0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phân loại hành vi bầy đàn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

Phân loại theo hành vi:

- Hành vi “gượng ép” (enforced herd behavior hay not voluntarily). Chẳng hạn, mọi người cảm thấy không thể thắng được đám đông, nên để tránh bị dậm chân mà họ gượng ép theo đám đông.

- Hành vi “tự nguyện” (voluntary): Thể hiện ở những người khôn ngoan nhất, họ tham gia vào hành vi bầy đàn chủ yếu với mục đích đầu cơ mang tính cá nhân mang tính lợi dụng, khi họ đưa vào “tài khoản ảo” trong đầu mình quan điểm/đánh giá của người khác, và thậm trí họ biết việc hành xử trong bầy đàn là sai hay không có cơ sở.

Hành vi bất hợp lý, dù là hành vi cá nhân hay hành vi của nhóm, đều gây ra sự xáo trộn trong thị trường, người ta gọi hiện tượng này là những “kẻ náo loạn thị trường” hay “những người giao dịch nhiễu” (noise traders). Một nhà đầu tư thiếu thông tin nội bộ, họ thường hành động một cách thiếu lý lẽ dựa trên lời đồn như thể họ đang nắm bắt thông tin đó.

Phân loại theo mục đích:

Theo nghiên cứu của (Bikhchandani & Sharma, 2000) thì đề cập đến 3 dạng chính: - Tâm lý bầy đàn theo thông tin

Nhà đầu tư có thể theo dõi hành động của các Nhà đầu tư khác nhưng không thể biết rằng họ có nắm giữ thông tin bí mật gì không. Ngay cả khi những cá nhân có trao đổi với nhau thì vẫn có những hoài nghi, và họ giám sát hành động thay vì chỉ bằng lời nói. Bằng cách giám sát, họ sẽ suy tính và đưa ra quyết định riêng của mình. Thật ra bầy đàn theo thông tin vì người ta tin rằng có thể một người nào đó biết được những thông tin mà mình không biết, và họ nghĩ thông tin này có thể là đúng, có thể là những thông tin mật bị tiết lộ, vì thế mà họ hành động theo.

Một giả thuyết khác là hành vi bầy đàn theo danh tiếng của những nhà quản lý quỹ đầu tư và các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Họ được thuê mướn để đưa ra những báo cáo, nhận định, dự đoán thị trường, hay giá cả. Nếu dự đoán của họ khác xa so với những dự báo từ các chuyên gia hay nhà phân tích khác, và đặc biệt khi dự đoán của họ lại không chính xác thì danh tiếng của họ sẽ bị tổn hại, họ sẽ không được thăng tiến hoặc thậm chí bị sa thải. Do vậy, những nhà quản lý quỹ đầu tư hay các nhà phân tích (đặc biệt là những người ít kinh nghiệm) sẽ bắt chước theo những dự báo của những người khác. Điều này tạo ra tâm lý bầy đàn theo danh tiếng.

- Tâm lý bầy đàn theo thù lao

Nếu mức thù lao của một nhà quản lý đầu tư phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư so với tỉ suất sinh lợi tham chiếu (benchmark). Benchmark có thể là một chỉ số hoặc tỉ suất sinh lợi của những nhà quản lý khác. Khi đó nhà quản lý có thể có xu hướng lựa chọn những khoản đầu tư không hiệu quả vì nhà quản lý có thể sẽ quan sát những người khác hay benchmark để bắt chước cho theo kịp, và điều này cũng có thể dẫn tới hành vi bầy đàn. Nếu thù lao của Nhà đầu tư giảm khi tỉ suất lợi nhuận nhỏ hơn benchmark thì càng có động lực để nhà quản lý bắt chước theo những người khác.

Nhìn chung, việc phân loại các dạng tâm lý bầy đàn như trên chỉ mang tính tham khảo, chứ chưa có một chuẩn mực được chấp nhận chung nào về vấn đề này. Tuy nhiên, có một điểm cần đặc biệt chú ý là cần nhận thức rõ rằng tâm lý bầy đàn thường được đề cập trong các nghiên cứu, phân tích là tâm lý bầy đàn có chủ ý (intentional herding), khác với tâm lý bầy đàn giả (spurious herding) tạo ra khi các nhóm nhà đầu tư đưa ra các quyết định tương tự nhau dựa trên các phân tích độc lập từ các tập hợp thông tin tương tự nhau.

Tâm lý bầy đàn dĩ nhiên không phải là “đặc sản” của riêng thị trường bất động sản hay thị trường chứng khoán Việt Nam. Mà tồn tại ngay cả những nước phát triển, cũng có những giai đoạn tương tự. Vấn đề là dường như tâm lý bầy đàn hiện vẫn chi phối quá nhiều đến hành vi của đa số các nhà đầu tư cá nhân. Tâm lý bầy đàn xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý này. Và trong rất nhiều nguyên nhân được đề cập đến trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, thì tâm lý bầy đàn cũng là một nguyên nhân đáng kể.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

×