Rủi ro từ những nhà đầu tƣ gây nhiễu

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 45)

Rủi ro từ những nhà đầu tư gây nhiễu được (noise trader risk) giới thiệu bởi (De Long, Shleifer, Summers và Waldmann, 1990) và được nghiên cứu sâu hơn bởi (Shleifer và Vishny, 1997), là một rủi ro mà việc định giá sai được phát hiện bởi các nhà kinh doanh chênh lệch giá bị làm xấu đi trong ngắn hạn.

Giả sử thị trường chỉ có 02 nhóm người tham gia là:

- Nhóm thứ nhất là những người kinh doanh chênh lệch giá (abitrageurs), với sự hiểu biết tốt và hành động khôn ngoan.

- Nhóm thứ hai là những người hành động không theo quy luật nào, tạm gọi là nhà đầu tư bất thường (irrational investors hay noise traders).

Chính sự tồn tại nhóm người thứ hai này, có lẽ do họ thiếu năng lực chuyên môn, nên họ phản ứng dựa trên suy tính cá nhân trước các biến động của giá cả, và có khuynh hướng đầu tư dựa trên tỷ suất sinh mong đợi trước mắt trong ngắn hạn, hay xu hướng đầu tư theo “thông tin nội bộ”, thông tin gây nhiễu thị trường hơn là đầu tư theo giá trị thực, giá trị nội tại của tài sản.

Theo Delong và các cộng sự cho rằng sự xuất hiện những nhà đầu tư bất hợp lý này làm cản trở những nhà kinh doanh chênh lệch giá, bởi họ làm cho giá cả biến động một cách khó đoán và không liên quan đến dòng thông tin hay một quy luật nào. Những giao dịch mang tính ngẫu nhiên theo cảm tính này của nhà đầu tư bất hợp lý (noise traders) đẩy giá trị tài sản ra xa giá trị cơ bản của nó, làm cho việc kinh doanh chênh lệch giá của các nhà đầu tư khôn ngoan không thể thực hiện được và sự điều chỉnh giá không còn tác dụng nữa, giá cả sai lệch càng lớn ra thay vì co hẹp lại.

Đôi lúc các nhà đầu tư khôn ngoan còn lợi dụng hành vi của các nhà đầu tư này nhằm tìm kiếm lợi nhuận thay vì mục đích của họ là điều chỉnh giá về giá cơ bản ban đầu.

Trên đây là những tìm hiểu về lý thuyết tài chính hành vi, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo các ứng dụng của nó trong việc giải thích các hiện tượng liên quan đến hành vi con người trên thị trường bất động sản.

(Barberis và Thales, 2003) chỉ ra rằng kinh doanh chênh lệch giá không thể xảy ra vì có những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có thể kinh doanh chênh lệch giá 2 tài sản đó, nhưng thực tế thì không như vậy, do đó tạo ra rủi ro tăng thêm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (vốn được xem là rủi ro thấp đến mức phi rủi ro). Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng chênh lệch giá và sự tồn tại của các giao dịch của những nhà đầu tư không hợp lý (gọi là noise trading) cũng ngăn cản điều này. Chính vì vậy, chúng ta đã từng thấy trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên 1980), Đài Loan (1990), cổ phiếu công nghệ truyền thông của Mỹ (1999-2000), rồi gần đây là chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng bị xem là “quá nóng”. Tuy nhiên, rõ ràng không hề có những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ bong bóng này kéo dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á đang phát triển). Đây là dấu hiệu của giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá.

Kết luận chƣơng I:

Một khi trong thị trường hội đủ 3 yếu tố kể trên (hành vi bất hợp lý của nhà đầu tư, hiệu ứng bất hợp lý mang tính hệ thống, và giới hạn kinh doanh chênh lệch giá), thì đó là lúc mà hiện tượng giá bất động sản (hay rộng ra là tài sản tài chính) bị định giá sai sẽ đáng kể và kéo dài. Khi đó các lý thuyết tài chính truyền thống bị giảm hiệu quả, và lý thuyết tài chính hành vi là một bổ sung giá trị. Lý thuyết tài chính hành vi nhìn chung không phải là một trường phái tài chính chính thống (mặc dù thường bị các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thị trường hiệu quả, dẫn đầu là Fama đả kích). Lý thuyết này còn ở dạng sơ khai, còn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi chưa có những cơ sở và nguyên lý vững chắc như lý thuyết chính thống hiện đại như rủi ro - tỷ suất sinh lợi, thị trường hiệu quả, kinh doanh chệnh lệch giá), và là một sự bổ sung hơn là tách biệt khỏi lý thuyết tài chính chính thống.

Ứng dụng của tài chính hành vi không chỉ dừng lại trong việc giải thích các hành vi không hợp lý của nhà đầu tư, mà đi xa hơn, nó có thể điều chỉnh các mô hình định giá (bao gồm định giá chứng khoán, sản phẩm phái sinh…) cho đến ứng dụng trong lý thuyết quản trị Công ty (corporate governance) hay cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp, lẫn giải thích tính tương tác giữa các thị trường khác nhau.

CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH TÂM LÝ HÀNH VI TRÊN THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 45)