Quá tự tin, phản ứng quá mức

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 32)

Quá tự tin (Over confidence), phản ứng quá mức (under reaction), Các nhà nghiên cứu về tâm lý đã tiến hành một số thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết là con người thường có xu hướng tin tưởng chắc chắn vào khả năng của mình cũng như có thái độ rất lạc quan vào viễn cảnh tương lai.

Tại một số trường đại học, những người tham gia vào nghiên cứu được hỏi về trình độ lái xe của họ so với mọi người khác trong nhóm, hoặc so với tất cả những ai lái xe, thì có trên 80% được hỏi khẳng định họ lái xe giỏi và an toàn hơn những những người khác. Tại một nghiên cứu khác mà đối tượng cũng là sinh viên, khi được hỏi về việc dự đoán tương lai và viễn cảnh của bản thân mình cũng như của các bạn đồng môn, phần lớn sinh viên rất lạc quan khi nói về tương lai của chính họ với những tưởng tượng về sự phát triển trong sự nghiệp, hạnh phúc trong hôn nhân và khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi được hỏi họ sẽ phỏng đoán về tương lai của các bạn học như thế nào, họ lại tin rằng các bạn của mình có nhiều khả năng trở thành những kẻ thất bại, nghiện ngập, ốm yếu, ly dị...

cảnh và thời điểm khác nhau. Kết quả đều chỉ ra rằng, con người hầu như đều có xu hướng tự tin hay thổi phồng quá mức về năng lực của mình.

GS Daniel Kahneman - người đã nhận giải Nobel kinh tế học 2002 cho công trình nghiên cứu kết hợp cùng GS Amos Tversky về “thuyết triển vọng”- cũng đã lập luận trong nghiên cứu của mình rằng xu hướng quá tự tin đặc biệt rất phổ biến trong giới đầu tư. Họ thường có xu hướng thổi phồng kỹ năng của chính mình và chối bỏ vai trò của sự may rủi. Trong một thí nghiệm của mình để đánh giá khả năng phán đoán xác suất của một nhà đầu tư, GS Kahneman đã rút ra kết luận: “Nếu một nhà đầu tư nói rằng anh ta chắc chắn quyết định đầu tư của mình đúng đến 99% thì thật ra họ chỉ chắc chắn có 80% mà thôi”. Đây chính là kết quả mà những chuyên gia về tài chính hành vi muốn nhấn mạnh về thái độ quá tự tin của nhà đầu tư.

Sự kết hợp của quá tự tin (over confidence) và phản ứng quá mức (over reaction) gây cho con người có tâm lý thái quá trong cảm nhận mức độ tin cậy về kiến thức của họ, họ đánh giá quá thấp rủi ro và đánh giá quá cao khả năng điều chỉnh những sự kiện, mà dẫn tới khối lượng giao dịch lớn và gây ra đầu cơ bong bóng. Sự cả tin thái quá mà một người có càng lớn, rủi ro càng cao.

(De Bondt and Thaler, 1985) chỉ ra rằng người ta có xu hướng phản ứng thái quá đối với những sự kiện tin tức gây xúc động và không mong đợi. Những kết quả phản ứng thực tế gần đây cho thấy hiện tượng quá tự tin và phàn ứng thái quá đối với thị trường căn hộ trên thị trường bất động sản trên cả nước vào đẩu những năm 2007 cho đến giữa năm 2008 đã tạo nên hiệu ứng làn sóng tranh mua bất kể dự án nào thuộc các khu vực Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tiếp theo sau đó, thời điểm thị trường bất động sản đi xuống thì tâm lý bi quan (under reaction) đã làm cho thị trường gần như đóng băng như thời điểm 2010 – 2013 cho dù các dự án căn hộ chung cư đã giảm xuống giá sàn, thậm chí có những chủ đầu tư như Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố giảm 50% giá trị các căn hộ, nhưng cũng không kích thích được nhu cầu của thị trường .

(Barber và Odean, 2001) gần đây đã nghiên cứu về hiện tượng quá tự tin và tìm thấy bằng chứng cho sự hiện diện của hành vi thiên vị này này. Người quá tự đánh giá quá cao khả năng của riêng mình. (Barber và Odean, 2001) còn tìm thấy rằng đặc biệt là nam giới và các doanh nghiệp có xu hướng đánh giá quá khả năng của mình. Một ví dụ về hành vi quá tự tin là mọi người không đa dạng hóa đủ danh mục đầu tư của mình. Các nhà đầu tư chỉ thích đầu tư vào tài sản bất động sản hoặc chứng khoán mà

họ đã quen thuộc nhất. Họ sẽ đầu tư vào các công ty mà họ biết là sự lựa chọn hàng đầu trong việc đầu tư của họ. Các nhà đầu tư quá tập trung với các biến động thị trường địa phương mà họ nắm rõ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 32)