Đối với các cơ sở kinh doanh có tổ chức kế toán, hóa đơn, chứng từ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 91)

Công tác quản lý thuế tương đối rõ ràng hơn. Trên địa bàn Tp. Nha Trang các cơ sở kinh doanh trong ngành thương mại được phân ra thành nhiều nhóm dựa vào mục đích sử dụng hàng hóa. Cụ thể

- Nhóm cơ sở kinh doanh hàng tiêu dùng..

- Nhóm cơ sở kinh doanh sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất. Ví dụ như công nghiệp hàng hải (các thiết bị đóng tàu..), sản xuất nông nghiệp (máy cày, máy tuốt lúa...), công nghiệp phục vụ xây dựng ( dàn, giáo...).

Đối với nhóm cơ sở kinh doanh sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất thường khách hàng là các cơ sở kinh doanh được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp nên thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo Luật kế toán. Hàng hóa đầu ra của cơ sở này sẽ là yếu tố đầu vào của cơ sở kia. Số lượng các giao dịch trong trường hợp này không nhiều, nhưng giá trị hàng hóa giao dịch lớn. Công tác kiểm tra doanh thu của các cơ sở bán hàng tương đối thuận lợi, có bằng chứng là hóa đơn, chứng từ.

83

Đối với các cơ sở kinh doanh hàng tiêu dùng số lượng các giao dịch nhiều, tổng giá trị hàng hóa giao dịch thuộc dạng khá. Tuy nhiên khách hàng có thể lấy hoặc không lấy hóa đơn. Do đó gây khó khăn trong công tác quản lý thuế. Trên thực tế lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh này không phải chỉ dựa vào doanh thu bán hàng hóa ghi trên hóa đơn mà còn dựa vào doanh thu của dịch vụ đi kèm, hậu mãi. Nhưng phần lớn các cơ sở kinh doanh không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ doanh thu làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế phải nộp.

Các cơ sơ có tổ chức hệ thống kế toán, hóa đơn, chứng từ vẫn xảy ra tình trạng cố tình không xuất hóa đơn cho khách hàng, đa số chỉ giao “ Phiếu xuất kho nội bộ” để thay chứng từ thanh toán cho khách là sai. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp rất tinh vi trong việc giấu hàng và khai báo thuế. Nhiều kho hàng được đặt cách xa cửa hàng, do vậy, cơ quan thuế rất khó kiểm tra, đối chiếu lượng hàng giữa báo cáo và thực tế. Đã vậy, Luật Quản lý thuế còn quy định công chức thuế muốn kiểm tra doanh nghiệp phải thông báo trước ít nhất 3 ngày, với quy định này, các doanh nghiệp gian dối có đủ thời gian xoay xở để mọi việc đâu vào đấy. Còn kiểm tra trên giấy tờ thì báo cáo thuế tháng này đến tháng sau doanh nghiệp mới nộp, khi đó thì mọi việc đã xong rồi, không còn bằng chứng. Đó là cái cái khó trong quản lý thuế, tạo kẽ hở cho các nhà bán lẻ không xuất hóa đơn cho khách hàng.

Bên cạnh đó, theo cơ quan thuế, gần đây nhiều DN lợi dụng hàng tồn kho nên bán lẻ hàng hóa với tỷ trọng lớn, nhưng không xuất hóa đơn, không kê khai tính thuế, trong khi báo số lượng hàng tồn kho khống, công nợ không chính xác ( DN mua hàng, DN bán hàng cùng một cơ quan thuế quản lý, nếu DN bán hàng khai đúng thì DN mua hàng không thể điều chỉnh đầu vào, khi đó bán hàng không xuất hóa đơn, không nộp thuế đồng nghĩa với hàng vẫn còn trong kho và trên sổ sách). Nhiều đơn vị bán lẻ hàng hóa có xuất hóa đơn nhưng không đúng đối tượng mua hàng. Các hóa đơn này xuất ra với mục đích làm giảm lượng hàng tồn kho tương ứng nhưng giá bán ghi trên hóa đơn thường thấp hơn giá vốn từ 20%, có trường hợp chỉ bằng 50% giá vốn.

Hàng hóa đã bán nhưng không hạch toán vào doanh thu, chi phí tính thuế, từ đây hàng tồn kho không còn hoặc còn ít so với sổ sách kế toán, nhưng DN vẫn khai tồn kho để trốn thuế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)