Định nghĩa hẹp (Narrow Framing) là cô lập một khái niệm hay phân tích một vấn đề trong một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu cho khuôn khổ hạn hẹp ấy, thay vì cho toàn cục. Tuy nhiên, nó cũng có thể đưa đến sai lầm. Định nghĩa hẹp và các tính toán bất hợp lý là những hiệu ứng trong tâm lý hành vi, thuộc trường phái tâm lý học nhận thức. Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp, chúng ta có thể giải thích nhiều hiện tượng như lựa chọn nghịch với sở thích (preference reversals), sợ thua lỗ (loss aversion), và hiệu ứng phân bổ tài khoản khá phổ biến. Phương pháp này có thể hữu ích trong một số trường hợp giới hạn về nguồn lực, hay không đủ thời gian phân tích nhiều.
1.3.1.6 Mâu thuẫn về nhận thức
Mâu thuẫn về nhận thức chỉ phát sinh khi thua lỗ. Bởi vì con người thường khó chấp nhận mình bị lỗ, còn khi lời thì họ thích nói nhiều về điều đó hơn. Họ không chấp nhận sai lầm mà thường tìm lý lẽ để biện hộ và níu kéo hy vọng.
Do đó, khi nhà đầu tư thua lỗ, thay vì họ thừa nhận “tôi đầu tư bị lỗ” thì họ lại nghĩ “việc đầu tư của tôi sẽ tốt trở lại”. Lý thuyết này giải thích nguyên nhân các nhà đầu tư càng lún sâu vào các khoản đầu tư lỗ, thay vì thừa nhận và đầu tư vào những bất động sản mới. Nó thể hiện rằng chúng ta sẽ lo sợ thua lỗ 10 triệu hơn là vui mừng khi lời 10 triệu. Và khi lỗ 50% thì sẽ không bán, còn lãi chừng 5% thì sẽ rất dễ bán dù chỉ có kích thích nhỏ.
1.3.1.7 Dựa vào kinh nghiệm
Heuristics có thể được định nghĩa như là “sử dụng kinh nghiệm và nỗ lực thực tế để đưa ra quyết định” bởi vì sự thật rằng ngày càng có nhiều thông tin đang lan truyền rất nhanh, những người ra quyết định dựa vào thị trường tài chính thì nhận được thông tin ngày càng phức tạp. Điều này ngụ ý việc sử dụng Heuristics thường là một quá trình không thể tránh khỏi nhưng luôn luôn hiệu quả. Heuristics có lẽ giúp giải thích tại sao thị trường thỉnh thoảng hành xử trong cách vô ý thức, mà đối lập với mô hình lý thuyết thị trường hiệu quả. Heuristics giúp các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định của họ.
Heuristics là một nguyên tắc ngắn gọn của “quy tắt ngón tay” cái giúp các nhà đầu tư trong tiến trình ra quyết định của họ (Stracca, 2004). Một Heuristics khá nổi tiếng là 1/n do (Bernartzi and Thaler, 2001) tìm ra như sau: ví dụ khi đối mặt với N lựa chọn làm thế nào để đầu tư số tiền tiết kiệm của mình, nhiều người đã nhanh chóng sử dụng quy tắc 1/N, có nghĩa là nếu có N loại hình đầu tư, họ sẽ đầu tư 1/N số tiền của mình vào mỗi loại hình đầu tư đó hay nói cách khác, trong danh mục tài sản đầu tư của các nhà đầu tư, họ sẽ chia đều số tiền này.
1.3.1.8 Quá tự tin/ phản ứng quá mức
Quá tự tin (Over confidence), phản ứng quá mức (under reaction), Các nhà nghiên cứu về tâm lý đã tiến hành một số thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết là con người thường có xu hướng tin tưởng chắc chắn vào khả năng của mình cũng như có thái độ rất lạc quan vào viễn cảnh tương lai.
Tại một số trường đại học, những người tham gia vào nghiên cứu được hỏi về trình độ lái xe của họ so với mọi người khác trong nhóm, hoặc so với tất cả những ai lái xe, thì có trên 80% được hỏi khẳng định họ lái xe giỏi và an toàn hơn những những người khác. Tại một nghiên cứu khác mà đối tượng cũng là sinh viên, khi được hỏi về việc dự đoán tương lai và viễn cảnh của bản thân mình cũng như của các bạn đồng môn, phần lớn sinh viên rất lạc quan khi nói về tương lai của chính họ với những tưởng tượng về sự phát triển trong sự nghiệp, hạnh phúc trong hôn nhân và khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi được hỏi họ sẽ phỏng đoán về tương lai của các bạn học như thế nào, họ lại tin rằng các bạn của mình có nhiều khả năng trở thành những kẻ thất bại, nghiện ngập, ốm yếu, ly dị...
cảnh và thời điểm khác nhau. Kết quả đều chỉ ra rằng, con người hầu như đều có xu hướng tự tin hay thổi phồng quá mức về năng lực của mình.
GS Daniel Kahneman - người đã nhận giải Nobel kinh tế học 2002 cho công trình nghiên cứu kết hợp cùng GS Amos Tversky về “thuyết triển vọng”- cũng đã lập luận trong nghiên cứu của mình rằng xu hướng quá tự tin đặc biệt rất phổ biến trong giới đầu tư. Họ thường có xu hướng thổi phồng kỹ năng của chính mình và chối bỏ vai trò của sự may rủi. Trong một thí nghiệm của mình để đánh giá khả năng phán đoán xác suất của một nhà đầu tư, GS Kahneman đã rút ra kết luận: “Nếu một nhà đầu tư nói rằng anh ta chắc chắn quyết định đầu tư của mình đúng đến 99% thì thật ra họ chỉ chắc chắn có 80% mà thôi”. Đây chính là kết quả mà những chuyên gia về tài chính hành vi muốn nhấn mạnh về thái độ quá tự tin của nhà đầu tư.
Sự kết hợp của quá tự tin (over confidence) và phản ứng quá mức (over reaction) gây cho con người có tâm lý thái quá trong cảm nhận mức độ tin cậy về kiến thức của họ, họ đánh giá quá thấp rủi ro và đánh giá quá cao khả năng điều chỉnh những sự kiện, mà dẫn tới khối lượng giao dịch lớn và gây ra đầu cơ bong bóng. Sự cả tin thái quá mà một người có càng lớn, rủi ro càng cao.
(De Bondt and Thaler, 1985) chỉ ra rằng người ta có xu hướng phản ứng thái quá đối với những sự kiện tin tức gây xúc động và không mong đợi. Những kết quả phản ứng thực tế gần đây cho thấy hiện tượng quá tự tin và phàn ứng thái quá đối với thị trường căn hộ trên thị trường bất động sản trên cả nước vào đẩu những năm 2007 cho đến giữa năm 2008 đã tạo nên hiệu ứng làn sóng tranh mua bất kể dự án nào thuộc các khu vực Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tiếp theo sau đó, thời điểm thị trường bất động sản đi xuống thì tâm lý bi quan (under reaction) đã làm cho thị trường gần như đóng băng như thời điểm 2010 – 2013 cho dù các dự án căn hộ chung cư đã giảm xuống giá sàn, thậm chí có những chủ đầu tư như Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố giảm 50% giá trị các căn hộ, nhưng cũng không kích thích được nhu cầu của thị trường .
(Barber và Odean, 2001) gần đây đã nghiên cứu về hiện tượng quá tự tin và tìm thấy bằng chứng cho sự hiện diện của hành vi thiên vị này này. Người quá tự đánh giá quá cao khả năng của riêng mình. (Barber và Odean, 2001) còn tìm thấy rằng đặc biệt là nam giới và các doanh nghiệp có xu hướng đánh giá quá khả năng của mình. Một ví dụ về hành vi quá tự tin là mọi người không đa dạng hóa đủ danh mục đầu tư của mình. Các nhà đầu tư chỉ thích đầu tư vào tài sản bất động sản hoặc chứng khoán mà
họ đã quen thuộc nhất. Họ sẽ đầu tư vào các công ty mà họ biết là sự lựa chọn hàng đầu trong việc đầu tư của họ. Các nhà đầu tư quá tập trung với các biến động thị trường địa phương mà họ nắm rõ.
1.3.1.9 Lệch lạc do tình huống điểm hình
Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness), thường được diễn tả một cách đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường chỉ đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn đã xãy ra trong quá khứ.
