Hình thành thói quen mua hàng lấy hóa đơn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 105)

Điều đầu tiên là người tiêu dùng phải hiểu được tầm quan trọng của việc lấy hóa đơn. Việc lấy hóa đơn vừa là quyền lợi nhưng cũng là nghĩa vụ của người tiêu dùng. Hóa đơn GTGT là hóa đơn chính thức được thừa nhận bởi Bộ Tài Chính và cơ quan

thuế tại Việt Nam, trong hóa đơn phần giá trị GTGT do người bán thu hộ và thuộc về nhà nước, là công cụ để nhà nước sử dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu và hoàn thuế GTGT đầu vào. Xuất hóa đơn là hình thức kê khai doanh thu rõ ràng của người bán, giúp CQT quản lý được nguồn thu của cơ sở kinh doanh. Lấy hóa đơn buộc người bán phải bán đúng giá mà cơ quan Nhà nước niêm yết hoặc giá cả phù hợp theo quy định. Hiện nay Chính phủ có ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2011. Nghị định này quy định rất chi tiết, khi lập hóa đơn phải có chữ ký của người mua hàng; nếu mua bán mà giao nhận nhiều lần thì mỗi lần giao nhận đều phải lập hóa đơn với giá trị tương ứng; tại điều 33 quy định dù doanh nghiệp có lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua vẫn bị xử phạt 1 - 5 triệu đồng; không lập hóa đơn khi bán hàng trên 200.000 đồng cho người mua sẽ bị phạt 5 - 20 triệu đồng;

Về việc ghi hóa đơn, hiện nay lại không quy định buộc DN phải ghi rõ số se-ri hàng hóa, nhất là đối với hàng điện tử, điện máy nên cơ quan quản lý nhà nước không thể “hậu kiểm” được, lại khó phát hiện, xử lý hàng gian, hàng giả. Chẳng hạn, một DN mỗi ngày bán hàng chục chiếc máy laptop, nhưng chỉ xuất hóa đơn vài cái, nếu người không được xuất hóa đơn cung cấp phiếu mua hàng cho cơ quan thuế thì cũng không xử lý bán hàng không xuất hóa đơn được. DN có thể trưng bằng chứng ngày đó mình có xuất hóa đơn cho vài khách và cuối ngày xuất tổng hợp thêm 2 trường hợp không nhận hóa đơn nhưng vì không ghi số se-ri, mã hàng nên cơ quan thuế không thể xác định được có phải đó được xuất chung trong 2 chiếc máy cuối ngày không. Như vậy, chỉ có thể phạt hành vi “xuất hóa đơn nhưng không giao cho khách hàng” với mức phạt thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, cơ quan Thuế cần có quy định về quy cách ghi thông tin hàng hóa bán trên hóa đơn, phiếu xuất kho để đối chiếu đúng số lượng, chủng loại hàng xuất kho.

Biện pháp cụ thể: Tạo cho người tiêu dùng lợi ích từ việc lấy hoá đơn như được trúng thưởng từ việc quay số seri của hoá đơn. Hiện nay Việt Nam đã thành lập Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi hành động mua hàng lấy hoá đơn cùng với cơ quan Thuế. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người tiêu dùng phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá bằng các thông tin trên hoá đơn. Hàng hoá muốn sang tên, đổi chủ, mua bán qua lại phải có hoá đơn mua lần đầu, các lần tiếp theo của hàng hoá đó.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)