công tác quản lý thuế
Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nhằm mục đích tổ chức lưu chuyển hàng hóa, mua hàng hóa ở nơi sản xuất và đem bán ở nơi có nhu cầu nhằm thu lợi nhuận. Đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực thương mại là hoạt động trong lĩnh vực phân phối lưu thông, thực hiện lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
32
dùng chứ không sản xuất ra các hàng hóa đó, mua để bán chứ không phải để tiêu dùng. Đây chính là đặc điểm riêng biệt của lĩnh vực thương mại ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế khác với lĩnh vực xây dựng, sản xuất. Nếu như trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất để tạo ra một sản phẩm phải mất một khoảng thời gian dài từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến gia công sản xuất, sau khi ra thành phẩm hoặc bán thành phẩm mới thực hiện giao dịch mua bán, trong khi thương mại là hoạt động mua, bán hàng hóa sẵn có nên tốc độ giao dịch nhiều hơn. Từ đó số lượng nghiệp vụ liên quan doanh thu lớn phải mất nhiều thời gian kiểm tra hơn.
Cũng với đặc điểm là mua đi bán lại hàng hóa sẵn có nên chủng loại hàng hóa giao dịch rất đa dạng, nhiều mức giá. Do đó cán bộ thuế phải nắm được nhiều thông tin về hàng hóa để kiểm tra, áp thuế phù hợp. Khác với lĩnh vực sản xuất, xây dựng số lượng sản phẩm ít hơn, nên chính sách thuế áp dụng thường ổn định.
Căn cứ theo chế độ sở hữu tư liệu sản xuất chia ra:
* Doanh nghiệp thương mại nhà nước: là DNTM được nhà nước đầu tư hoặc cấp 100% vốn kinh doanh.
* Doanh nghiệp thương mại tập thể: là DNTM mà vốn kinh doanh do tập thể người lao động tự nguyện góp vào để kinh doanh.
* Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh.
* Doanh nghiệp tư nhân: do các tư nhân trong nước và nước ngoài bỏ vốn kinh doanh.
* Hệ thống người buôn bán nhỏ: là hộ cá thể có các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh các hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Với sự phân loại như trên, một điều đáng chú ý là lĩnh vực thương mại có sự góp mặt của thành phần kinh tế hộ cá thể, lực lượng này rất đông đảo và rất khó quản lý. Đặc điểm của hộ cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Số vốn không nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ nên rất linh hoạt và nhạy bén trong cạnh tranh. Phạm vi hoạt động tương đối rộng, phát triển ở hầu hết các ngành nghề, không bị hạn chế bởi việc mở rộng quy mô kinh doanh. Với ưu điểm là do chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản nên họ coi trọng hiệu quả tiền vốn, sức lao động nhưng đồng thời cũng là nhược điểm là chạy theo lợi nhuận, kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ...Do đó công tác quản lý thuế đòi hỏi phải chi tiết, bao
33
quát, thường xuyên kiểm tra để nắm tình hình kịp thời.
Đa số các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất đều thực hiện chế độ sổ sách chứng từ đầy đủ nên nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, dễ quản lý kiểm tra. Trong lĩnh vực thương mại, chỉ những loại hình DNTM nhà nước, DNTM tập thể, công ty, doanh nghiệp tư nhân mới thực hiện chế độ sổ sách chứng từ đầy đủ nên nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, còn loại hình hộ cá thể có trường hợp thực hiện chế độ sổ sách chứng từ, có trường hợp theo dõi được doanh số mua vào bán ra nhưng chưa thực hiện hóa đơn, chứng từ theo quy định, lại có trường hợp chỉ theo dõi được doanh số bán ra. Do đó phương pháp tính thuế trong lĩnh vực thương mại phức tạp hơn, khó khăn trong quản lý, kiểm tra.