Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness), thường được diễn tả một cách đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường chỉ đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn đã xãy ra trong quá khứ.
(Tversky và Kahneman, 1974) đưa ra một định nghĩa hàn lâm hơn cho tình huống này là người ta đánh giá xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương lai dựa vào mức độ “tương tự” với một tình huống điển hình nào đó đã xảy ra. Điểm quan trọng là người ta thường chỉ quan tâm đến một tình huống điển hình của một giai đoạn ngắn thay vì quan tâm đến một mẫu hình điển hình trong một giai đoạn dài (điều này gọi là luật số quan sát nhỏ, “law of small numbers”), nghĩa là họ quy kết những mẫu hình hay những sự kiện rất hiếm khi xảy ra (luật quan sát số nhỏ) thành những mẫu hình chuẩn cho tất cả (luật quan sát số lớn) và lấy đó làm cơ sở cho họ đưa ra quyết định. Hay nói cách khác họ đang nhầm lẫn áp dụng c ho “luật quan sát số nhỏ” vào trường hợp phải áp dụng “luật quan sát số lớn”. Nếu sai lầm này diễn ra trong các nhà đầu tư nhỏ lẻ và tần suất thấp thì sẽ không là vấn đề gì, nhưng nều nó lặp đi lặp lại với tần xuất nhiều hơn, mạnh mẽ hơn thì sẽ thành một con số khủng khiếp, ảnh hướng rất lớn đến thị trường.
Chẳng hạn cho rằng điều kiện thị trường bất động sản lại "nóng" lên và tạo nên cơn "sốt đất" lần thứ ba từ đầu năm 2007 tới giữa năm 2008, giá đất trên thị trường tăng lên từ ba tới bốn lần tùy từng địa điểm, từng địa phương. Cơn "sốt đất" lần này thì các nhà đầu tư đương nhiên sẽ cho rằng xác suất giá bất động sản còn lên nữa là cao hơn xác xuất giá bất động sản sẽ giảm. Nhưng nếu nhìn cho c ả một giai đoạn 1991-2012, người ta sẽ thấy thị trường lúc lên, lúc xuống, không phải lên mãi không ngừng, thì sẽ có đánh giá khác về xác suất tăng hoặc giảm.