Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, có diện tích tự nhiên là 251 km², phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp Diên Khánh_ trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc - Tây - Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông. Bao gồm 27 xã, phường:
19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002).
8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng.
Theo điều tra dân số năm 2009 thì dân số toàn thành phố có 392.279 người, trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%.
Nha Trang là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với danh hiệu là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước, tháng 5-2003 vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới do đó số lượng du khách trong và ngoài nước đến khá nhiều, đã thúc đẩy các hoạt động mua bán phát triển. Xu hướng kinh doanh hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi...phát triển nhanh. Cụ thể năm 2009 với 1.585 triệu lượt khách lưu trú trong đó khách quốc tế 278 nghìn lượt, năm 2010 đón 1.840 nghìn lượt khách trong đó có 390 nghìn lượt khách quốc tế, năm 2011 khách lưu trú được 2.180 nghìn lượt trong đó khách quốc tế đạt 509 nghìn lượt. Việc coi trọng khách hàng, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự ngày càng được chú trọng hơn. Các khu thương mại trên các tuyến phố chính được đầu tư xây dựng tạo nên bộ mặt đô thị và thu hút nhiều khách đến mua sắm. Nhìn chung trong quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Nha Trang phát triển mạnh mẽ và có nhiều biến động.
37
Bảng 2.1: Các loại hình thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà năm 2011. Loại hình Trung tâm
thương mại Siêu thị Chợ Cửa hàng
Mua bán qua mạng Khánh Hoà 01 04 125 10.820 04 Nha Trang 01 03 34 3.127 04 Tỷ trọng (%) 100 75 27,2 28,9 100
(Nguồn : Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà)
Từ bảng dữ liệu 2.1 có thể thấy thành phố Nha Trang là nơi tập trung đầy đủ, đa dạng nhất toàn bộ các loại hình thương mại. Do đó việc nghiên cứu công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại tại địa bàn thành phố Nha Trang là bao quát nhất, có thể vận dụng vào công tác quản lý thuế trên các địa bàn còn lại của tỉnh Khánh Hoà.
Ngoài ra, thị hiếu tiêu dùng của người dân Nha Trang đã có nhiều thay đổi. Trước đây, đa số người dân có thói quen dành phần lớn thu nhập cho tiết kiệm, chọn mua những sản phẩm có giá cả rẻ. Những năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động nhưng xu hướng tiêu dùng chung có sự thay đổi rõ nét theo hướng tích cực. Người dân có nhu cầu sử dụng tất cả các loại hàng hóa từ cao cấp đến bình dân, sức mua hàng hóa tăng hơn trước, địa điểm mua sắm đa dạng ( chợ, siêu thị, mua bán qua mạng...). Để phản ánh lượng hàng hóa được tiêu dùng trong những năm gần đây, tác giả minh họa bằng bảng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2009 – 2010 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Bảng 2.2: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2009-2011 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Địa bàn Gía trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Gía trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Gía trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nha Trang 15.978 38,5 20.200 38,6 26.406 38,8 Diên Khánh 4.897 11,8 6.175 11,8 7.963 11,7 Cam Lâm 2.781 6,7 3.506 6,7 4.492 6,6 Cam Ranh 6.516 15,7 8.164 15,6 10.685 15,7 Khánh Sơn 913 2,2 1.099 2,1 1.429 2,1 Khánh Vĩnh 996 2,4 1.204 2,3 1.633 2,4 Ninh Hòa 5.146 12,4 6.594 12,6 8.507 12,5 Vạn Ninh 4.273 10,3 5.390 10,3 6.942 10,2 Tổng 41.500 100 52.332 100 68.057 100
38
Với những thông tin ở bảng 2.2 cho thấy doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ tại thị trường Nha Trang luôn chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra nhiều hơn so với các huyện, thị xã, thành phố còn lại. Do đó công tác quản lý thu tại địa bàn này có chặt chẽ hay không sẽ ảnh hưởng đến số thu ngân sách toàn tỉnh.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm 2009, 2010, 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa công bố trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa :
+ Năm 2009 Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu dịch vụ - du lịch - thương mại 43,32%, công nghiệp - xây dựng 41,71%, nông – lâm - thuỷ sản 14,97%.
+ Năm 2010 Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu dịch vụ - du lịch – thương mại 44,19%, công nghiệp - xây dựng 42,23%, nông - lâm - thủy - sản 13,58%.
+ Năm 2011 Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu dịch vụ - du lịch 45,09%, công nghiệp - xây dựng 42,22%, nông - lâm - thủy sản 12,69%.
Với những tiềm năng, lợi thế và tình hình phát triển thực tế của thành phố, Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa đã thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của TP. Nha Trang phát triển theo hướng: Dịch vụ - du lịch - thương mại, công nghiệp, nông nghiệp. Cụ thể tỷ trọng du lịch, dịch vụ, thương mại chiếm 64%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31%; ; giá trị dịch vụ - du lịch - thương mại tăng bình quân 20 - 22%/năm. Và định hướng đến năm 2020 sẽ xây dựng TP. Nha Trang thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; trung tâm khoa học, kỹ thuật, giáo dục đào tạo và dịch vụ của vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế. Qua đó, cho thấy lĩnh vực thương mại đang dần trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn, được chú trọng đầu tư trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố.