- Thói quen sử dụng tiền mặt. Hiện nay, số lượng các ngân hàng tại thành phố Nha Trang khá đông hơn 20 ngân hàng với hàng chục phòng giao dịch. Tuy nhiên người dân có thói quen vào ngân hàng để gởi tiết kiệm, đi vay mà chưa có thói quen chi tiêu hàng
84
ngày thanh toán qua ngân hàng, đa số vẫn dùng tiền mặt. Chính vì thanh toán bằng tiền mặt nên công tác kiểm soát doanh thu của CQT gặp nhiều khó khăn. Ngành thuế thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế, để người nộp thuế chủ động kê khai, nộp thuế và chịu trách nhiệm với số thuế đã khai, nộp. Tuy nhiên có những trường hợp người nộp thuế khai ít hơn, họ lập sổ sách theo đúng số khai thuế nên CQT không có cơ sở kiểm soát doanh thu của họ.
- Phát sinh hình thức kinh doanh mới, Nhà nước chưa có chế tài cụ thể hướng dẫn. Trong thời đại Internet bùng nổ, người tiêu dùng không còn xa lạ với hình thức mua sắm qua mạng, nơi mà bất kỳ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào cũng có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến một cách dễ dàng. Tuy nhiên, hình thức này cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định cho cả người bán lẫn người mua. Vì vậy, một xu hướng mới trong mua hàng trực tuyến đã ra đời, đó là sự kết hợp giữa “bán hàng online” và “bán hàng trực tiếp”. Ở Nha Trang có một số địa chỉ bán hàng trực tuyến như Sifa fashion, KAM fashion, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phân phối Bình Minh (địa chỉ 72 Yersin, phường Phương Sài, TP. Nha Trang) - đơn vị chuyên kinh doanh, phân phối các sản phẩm máy ảnh, máy quay kỹ thuật số của các hãng danh tiếng như Canon, Nikon, Sony…; thiết bị văn phòng: Samsung, Brother, Lexmark, Epson..; Laptop: Sony, Dell, Acer, Asus… cùng nhiều dòng sản phẩm mới nhất của Apple...). Với chi phí quảng cáo cực kỳ thấp, người bán hàng chỉ cần tạo một tài khoản tại một trang bán hàng trực tuyến và sau đó cập nhật thông tin sản phẩm, hình ảnh minh họa cùng địa chỉ liên hệ là có thể hoàn thành giai đoạn chào bán sản phẩm. Người tiêu dùng giờ đây có thể cùng lúc tìm kiếm nhiều sản phẩm, so sánh giá cả và chất lượng dịch vụ giữa các nhà cung cấp đồng thời đặt mua hàng chỉ bằng một cú click chuột. Việc này tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho người bán lẫn người mua. Tuy nhiên, có một thực tế mà ai cũng phải nhìn nhận là hầu như các hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Người bán giao hàng theo yêu cầu sau khi đã nhận đặt cọc ( tùy từng sản phẩm), người mua nhận hàng, ký xác nhận vào phiếu giao hàng, không lấy hóa đơn. CQT đa số kiểm tra hoạt động bán hàng trực tiếp, riêng bán hàng qua mạng khó kiểm soát vì dữ liệu trên máy tính người bán có thể xóa bớt, không có bằng chứng. Tiền mua hàng có thể thanh toán bằng nhiều hình thức (một phần chuyển qua tài khoản, phần còn lại vẫn trả bằng tiền mặt; ví bảo kim, đến mua hàng thanh toán trực tiếp, giao hàng rồi mới thanh toán tiền) nên cơ quan quản lý nhà nước không thể theo dõi được hoạt động kinh doanh này.
85 2.5 Đánh giá chung
2.5.1 Những mặt đạt được
Nhìn chung, công tác quản lý thuế đối với các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại đã chặt chẽ hơn trước.
* Công tác đăng ký thuế, kê khai, kế toán thuế
Do đặc thù của lĩnh vực thương mại có thành phần kinh tế hộ cá thể với số lượng đông, quy mô lại nhỏ nhưng số lượng hộ được đưa vào diện quản lý thuế đã tăng cao hơn so với trước. Đây chính là kết quả của công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế. Các đội thuế xã, phường đã theo dõi, kiểm tra sát sao tình hình kinh doanh trên địa bàn mình quản lý.
Công tác rà soát mã số thuế luôn được cơ quan thuế quan tâm, chú trọng đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời đối tượng nộp thuế, để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế. Hàng tháng bộ phận kê khai kế toán thuế thường xuyên phối hợp với bộ phận kiểm tra thuế, Chi cục Thuế tiến hành rà soát, đối chiếu đối tượng nộp thuế để đảm bảo đối tượng nộp thuế đã được cấp mã số thuế khớp đúng với đối tượng thuế thực tế các đơn vị đang theo dõi, quản lý. Phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư theo cơ chế liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để quản lý kịp thời các cơ sở kinh doanh mới...
Tháng 10/2010, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa bắt đầu triển khai kê khai thuế qua mạng. Biện pháp này đã giảm thiểu thời gian, chi phí cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế, hạn chế sai sót, lỗi số học trong quá trình kê khai, giúp người nộp thuế nộp tờ khai đúng hạn, kiểm tra, kiểm soát nhanh chóng việc kê khai của người nộp thuế, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Tỷ lệ người nộp thuế nộp tờ khai nộp đúng hạn trên số người nộp thuế phải nộp tờ khai năm 2009 đạt 96,5%. Đến năm 2010 là 96,28%, sang năm 2011 là 96,6% tăng 0,32% so với năm 2010.
Năm 2009 cũng là năm ngành Thuế thực hiện Quy chế phối hợp thu thuế qua hệ thống ngân hàng. Lợi ích đem lại rất lớn đó là từng bước khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần cải cách hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện. Rút ngắn thời gian nộp thuế của người nộp thuế, giảm bớt áp lực cho Kho bạc. Giữa cơ quan Thuế, ngân hàng và Kho bạc đã thiết lập mạng truyền tải dữ liệu chung đã giảm thiểu đáng kể giấy tờ, thủ tục rườm rà không cần thiết. Với việc đối chiếu hàng ngày, hàng tháng đúng quy định đã đảm bảo độ chính xác về số liệu cho cả 3 cơ quan.
86 * Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
Giai đoạn 2009-2011 tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chính phủ đã ban hành giải pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ hoạt động kinh doanh; CQT là đơn vị triển khai trực tiếp, chủ động đẩy mạnh công tác hỗ trợ NNT nhằm giúp NNT kịp thời nắm bắt thực hiện các chính sách thuế mới.
Không chỉ chú trọng chiều đưa thông tin đến NNT, CQT cũng rất quan tâm đến chiều ngược lại đó là chất lượng công tác hỗ trợ của mình, bằng cách tổ chức các cuộc đối thoại ( 1 năm 2 lần), trả lời các câu hỏi và đăng tải nội dung trên trang Website của ngành để nhanh chóng giải đáp vướng mắc, ghi nhận thực tế phục vụ công tác chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
* Công tác quản lý nợ thuế
Với bảng 2.8, cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng thu ngân sách trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Nha Trang luôn giao động ở mức từ 1% - 2,5%, tỷ lệ này so với chỉ tiêu phấn đấu của Tổng cục Thuế là dưới 5% là rất tốt. Nhìn chung công tác quản lý nợ thuế của Khánh Hòa là một trong số ít các địa phương thực hiện tốt công tác đôn đốc thu nợ thuế. Đạt được kết quả này là do CQT tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ thuế.
* Công tác thanh tra, kiểm tra
Với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin ( kê khai qua mạng, các chương trình chuyên dùng cho thanh tra, nộp thuế qua hệ thống ngân hàng...), phương pháp đánh giá rủi ro cùng với kinh nghiệm công tác của công chức thanh tra, kiểm tra đã nhanh chóng xác định các điểm nghi vấn. Từ đó nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra.
Trình độ của công chức Thuế đã được nâng cao hơn trước. Thi tuyển đầu vào của công chức ngành Thuế đã được công khai, tuyển chọn những cá nhân đủ năng lực. Trong quá trình công tác đều được đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ thường xuyên.
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.5.2.1 Hạn chế
Đối tượng nộp thuế:
- Các cơ sở kinh doanh chỉ muốn đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận nên việc tìm hiểu pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù cơ quan Thuế đã tổ chức nhiều đợt phổ biến, hướng dẫn chính sách thuế nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp vi phạm do không quan tâm cập nhật chính sách thuế.
87
- Bên cạnh những doanh nghiệp và hộ kinh doanh có ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật thuế thì còn bộ phận không nhỏ vẫn còn tư tưởng tìm mọi biện pháp để né tránh việc thực hiện nghĩa vụ thuế, cố tình dây dưa nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế.
- Một số cá nhân lợi dụng sự thông thoáng của chính sách để thành lập doanh nghiệp với mục đích mua bán hóa đơn gây thiệt hại cho ngân sách và cho các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp khác. Cùng với việc yêu cầu lấy hóa đơn khi mua hàng của người tiêu dùng chưa trở thành thói quen làm cơ quan Thuế gặp khó khăn trong công tác quản lý doanh thu. Trong khi công tác xác minh hóa đơn đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí.
Chính sách thuế:
- Hệ thống chính sách, pháp luật thuế hiện nay khá phức tạp. Do tình hình kinh tế luôn biến động, thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quan trọng của Nhà nước nên những biến động về kinh tế luôn dẫn đến những thay đổi trong chính sách thuế. Đa phần chính sách thuế luôn được Nhà nước sử dụng để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Dẫn đến các văn bản ban hành sau bổ sung hoặc thay thế một phần hoặc thay thế toàn bộ văn bản trước, cũng có văn bản chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định. Nhận diện được sự khó khăn này, ngành thuế đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đến NNT nhưng một phần do NNT chưa cập nhật kịp thời, cập nhật mang tính tức thời khi có sự việc liên quan đến thuế, tư tưởng không biết thì cứ đến cơ quan thuế hỏi mà chưa có sự chủ động dẫn đến chưa hiểu hết quy định, quy trình. Do đó NNT luôn cho rằng thủ tục thuế rườm rà, khó hiểu.
Công tác quản lý thuế:
- Biên chế của ngành Thuế còn hạn chế trong khi yêu cầu công việc ngày càng tăng nhưng chưa được Tổng cục Thuế bổ sung kịp thời chỉ tiêu, biên chế. Nguồn lực công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn thiếu phải thường xuyên điều động từ các phòng chức năng khác. Vì vậy ảnh hưởng đến công việc của các phòng chức năng khác.
- Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế mới chỉ tập trung vào người nộp thuế mà chưa chú trọng đến người tiêu dùng – đối tượng trực tiếp trả khoản tiền đóng thuế (DN trích một phần tiền bán hàng và thu nhập khác sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý để nộp thuế, tiền bán hàng do người tiêu dùng trả, nếu DN không nộp đủ thuế cũng đồng nghĩa với việc số tiền người tiêu dùng đã sử dụng không được nộp đủ vào NSNN. Người tiêu dùng trả tiền mua hàng đã có thuế, cũng là một phần đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi
88
xã hội, an ninh trật tự ..Như vậy việc cơ sở kinh doanh không nộp đúng, nộp đủ tiền thuế sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng ).
- Một số nghiệp vụ quản lý thuế đã quy định quy trình rõ ràng, cụ thể cơ sở pháp lý thực hiện. Tuy nhiên khi đưa vào thực tế do ảnh hưởng của nền kinh tế mới phát triển, tư tưởng kinh doanh nhỏ lẻ ảnh hưởng đến việc tuân thủ của NNT, gây khó khăn cho công chức thuế khi thi hành công vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý thuế hộ cá thể, khâu xác định doanh thu để khoán tiền thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế.
