chuẩn tắc về hành vi con người.

3.4.1 Nguyên tắc 1

Định hƣớng hành vi đám đông thông qua các nhân tố có tầm ảnh hƣởng.

Con người làm nhiều điều bằng cách quan sát những người khác và bắt chước y hệt vậy. Mọi người được khuyến khích tiếp tục làm điều đó khi họ cảm giác rằng những người khác ủng hộ hành vi của họ.

Ví dụ: Tại sao bạn lại thắt dây an toàn khi đi xe hơi?

Hâu hết chúng ta đi xe hơi đều thắt dây an toàn, và điều đó dương như là một việc bình thường, ai cũng làm điều đó. Chúng ta không xét ở góc độ rằng do có khả năng có thể gây tai nạn hoặc cũng không xét trên khía cạnh rằng do sợ bị phạt do không thắt dây an toàn. Việc buộc mọi người thắt dây an toàn khi đi xe dường như là không cần thiết nữa vì nó gần như là một chuẩn mực của xã hội.

1970 Lần đầu tiên việc bắt buộc cài dây an toàn trong xe hơi đã gặp không ít sự phản kháng công khai trong xã hội. Đến năm 2002 một cuộc khảo sát về việc can thiệp của nhà nước trong xã hội thì có đến 94% người dân tự nguyện yêu cầu phải thắt dây an toàn khi đi xe. Điều này cho thấy chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến hành vi và tạo ra chuẩn mực mới trong xã hội mà chỉ cần tốn 1 ít nỗ lực để duy trì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay các nhà hoạch định chính sách thường tập trung chú trọng vào những phân tích theo trường phái kinh tế Tân cổ điển, nghĩa là họ chỉ tập trung vào những chính sách mà có tác dụng ngay lập tức mà dường như điều này chẳng có tác dụng kéo dài. Một ví dụ như sau: Khi người ta lái xe nhanh đến mức nguy hiểm là bởi vì người ta nhận ra rằng khả năng bị bắt và phạt là rất thấp, chính vì vậy các nhà hoạch định đưa ra mức phạt răng đe thật cao nhằm hạn chế. Thay vì làm điều đó thì các nhà hoạch định có thể tiến hành những bước song song như: khởi động 1 chiến dịch lâu dài trong cộng đồng nhằm tẩy chay hành động lái xe nhanh và nguy hiểm, chiến dịch này có thể thay đổi nhận thức cả cộng đồng xã hội và điều chỉnh hành vi những người tham gia giao thông trong dài hạn. Hoặc chính sách điều chỉnh hành vi nơi công cộng đó là việc cấm hút thuốc lá nơi công sở đã tạo nên làn sóng mọi người phản ứng với việc hút thuốc lá và kết quả là bằng chứng xã hội đã giảm đi đáng kể lượng người hút thuốc lá những nơi công cộng lẫn những nơi riêng tư.

Một khi những người làm chính sách xác định hành vi đặc biệt mà họ cố gắng muốn làm thay đổi, họ có thể đánh giá vai trò mà những chuẩn mực xã hội trong việc ảnh hưởng hành vi này. Nếu những hành vi của người khác đóng một vai trò quan trọng, điều này có thể được lan truyền. Malcolm Gladwell mô tả cách một số lượng nhỏ những người quan trọng có ảnh hưởng lớn trong cuốn sách của ông với tựa đề “The Tipping Point”, ông đã chia những người như thế thành 3 nhóm:

•Nhóm những người mà có kiến thức xuất sắc mà bạn cần lời khuyên của họ.

•Nhóm những người có rất nhiều sự quan hệ, vì thế thông tin của họ có tiềm năng là được truyền tải tới những đám đông.

•Nhóm những người có quyền lực để thuyết phục nhằm thay đổi hành vi của chúng ta.

Vì thế những nhà hoạch định chính sách phải thấy được sự ảnh hưởng của những nhóm người này để tập trung vào họ từ đó tạo ra sự thay đổi hành vi trên nhóm người đặc biệt này người sẽ lan tỏa sự thay đổi trên diện rộng lớn toàn xã hội.

Nói cách khác, những nhà hoạch định có thể định hướng đưa ra những chính sách kiên quyết trong ngắn hạn nhưng hướng đến việc thay đổi hành vi lâu dài trong tương lai như một sự can thiệp bền vững

3.4.2 Nguyên tắc 2

Đừng bỏ qua tầm quan trọng của thói quen khi muốn thay đổi ý thức ngƣời dân.

Con người làm nhiều việc mà không ý thức suy nghĩ về bản thân họ. Những thói quen rất khó thay đổi, mặc dù họ muốn thay đổi hành vi của họ nhưng điều đó không hề dễ dàng.

Với quan điểm kinh tế học tân cổ điển thì giả thiết được đưa ra rằng con người luôn hành động hợp lý để tối đa hóa lợi ích của bản thân họ khi mà họ có sự lựa chọn

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 93)