Các nguyên nhân tạo nên hiệu ứng bầy đàn

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 40)

Thứ nhất, đó là áp lực tuân theo xã hội. Hầu hết mọi người đều muốn hòa đồng và được chấp nhận bởi xã hội thay vì bị ruồng bỏ, do đó họ thường cư xử theo hành vi của đám đông. Khi áp lực lớn tới mức buộc phải tuân theo thì một người thay đổi quan điểm riêng không phải chỉ vì anh ta thực sự tin vào quan điểm đám đông mà chỉ là việc thay đổi quan điểm riêng dễ hơn việc thoát ra khỏi xã hội.

Thứ hai, đó là trí tuệ đám đông. Ngay cả khi bạn tin rằng hành động của đám đông là sai, bạn vẫn thực hiện theo họ bởi tin rằng họ có thông tin gì mà bạn chưa biết. Khi người ta bị đương đầu với những đánh giá của một nhóm lớn, họ có khuynh hướng thay đổi những câu trả lời “sai” của họ. Họ nghĩ đơn giản rằng tất cả những người khác không thể sai hay “đám đông luôn đúng”.

Thứ ba, đó là áp lực từ chính nhà đầu tư. Họ hoài nghi về khả năng của mình và có phần quá tin vào khả năng của đám đông. Mâu thuẫn trong lựa chọn của họ nên theo đám đông hay tách lập với đám đông, kết quả là họ thiên về đám đông. Họ bán theo tâm lý bầy đàn bởi họ được an ủi rằng nếu mình mất tiền thì những người khác cũng sẽ mất.

Nguồn gốc của hành vi bầy đàn có thể do các nhân tố tâm lý và cũng có thể đó là hành vi bầy đàn dựa trên sự suy tính hợp lý, khôn ngoan. Ở góc độ tâm lý, hành vi bầy đàn được cho là phát sinh từ chính bản chất con người, theo đó con người có xu hướng hướng đến sự tuân theo (Hirshleifer, 2001) qua quá trình trao đổi thông tin gữa các cá nhân. Sự trao đổi thông tin này có thể là bằng cách nói chuyện trực tiếp giữa các cá nhân (Shiller, 1995) hay một sự hiểu ngầm khi các cá nhân quan sát sự lựa chọn của những người khác (Bihkchandani và đồng sự, 1992). Ngoài ra, còn có các nhân tố hành vi khác tác động đến cách hành xử của nhà đầu tư như: sự phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán máy móc, lệch lạc nhận thức do tình huống điển hình, tự tin thái quá, tính toán bất hợp lý, bảo thủ, theo khuôn mẫu. Khi tâm lý con người mắc phải những hiện tượng tâm lý trên thì họ có khuynh hướng thờ ơ, hoặc phản ứng chậm, phản ứng với mức độ yếu, không phù hợp hoặc phản ứng quá mức trước những thông tin được công bố. Tất cả những yếu tố này đều tác động đến quyết định của con người, và đặc biệt trong những hoàn cảnh mà có rất ít thời gian để suy nghĩ đưa ra quyết định, hành

động của một người hay một nhóm người có thể dẫn đến hành động của những người khác. Chính tâm lý sợ hãi phải hành động riêng lẻ hay không muốn đi ngược trào lưu đa dẫn đến xu hướng các cá nhân bắt chước nhau (dù hành động đó hợp lý hay vô lý), và điều này tạo nên hành động bầy đàn của nhà đầu tư trên thị trường. Ở khía cạnh khác, hành vi bầy đàn cũng có thể được tạo ra từ những xem xét khôn ngoan, có tính hợp lý. (Devenow và Welch, 1996) cho thấy rằng tâm lý bầy đàn có thể được gây ra bởi những sự xem xét khôn ngoan, nếu việc thực hiện hành vi “bắt chước” đó dựa trên việc nhận ra những thông tin về kết quả hành động của của những cá nhân khác. Sự xem xét này có thể xảy ra trong 4 trường hợp:

(a) cá nhân không sở hữu bất kỳ thông tin riêng nào,

(b) có thông tin riêng nhưng thông tin chưa chắc chắn vì chất lượng thông tin là thấp,

(c) không tự tin vào khả năng xử lý thông tin của mình

(d) nhận thấy hay cho rằng những người khác sở hữu những thông tin tốt hơn. Điều này được góp phần tạo ra từ tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường. Thị trường càng bất cân xứng thông tin, tâm lý bầy đàn càng phổ biến.

Hành vi bầy đàn có lẽ được nhận diện trên hầu hết thị trường tài chính và bất động sản trong một hoàn cảnh mang tính tâm lý cụ thể. Hành vi bầy đàn có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra đầu cơ bong bóng bởi vì nó có xu hướng quan sát người luôn luôn thắng bên cạnh, đặc biệt hiện tượng có vẻ như đúng đắn được lặp đi lặp lại vài lần. Nhiều người tham gia thị trường tài chính và đầu cơ có thể nghĩ rằng tiền tệ, chứng khoán hay bất động sản tại một thời điểm không được định giá đúng, nhưng họ kìm lại hành động trái ngược là không nên đầu tư vào thời điển này. Tuy nhiên, thực tế những người này có lẽ đơn giản là cảm thấy rằng thật vô nghĩa khi đấu tranh với bầy đàn. Đây là một ví dụ của hành vi bầy đàn vững chắc. Họ theo sau đàn không tự nguyện nhưng để tránh bị giẫm chân nên vì thế họ gắn chặt theo bầy đàn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 40)