Xuất hướng nghiên cứu mới

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học viên cao học trường đại học nha trang về chất lượng khóa học (Trang 113)

Từ hạn chế của đề tài đã chỉ ra một số điểm cần khắc phục và gợi ý cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên để những nghiên cứu tiếp theo có những đóng góp thiết thực hơn cần:

Về các tiêu chí và thang đo đánh giá: vận dụng kết quả nghiên cứu đã hoàn thành của đề tài và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu định tính, nghiên cứu sơ bộ theo các phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm… nhằm đưa ra các thang đo hoàn thiện và sát với thực tế hơn.

Về phạm vi nghiên cứu: sau khi đã có bộ tiêu chí thang đo hoàn thiện thì có thể đưa ra điều tra trên diện rộng ở một số trường khác trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ để thu thập được nhiều thông tin hơn và có cơ sở để hoàn thiện mô hình nghiên cứu mang tính khái quát chung về vấn đề đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo cao học của các trường đại học trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

Nếu thực hiện tốt các vấn đề này trong nghiên cứu tiếp theo sẽ đem lại kết quả tốt và sát thực với thực tiễn hơn. Từ đó có những gợi ý về chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

01. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học.

02. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học.

03. Bùi Thị Kim Dung (2008), Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD, Đại học Đà Lạt, Luận văn thạc sĩ,Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

04. Lê Văn Hảo (2009), Chu trình phát triển giá trị: Một công cụ thực hiện đảm bảo chất lượng bên trong cho trường đại học, tại

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=2746&CategoryID=6. 05. Nguyễn Trọng Hoài (2008), Bài giảng Phân tích dữ liệu cho lớp Cao học MBA 2008, Trường Đại học Nha Trang.

06. Nguyễn Thị Hiển (2011), Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ dạy và học của Trường Đại học Nha Trang, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Nha Trang.

07. Lê Văn Huy (2008), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học MBA 2008, Trường Đại Học Nha Trang.

08. Lê Kim Long & Phạm Thành Thái (2010), Bài giảng Thống kê và phân tích dữ liệu cho lớp Cao học 2010, Trường Đại học Nha Trang.

09. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường Đại học An Giang, Báo cáo nghiên cứu khoa học, trường Đại học An Giang.

10. Nguyễn Thị Hồng Linh (2010), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khóa 1 về khóa học tại trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Nha Trang.

11. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản (2006), Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐH Bách Khoa TPHCM, Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, trang 305-319.

12. Vũ Thị Phương Oanh (2008), Nâng cao chất lượng dạy nghề bằng biện pháp tăng cường liên kết giữa trường dạy nghề với doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ, TrườngĐại học Kinh tế quốc dân.

13. Nguyễn Thị Thắm (2010), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, Luận văn thạc sĩ, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Mai Trang – Nguyễn Đình Thọ (2003), Đo lường chất lượng dịch vụ siêu thị theo quan điểm của khách hàng, Đề tài cấp bộ. CS. 2003.01.04. Tp.HCM: Đại học Quốc gia Tp.HCM.

15. Phạm Xuân Thanh (2005), Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: sự vận dụng

vào thực tiễn của Việt Nam, tại

http://www.hup.edu.vn/cpbdv/pktvkdcl/noidung/Documents/%C4%90BCL%20gi% C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20%C4%90H,%20v%E1%BA%ADn%20d%E1% BB%A5ng%20v%C3%A0o%20th%E1%BB%B1c%20ti%E1%BB%85n_1.pdf

16. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB.Thống kê.

17. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2003), Giáo trình nguyên lý Marketing,TPHCM: NXB. Đại học Quốc Gia Tp.HCM.

18. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, Hà Nội: NXB.Thống kê.

19. Vũ Quang Việt (2007), Giáo dục tư hay công- nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế, Báo Thông tin khoa học xã hội, số 1.2007.

20. Đặng Phi Yên (2007), Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo Đại học cần sự đồng bộ, tại http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com.

