Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN, GTGT trong lĩnh vực thương mại ở một số quốc

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 42)

quốc gia

Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia thuộc khu vực Châu Á, đại diện cho nhóm các nước phát triển. Quản lý thuế ở Nhật Bản được thực hiện rất nghiêm ngặt, để làm được điều phải có sự kết hợp của nhiều biện pháp. Trong kinh doanh thương mại tại Nhật Bản thì hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ phát triển, chỉ tồn tại ít chợ đầu mối. Hiện nay cửa hàng 7- Eleven là mô hình kinh doanh bán lẻ rất phổ biến ở Nhật. Những cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, nằm ở các vùng đông dân cư và kinh doanh nhiều loại mặt hàng là kênh phân phối chính trên thị trường Nhật Bản. Trong hệ thống phân phối Nhật Bản còn có các cửa hàng bách hoá lớn và các siêu thị cũng làm nhiệm vụ kinh doanh bán lẻ. Người dân có thói quen mua hàng trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, khi mua hàng người bán in hóa đơn trực tiếp từ máy tính tiền, người mua lưu hóa đơn.

Việc mua bán hàng hóa thường xuyên trong siêu thị, cửa hàng đều được ghi nhận bằng máy tính tiền. Cơ quan thuế được phép kiểm tra dữ liệu trên máy này để kiểm soát toàn bộ doanh thu. Khác với ở Việt Nam máy tính tiền chỉ phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế không có quyền khai thác thông tin.

Trung Quốc

Trong nỗ lực chống thất thu thuế, chính quyền thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thực hiện một biện pháp khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu các doanh nghiệp phải cấp hóa đơn bán hàng. Người ta đã đưa vào một ô nhỏ trong hóa đơn để biến hóa đơn thành một vé xổ số, khách hàng cào vào ô đó có thể trúng thưởng từ 100 đến 5.000 nhân dân tệ. Để ngăn ngừa sự giả mạo, một ô thứ hai với mã số cho phép khách hàng có thể kiểm tra thông qua Internet về việc công ty đưa cho họ hóa đơn có giá trị

34

hay không. Trong một chương trình thử nghiệm, một thị trấn nhỏ ở ngoại ô Bắc Kinh đã tăng thuế lên tới 732 ngàn USD trong khi chỉ phải chi ra 17 ngàn USD tiền thưởng [theo Báo cáo Phát triển thế giới 2005 của WB, trích dẫn thông tin từ The Economist]

* Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại cho Việt Nam:

Ở các nước phát triển việc phát triển hệ thống siêu thị, bán lẻ đã giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý thuế như cơ quan Nhà nước có thể kiểm soát giá cả, chất lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá. Do đó Việt Nam cần học tập kinh nghiệm để nhân rộng hình thức kinh doanh thương mại này.

Ở Việt Nam chợ vẫn là hình thức mua bán hàng hoá phổ biến với đặc điểm người mua có thói quen mặc cả giá, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt thì hệ thống siêu thị, bán lẻ lại có ưu điểm là hàng hóa trong siêu thị được trưng bày có thứ tự, đóng gói vệ sinh, niêm yết thông tin rõ ràng. Do đó, khi mua hàng tại siêu thị, cửa hàng bán lẻ người tiêu dùng một mặt yên tâm về giá cả các mặt hàng vì giá được niêm yết rõ ràng, luôn có sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước. Mặt khác điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt vì trên bao bì sản phẩm luôn quy định rõ ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần của sản phẩm, nguồn gốc. Người tiêu dùng có thể mua nhiều hàng hóa mà không phải mất nhiều thời gian như đi mua ở ngoài. Về phía cơ quan Nhà nước, có thể thực hiện chính sách bình ổn giá kịp thời, thống nhất, dễ dàng quản lý giá từ đó khuyến khích người tiêu dùng quen với việc mua hàng trong siêu thị.

Để phát triển hệ thống siêu thị, Nhà nước cần có những ưu đãi cụ thể như giảm thuế trong những năm đầu mới thành lập, hỗ trợ một phần tiền thuê mặt bằng.

Việc mua hàng được thành toán bằng thẻ, các siêu thị đều có máy tính tiền tự động đã giúp cơ quan Thuế kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ doanh thu của các cơ sở kinh doanh. Người tiêu dùng được cung cấp hóa đơn nhanh chóng, chính xác. Để khuyến khích các cơ sở kinh doanh áp dụng máy tính tiền thì Nhà nước nên hỗ trợ một phần chi phí, thống nhất lưu hành loại máy tính tiền.

Nhà nước cần có chính sách thiết thực để khuyến khích người tiêu dùng có thói quen lấy hóa đơn, chứng từ, hiểu được tầm quan trọng của việc lưu giữ hóa đơn.Ví dụ như chúng ta có thể học tập biện pháp của Trung Quốc.

Kết luận chương I: Trong chương I đã trình bày quá trình hình thành và phát triển của thuế GTGT, thuế TNDN; cơ sở lý thuyết về thuế GTGT, thuế TNDN, cơ sở lý thuyết về công tác quản lý thuế; đặc điểm của lĩnh vực thương mại ảnh hưởng đến

35

công tác quản lý thuế, kinh nghiệm quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại áp dụng tại một số nước. Đây là những cơ sở lý thuyết để đi vào nghiên cứu thực tế công tác quản lý thuế GTGT, thuế TNDN trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Nha Trang ở chương tiếp theo.

36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)