(Tversky và Kahneman, 1974) đưa ra một định nghĩa hàn lâm hơn cho tình huống này là người ta đánh giá xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương lai dựa vào mức độ “tương tự” với một tình huống điển hình nào đó đã xảy ra. Điểm quan trọng là người ta thường chỉ quan tâm đến một tình huống điển hình của một giai đoạn ngắn thay vì quan tâm đến một mẫu hình điển hình trong một giai đoạn dài (điều này gọi là luật số quan sát nhỏ, “law of small numbers”), nghĩa là họ quy kết những mẫu hình hay những sự kiện rất hiếm khi xảy ra (luật quan sát số nhỏ) thành những mẫu hình chuẩn cho tất cả (luật quan sát số lớn) và lấy đó làm cơ sở cho họ đưa ra quyết định. Hay nói cách khác họ đang nhầm lẫn áp dụng c ho “luật quan sát số nhỏ” vào trường hợp phải áp dụng “luật quan sát số lớn”. Nếu sai lầm này diễn ra trong các nhà đầu tư nhỏ lẻ và tần suất thấp thì sẽ không là vấn đề gì, nhưng nều nó lặp đi lặp lại với tần xuất nhiều hơn, mạnh mẽ hơn thì sẽ thành một con số khủng khiếp, ảnh hướng rất lớn đến thị trường.
Chẳng hạn cho rằng điều kiện thị trường bất động sản lại "nóng" lên và tạo nên cơn "sốt đất" lần thứ ba từ đầu năm 2007 tới giữa năm 2008, giá đất trên thị trường tăng lên từ ba tới bốn lần tùy từng địa điểm, từng địa phương. Cơn "sốt đất" lần này thì các nhà đầu tư đương nhiên sẽ cho rằng xác suất giá bất động sản còn lên nữa là cao hơn xác xuất giá bất động sản sẽ giảm. Nhưng nếu nhìn cho c ả một giai đoạn 1991-2012, người ta sẽ thấy thị trường lúc lên, lúc xuống, không phải lên mãi không ngừng, thì sẽ có đánh giá khác về xác suất tăng hoặc giảm.
1.3.1.10 Tâm lý bảo thủ
Tâm lý bảo thủ (convervatism) ám chỉ một hiện tượng tâm lý mà ở đó người ta ngờ vực bất kỳ thông tin mới và đưa ra quá nhiều đối trọng đến khả năng xảy ra trước
có của các sự kiện trong một tình huống đã xảy ra trước đó hoặc đã định sẵn mẫu hình. (Edward, 1968) kết luận rằng “người ta lấy ở đâu đó từ hai đến năm quan sát để làm một quan sát có giá trị làm thay đổi ý kiến của anh ta”. Theo đó, người ta sẽ chậm thay đổi ý kiến của mình hơn. Vì thế, người ta sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi kết luận về khuynh hướng xảy ra tiếp theo.
Tâm lý bảo thủ giống như một “rào cản vô hình”, ngăn người ta thay đổi quan điểm/ý kiến của mình trước những cái mới. Tâm lý bảo thủ thường đi kèm với phản ứng thái quá hay hời hợt là một trong những nguyên nhân gây ra một xu hướng, động lực và cục bộ nào đó. Khi điều kiện thay đổi (thông tin mới về triển vọng nền kinh tế chẳng hạn) người ta thường có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi đó, và gắn nhận định của mình với một tình huống chung trong một giai đoạn dài hơi trước đó. Chẳng hạn như khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng kinh tế kém đi chỉ là tạm thời, dài hạn vẫn là đi lên, mà không nhận thấy có thể tin đó phát đi tín hiệu một chu kỳ suy thoái nhiều năm đã bắt đầu.