21. http://www.ntu.edu.vn/khoasdh/vi- vn/gi%E1%BB%9Bithi%E1%BB%87u/gi%E1%BB%9Bithi%E1%BB%87uchun g.aspx 22. http://www.oaq.hcmut.edu.vn/ftailieu/DGCL-CuuSV-full.doc 23. http://www.baokhanhhoa.com.vn/ 24. http:// www.sggp.org.vn/giaoduc/nam2004/thang12/28476/

TIẾNG ANH

01. Costas, Z. & Vasiliki, V. (2007). Service Quality Assessment in A Greek Higher Education Institute. Journal of Business Economics and Management, 9 (1), 33-45.

02. Burrows, A. & Harvey, L. (1993). Defining quality in higher education – the stakeholder approach. In M. Shaw & E. Roper (Eds.). Quality in Education and Training (pp. 44-50). London: Kogan Page.Harvey vàGreen (1993)

03. Kotler, P., and Armstrong, G, (2004), Principles of marketing, 10th edition, N.J., Pearson Education.

04. Oliver (1997), Satisfaction: A Behavioral Perspective on the Customer, Irwin McGraw Hill.

05. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1985), A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Research, Journal of Maketing, 49 (fall): 41-50.

06. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1988), SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality,

Journal of Retailing, 64 (1): 12-40.

07. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1994), More on Improving Service Quality Measurement, Journal of Retailing, 69 (1): 140-47.

08. Harvey, L & Green, D 1993, ‘Defining Quality’, Assessment and Evaluation in HE, vol.18, no.1, pp. 9-14.

09. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E. & Tatham, R. L. (2006). Multivariate data analysis (6th edn). Pearson Prentice Hall.

10. Spreng, R.A. and Mackoy, R.D.(1996), An Empirical Examination of a Model of Perceived Service Quality and Satisfaction, Journal of Retailing, 72 (2): 201-214.

11. Zeithaml, V. A. & M. J. Bitner (2000), Services Marketing: Integrating Customer Focus Across the Firm, Irwin McGraw- Hill.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM ( nghiên cứu định tính)

Xin chào quí thầy cô giáo và các bạn học viên thân mến!

Tôi đang tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của học viên cao học Trường Đại học Nha Trang về chất lượng khóa học. Tôi rất mong nhận được ý kiến và nhận xét của quí thầy cô và các bạn học viên theo nội dung dưới đây. Những đóng góp của quí thầy cô và các bạn học viên không có quan điểm nào là đúng hay sai. Tất cả đều là những thông tin rất quý báu giúp Tôi hoàn thiện việc đo lường mức độ hài lòng của học viên đối với chất lượng khóa học của nhà trường một cách chính xác nhất.

Xin quí thầy cô và các bạn học viên cho ý kiến những điểm cần bổ sung/ chỉnh sửa/ loại bỏ đối với gợi ý dưới đây của Tôi về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên.

Chương trình đào tạo

1. Nội dung chương trình đào tạo của Trường là hợp lý. 2. Thời lượng dành cho học phần là phù hợp.

3. Các học phần trong chương trình được tổ chức một cách có hệ thống 4. Không có quá nhiều áp lực trong học tập, nghiên cứu

5. Nội dung chương trình có nhiều kiến thức được cập nhật kịp thời 6. Nội dung được học có giá trị hữu ích cho học viên

Đội ngũ giảng viên

1. Giảng viên đảm bảo đúng thời lượng chương trình 2. Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiết với học viên 3. Giảng viên có trình độ hiểu biết sâu rộng.

4. Giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và sinh động. 5. Giảng viên cung cấp bài giảng và tài liệu học tập rõ ràng, xúc tích

6. Giảng viên có thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc trong công tác giảng dạy 7. Giảng viên có sự hiểu biết sâu rộng

1. Trang thiết bị giảng dạy và học tập đầy đủ (thiết bị nghe nhìn, bàn ghế…) 2. Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và học tập hoạt động có hiệu

quả

3. Các giảng đường đảm bảo chỗ ngồi cho học viên. 4. Website của Trường hoạt động có hiệu quả.

5. Nguồn tài liệu trong thư viện đáp ứng được nhu cầu của người học

Năng lực phục vụ

1. Các thông tin cần thiết được thông báo đến học viên chính xác, kịp thời

2. Các thủ tục hành chính, chứng thực được khoa giải quyết nhanh và không gây khó khăn cho học viên.

3. Văn phòng chức năng của Trường giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của học viên thỏa đáng, rõ ràng và kịp thời.

