Tính toán bất hợp lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 27)

Tính toán bất hợp lý (metal account). Chúng ta có xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta (metal account) và tối đa hoá lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý, nhưng thật ra là sai lầm.

Ví dụ, có người có xu hướng tách biệt ra hai ngân sách gia đình, một dành cho mua thức ăn trong gia đình, một dành cho đi ăn nhà hàng cuối tuần. Và khi chi tiêu mua đồ ăn, người này thường không mua hải sản cao cấp vì nghĩ rằng nó mắc và chỉ ăn thịt bình thường, nhưng khi vào ăn nhà hàng, người này lại gọi tôm hùm, thay vì ăn một bữa thịt bình thường (đương nhiên rẻ hơn tôm hùm). Nếu thay vì như vậy, người này đi mua tôm hùm cho bữa ăn tại nhà, và chỉ ăn thịt bình thường trong nhà hàng, anh ta có thể tiết kiệm tiền. Vấn đề nằm ở chỗ anh ta đã tách biệt ra hai tài khoản riêng cho thức ăn tại nhà và đi ăn cuối tuần!

Sự tính toán bất hợp lý (mental accounting) giúp giải thích được rất nhiều hiện tượng như hiện tượng lựa chọn ngược với sở thích (preference reversals), tâm lý sợ thua lỗ (loss aversion), hiệu ứng phân bổ tài sản. Tính toán bất hợp lý còn thể hiện rất rõ khi người ta có tâm lý không thực hiện những giao dịch bán các nhà khi mang lại lời nhỏ và càng không muốn bán khi thấy dấu hiệu lỗ lúc thị trường bất động sản trở nên tệ đi ngay trong thời gian đầu của chu kỳ suy thoái. Hay có thể lý giải hiệu ứng

này bằng hiệu ứng tự lừa dối (sợ rằng nếu bán mà bị lỗ sẽ cảm thấy bản thân ra quyết định kém), và hiệu ứng tiếc nuối (lỡ bán rồi giá lên thì sao).

Hiệu ứng phân bổ tài khoản lý giải một phần vì sao trong thị trường bất động sản tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá tại Mỹ, Nhật và Việt Nam trong thời gian vừa qua.

(Crane và Hartzell, 2008) đã xem xét góc độ liệu Quỹ tín thác đầu tư Bất động sản (REITs) có đối diện với vấn đề thiên lệch tương tự như các nhà đầu tư trong hai tài liệu khác. Crane và Hartzell đã tìm thấy chứng cứ đáng lưu ý về hiệu ứng phân bổ tài sản (disposition effect). Ngoài ra họ cũng nhìn vào kích cỡ của các tài sản và quy mô các công ty. Ở góc độ kích cỡ các tài sản, Crane và Hartzell kết luận rằng có hiệu ứng phân bổ tài khoản (disposition effect) rất mạnh cho những tài sản nhỏ. Cùng một kết luận như vậy cho quy mô các công ty, đối với những công ty nhỏ sự thiên lệch này xảy ra nhiều hơn.

Tính toán bất hợp lý (metal accounting) có thể đưa đến kết quả là “tiền tốt được ném vào sau tiền xấu” bởi hoạt động liên tục của việc mạo hiểm đầu tư không lợi nhuận với hy vọng rằng việc phục hồi thị trường sẽ bằng một cách nào đó xảy ra trong tương lai. Nó cũng giải thích định kiến mà có lợi ích cho các nhà đầu tư với sự không tự kiểm soát hoàn hảo – một dạng hiện tượng được trình bày sau đây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 27)