Biện pháp để người bán hàng xuất hóa đơn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 107)

Xuất hóa đơn thể hiện cơ sở kinh doanh làm ăn đàng hoàng, nguồn gốc hàng hóa rõ ràng, bảo đảm chất lượng. Khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn mua hàng tại các cơ sở có xuất hóa đơn. Hiện nay, nhiều người tiêu dùng phản ánh nếu lấy hóa đơn thì giá cao hơn, thái độ của nhiều người bán nhắc đến hóa đơn là khó chịu nên tâm lý ai cũng muốn mua rẻ, mua nhanh đồng nghĩa với không lấy hóa đơn. Nếu ngay từ ban đầu người bán không đưa ra hai mức giá giữa bán có hóa đơn và bán không có hóa đơn thì người tiêu dùng không thể so sánh, đó là ý đồ của người bán. Bán hàng xuất hóa đơn là quy định của Bộ tài chính, cơ quan thuế, nên hóa đơn không thể coi là một khoản chi phí tính vào giá bán hàng hóa. Một phàn nàn nữa đó là sự chờ đợi mất thời gian ghi hóa đơn. Chúng ta có thể học tập các nước tiên tiến ở chỗ đi mua hàng bao giờ cửa hàng cũng tự động đưa cho khách một tờ hóa đơn báo giá in từ máy tính tiền. Muốn tiết kiệm thời gian của khách hàng thì ngay từ lúc tính tiền thì phiếu tính tiền được thiết kế cho ra thông tin in trên hóa đơn để khách hàng tiện lợi kiểm tra hàng hóa, thanh toán. Các hóa đơn in ra từ phiếu tính tiền làm được coi là chứng từ ghi nhận doanh thu để cơ quan thuế kiểm tra. Đa số các siêu thị ở Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng thì máy tính tiền chỉ in ra các phiếu, bảng kê, không xuất hóa đơn nên khó quản lý doanh thu, các siêu thị thường giải thích rằng máy tính tiền chỉ giúp quản lý hàng hóa nhập, xuất, còn kiểm tra doanh thu phải xem trên sổ sách, hóa đơn thực xuất.

Cán bộ thuế có thể đến tận nơi lập biên bản cửa hàng nào không thực hiện đúng hóa đơn chứng từ, sau 3 lần vi phạm là có cơ sở để đề xuất rút giấy phép kinh doanh. Sở dĩ luật mở rộng quyền “tự tính, tự khai, tự nộp thuế” cho các doanh nghiệp là để “đẩy” cho doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về lời khai của mình, giảm gánh nặng kiểm tra của cán bộ thuế, nhưng lại quy định tăng cường công tác hậu kiểm. Tuy nhiên, với việc hậu kiểm không đồng bộ, rộng rãi như hiện nay, đã tạo sự bất công giữa các doanh nghiệp, dễ tạo áp lực lên các đơn vị làm ăn nghiêm chỉnh và bị kiểm tra. Bởi vì, khi doanh nghiệp bị kiểm tra sẽ phải xuất hóa đơn đầy đủ, bán đúng giá có thuế VAT, như vậy sẽ đội giá bán lên, trong khi những đơn vị trốn thuế thì bán giá không thuế, không khai báo đầu vào đầy đủ và dễ dàng trà trộn hàng lậu kiếm lời.

Cơ quan thuế cần lập đội kiểm tra liên ngành kiểm tra chéo một cách đột xuất, có thể cán bộ thuế đóng làm khách hàng, đi mua hàng xem đơn vị có xuất hóa đơn hay không, rồi lấy chứng từ đó đối chiếu trong báo cáo thuế xem doanh nghiệp có khai báo sản phẩm hàng mình mua không.

Cơ quan thuế cần đề nghị tăng mức phạt thật nặng đối với những đơn vị vi phạm, vì mức phạt của chúng ta hiện nay cao nhất cũng chỉ gấp 3 lần số thuế trốn, như vậy chưa đủ sức răn đe. Ở Mỹ, chỉ cần quên khai doanh thu 1 tô phở 12 USD là sẽ bị phạt đến 10.000 USD, nếu tái phạm là phải đóng cửa.

3.2.5 Thay đổi quan điểm, cách nhìn đối với ngành Thuế:

Muốn người nộp thuế thay đổi định kiến về ngành Thuế, trước hết cơ quan thuế cần:

- Thái độ của công chức Thuế khi thi hành công vụ phải hoà nhã, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người nộp thuế.

- Đảm bảo công bằng, hợp lý trong việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

- Khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thuế, đồng thời xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm để răn đe và hình thành thói quen tuân thủ pháp luật.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội để người nộp thuế thấy được lợi ích từ tiền thuế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)