2.5.2.2 Nguyên nhân Khách quan
Đối tượng nộp thuế
- Nhận thức của NNT còn mang tư tưởng xưa cũ, định kiến với ngành Thuế. NNT thường chỉ coi trọng tiền thuế phải đóng vào NSNN làm giảm một phần lợi nhuận của bản thân mà không quan tâm đến lợi ích bản thân được hưởng từ chính sách phúc lợi công cộng do tiền thuế mang lại. NNT chưa nhìn nhận nộp thuế là quyền lợi và trách nhiệm của bản thân với xã hội.
- Giai đoạn 2009-2011 lãi suất ngân hàng ở mức cao (16%-18%) gâp áp lực dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chấp nhận chiếm dụng tiền thuế ( thuế chậm nộp chỉ phạt 0.05%/ngày) hơn là đi vay ngân hàng. Đây cũng là giai đoạn kinh tế Thế giới khủng hoảng nên hoạt động kinh doanh của các cơ sở gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc nộp thuế, trả nợ, tiền phạt.
- Người mua hàng chưa có thói quen mua hàng nhận hóa đơn vì cho rằng rắc rối, mất thời gian, không cần thiết. Họ không ý thức được rằng lấy hóa đơn là hành động giúp cơ quan thuế chống các hành vi phạm pháp luật về thuế.
Chính sách thuế:
- Chính sách thuế có sự thay đổi, bổ sung liên tục để phù hợp với thực tế quản lý, gây khó khăn trong công tác triển khai, tuyên truyền đến người nộp thuế.
- Nước ta đang ở giai đoạn là nước đang phát triển do đó các cơ sở hoạt động kinh doanh mặc dù đã được củng cố, cải tiến, học tập các nước phát triển song vẫn tồn tại không ít cơ sở hoạt động kinh doanh nhỏ, lẻ, manh mún. Chính sách thuế được ban hành để điều chỉnh hành vi của NNT nhưng những NNT có hoạt động kinh doanh không theo quy chuẩn nào thì không chính sách nào có thể điều tiết được hoàn chỉnh. Do đó thất thu thuế là điều không tránh khỏi.
89
- Kỳ thanh tra, kiểm tra thuế theo quy định thường lùi về thời gian trước so với thời điểm hiện tại. Do đó công chức thuế chỉ dựa vào sổ sách, chứng từ mà chưa đối chứng được với thực tế tại cơ sở.
Chủ quan
Công tác quản lý thuế:
- Về nhân sự của bộ phận kiểm tra, thanh tra: Với số lượng cơ sở kinh doanh ngày càng tăng, để kiểm tra và giám sát chặt chẽ số liệu kê khai của NNT thì ngoài yếu tố về cơ sở hạ tầng (dữ liệu, chương trình ứng dụng) thì yếu tố con người là hết sức quan trọng, trong khi nhân sự của bộ phận thanh tra, kiểm tra của các phòng, đội rất thiếu. Trong mục tiêu chất lượng năm 2012 tại Văn phòng Cục đưa ra chỉ tiêu kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế là 137 đơn vị/ năm trong đó phòng Kiểm tra thuế số 1: 41 đơn vị, phòng Kiểm tra thuế số 2: 66 đơn vị, phòng Kiểm tra thuế số 3 là 30 đơn vị. Hiện tại, số lượng cán bộ, công chức của phòng Kiểm tra 1 là 5 người, Kiểm tra 2 là 8 người, Kiểm tra 3 là 6 người, với số lượng như vậy các phòng phải đi công tác liên tục, điều động công chức từ các phòng nghiệp vụ khác sang tăng cường các đoàn kiểm tra mới mong hoàn thành chỉ tiêu đặt ra.
- Lực lượng công chức làm công tác thanh tra còn thiếu thanh tra viên nên việc triển khai các đoàn thanh tra gặp khó khăn trong việc sắp xếp trưởng đoàn thanh tra theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Thanh tra. ( Một đoàn thanh tra hoặc kiểm tra đều phải có Trưởng đoàn, các thành viên).
- Do lực lượng công chức tại địa bàn mỏng nên việc bao quát, đôn đốc thu nợ còn gặp nhiều khó khăn. Việc phân loại tình trạng nợ chưa chính xác nên biện pháp thu nợ