1.3.1.11 Hiệu ứng điểm tham khảo
Hiệu ứng điểm tham khảo (Anchoring), đó là quá trình ra quyết định mà những định lượng được yêu cầu và là nơi mà những định lượng này bị ảnh hưởng bởi các lời khuyên. Trong tâm trí mỗi người, đề có vài điểm tham chiếu (điểm neo), ví dụ giá trị chuyển nhượng các giao dịch nhà đất trước đây. Khi có được các thông tin mới họ sẽ điều chỉnh căn cứ vào điểm tham chiếu cũ này một cách bị động đến nơi mà thông tin mới yêu cầu. Khi thiếu các thông tin về giá tài sản và các thông tin có liên qua, thì giá giao dịch của các tài sản mang tính chất tương tự trong quá khứ có lẽ là yếu tố quyết định quan trọng để hình thành nên giá tài sản tại thời điểm hôm nay. Vì thế, điểm thao khảo là giá được ghi nhớ gần đây nhất. Xu hướng của nhà đầu tư là sử dụng điểm thao khảo này để làm cơ sở cho các giao dịch bất động sản mang tính tương đồng ở các giao dịch kế tiếp. Loại bắt chước này có lẽ giải thích tại sao giá bất động sản có sự thay đổi cùng chiều, và tại sao giá cả lại dao động như thế ? Hiệu ứng này thường xuyên xảy ra trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, thông thường các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một loại hình bất động sản nào đó họ sẽ thực hiện tiến trình tìm hiểu thông tin về bất động sản: tính pháp lý, đặc điểm bất động sản, đặc tính bất động sản và cuối cùng là tham chiếu giá của các bất động sản có tính tương đồng với bất động sản sẽ dự định đầu
tư.
Thuật ngữ Anchoring xuất hiện liên quan tới “giá kết dính” mà thường được nói tới bởi các nhà kinh tế vĩ mô. Ngay khi giá quá khứ được sử dụng như là đề nghị tham khảo cho giá hiện tại, giá mới sẽ có xu hướng gần với giá quá khứ. Giá trị của hàng hóa càng không rõ ràng, công cụ tham khảo sẽ càng quan trọng. Sự tham khảo sẽ là công cụ quyết định giá quan trọng. (Shiller,1998)
1.3.2 Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống
Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của giao dịch của nhà đầu tư này lên trên thị trường là không đáng kể (cho dù là tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư có cùng một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài.
1.3.2.1 Tâm lý bầy đàn
Một nghiên cứu của Rober Shiller về hành vi có tính đầu cơ và xã hội học. Ông nhấn mạnh rằng: “Đầu tư vào các tài sản mang tính đầu cơ là một hoạt động xã hội. Các nhà đầu tư dành một phần đáng kể thời gian rảnh của họ để bàn luận về đầu tư, đọc sách về đầu tư hay bàn tán về những thành công hay thất bại của người khác trong đầu tư. Vì thế, có thể nói những quyết định của nhà đầu tư (bao gồm cả giá của tài sản đầu cơ) sẽ bị ảnh hưởng bởi trào lưu xã hội. Thái độ hay phong cách dường như sẽ thay đổi theo nhiều chủ để phổ biến khác nhau: chẳng hạn như chủ đề về thực phẩm, quần áo, y tế hay chính trị. Những thay đổi trong thái độ thường xảy ra rộng rãi hơn và thường xuất hiện mà không có bất kỳ lý do hợp lý rõ ràng nào. Thái độ hay phong cách liên quan đến đầu tư cũng sẽ thay đổi một cách tự nhiên hoặc theo phản ứng xã hội với một số sự kiện được ghi nhận rộng rãi”.
Người ta nói chung khá tin bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp hơn là thông tin đại chúng. Những phương tiện truyền thông như tivi, radio,… có khả năng lan truyền thông tin nhanh nhưng nó vẫn chưa có khả năng chúng tạo ra hành vi chủ động vẫn còn hạn chế. Giao tiếp giữa các cá nhân với nhau là một trong những giao tiếp xã hội nhất mà con người có thể. Trong số những người được hỏi điều gì cuốn hút họ đầu tiên khi đầu tư vào một công ty, thì chỉ có 6% trả lời là báo chí và thời gian. (Shiller
và Pound, 1986). Thậm chí nếu một người đọc rất nhiều, thì sự quan tâm và hành động của họ xuất hiện tương đồng với giao tiếp mang tính cá nhân.
Rủi ro mang tính hệ thống này hàm ý có sự tồn tại của hiệu ứng bầy đàn. Tuy nhiên hành vi bầy đàn, khác với các loại thuật toán hay sự trải nghiệm khác ở chỗ nó dẫn dắt người ta lạc hướng khi họ theo khuynh hướng chung của thị trường. Tức là hành động theo đám đông, khi đó các nhà đầu tư không thật sự “độc lập” nữa.