Cái giá của chạy theo tâm lý đám đông

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 89)

Nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn các nhà quản lý doanh nghiệp có lý trí đôi khi đánh giá không đúng về áp lực từ nguồn lực hấp dẫn lôi cuốn của làn sóng các nhà đầu tư thiếu lý trí. Dù đã có rất nhiều cảnh báo nhưng việc đầu tư theo những con sóng ngân hàng, chứng khoán và bất động sản... vẫn được thực hiện dưới sự hào hứng của các doanh nghiệp và dễ dàng chấp thuận của nhà nước. Hiện tượng này đã có không

biết bao nhiêu bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cũng như được dự báo trước, nhưng đến khi sự đỗ vỡ diễn ra thị trường vẫn không khỏi giật mình trong lo sợ thời gian qua, hàng loạt các doanh nghiệp lớn thuộc hàng đại gia chính thức tuyên bố rút lui khỏi bất động sản. Tập đoàn Hoa Sen đã chính thức tuyên bố rút khỏi bất động sản sau khi bán gần hết các dự án của mình. Trong báo cáo tài chính của Tập đoàn này, đã lộ ra những khoản nợ lớn trong khi các dự án của ngành nghề chính đang cần hàng ngàn ty đồng tiền vốn. Nên dù chấp nhận thua lỗ, tập đoàn này cũng chấp nhận "bỏ của chạy lấy người". Trong khi đó, chưa đến mức tuyên bố thoái lui nhưng trong các đại gia, người ta cũng đã có thể đoán trước những cái tên khác sẽ tiếp bước, trong số này có thể kể đến Kinh Đô, Mai Linh, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh, Giấy Vĩnh Tiến, Sacom... vốn là những nhà doanh nghiệp lớn trên lĩnh vực sản xuất, dịch vụ vì quá ham hố đã sa chân vào bất động sản.

Hấp lực lớn nhất chính là bất động sản, cơn sốt đã bắt đầu tư nhiều năm trước và càng ngày có vẻ càng trở nên "bốc hỏa" mạnh mẽ hơn. Dù trải qua vài lần sụt giảm nhẹ nhưng đà tăng tiến vẫn không hề giảm. Chính điều đó khiến cho bất động sản như một sự đảm bảo thành công nên hầu như doanh nghiệp nào cũng muốn nhảy vào, nhà đầu tư nào cũng muốn có phần. Chỉ có điều không đúng rằng tất cả đều muốn kiếm lãi thật nhanh trên một thị trường đòi hỏi đầu tư dài hơi và tiềm lực tài chính mạnh mẽ.

Tham vọng quá lớn trên một thực lực quá yếu; sự tham lam quá độ trong khi hiểu biết hạn chế nên dù đã có những cảnh báo đưa ra từ rất sớm về những hậu quả đi xuống của bất động sản nhưng không một cảnh báo nào được coi trọng kể cả khi Việt Nam trải qua những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới 2008.

Thậm chí, từ những năm trước, đã có những dấu hiệu nguy cơ từ những khu vực thị trường này nhưng những đồng tiền kiếm được quá nhanh, những lợi ích được bảo vệ và chi phối từ nhiều phía nên tất cả những cảnh báo và dấu hiệu đều đã bị lãng quên một cách nhanh chóng. Ngay cả khi những vấn đề đã được nhìn nhận, những đề án cải cách, tái cơ cấu được soạn ra thì việc thực hiện cũng không được hiện thực hóa. Thậm chí, những chỉ đạo từ Chính phủ cũng bị phớt lờ. Hậu quả là hiện nay các doanh nghiệp bất động sản đang chết lâm sàn và gần như không thể cứu vãng được.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)