4. Các phòng ban chức năng (quản lý đào tạo sau đại học, hành chính, tài chính. ) nhiệt tình, vui vẻ, tôn trọng học viên.

5. Nhân viên thư viện có thái độ ân cần, nhiệt tình, vui vẻ và tôn trọng học viên. 6. Nhân viên thư viện có thái độ ân cần, nhiệt tình, vui vẻ và tôn trọng học viên.

Thái độ nhiệt tình cảm thông

1. Khóa học có sự linh động mềm dẻo, hợp lý để đáp ứng nhu cầu học tập của học viên

2. Khoa sắp xếp giờ học chính hợp lý và thuận tiện cho học viên 3. Khoa sắp xếp giờ thi, lịch thi hợp lý và thuận tiện cho học viên. 4. Khoa thực hiện kế hoạch giảng dạy đúng như những gì đã thông báo 5. Công tác thông báo các thông tin mới của Khoa chính xác và kịp thời.

Phát triển kỹ năng mềm

1. Khóa học đã phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của học viên 2. Khóa học giúp học viên phát triển khả năng làm việc nhóm

3. Khóa học cải thiện kỹ năng viết trong khoa học của học viên

Sự hài lòng của học viên

1. Học viên cảm thấy hài lòng về Chương trình đào tạo của nhà Trường 2. Học viên hài lòng về đội ngũ giảng viên của nhà Trường

3. Học viên hài lòng với cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập của nhà Trường 4. Học viên hài lòng đối với năng lực phục vụ tại Trường

5. Học viên hài lòng với thái độ nhiệt tình cảm thông của nhà Trường

6. Học viên hài lòng về việc phát triển kỹ năng mềm của mình trong suốt khóa học

7. Học viên hài lòng về chất lượng Khóa học của mình

 Theo quý thầy cô và các bạn học viên còn thấy yếu tố nào khác mà mình cho là có ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên nữa không? Vì sao?

 Việc phân chia các đặc điểm cá nhân để thu thập thông tin cá nhân như dưới đây quý thầy cô và các bạn học viên có ý kiến gì khác không

1. Họ tên:………..

2. Ngành học:

o Quản trị kinh doanh o Kinh tế thủy sản

o Nuôi trồng thủy sản o Khai thác thủy sản

o Công nghệ sau thu hoạch o Kỹ thuật tàu thủy

o Kỹ thuật ô tô – máy kéo 3. Giới tính

o Nam o Nữ

4. Cơ quan công tác

o Chưa đi làm o Viện nghiên cứu

o Trường trung cấp, cao đẳng, đại học

o Cơ quan quản lý nhà nước

o Doanh nghiệp Nhà nước o Doanh nghiệp tư nhân

o Khác (xin ghi rõ) 5. Vị trí công tác

o Nhân viên o Trưởng/phó phòng

Phụ lục 2. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM (Nghiên cứu định tính)

Các bạn học viên và thầy cô giáo được hỏi đều thống nhất đồng tình với 6 yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên. Tuy nhiên, trong từng yếu tố này các mục hỏi cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc loại bỏ đi cho phù hợp hơn với điều kiện nghiên cứu và tạo sự thuận lợi, dễ hiểu hơn cho các bạn học viên khi trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Nội dung cần sửa đổi, bổ sung như sau:

Chương trình đào tạo

Mục hỏi ”Nội dung được học có giá trị hữu ích cho học viên” nên sửa thành “Những gì học viên được học có giá trị cho tương lai của mình” sẽ phù hợp hơn.

Đội ngũ giảng viên

Nên sửa mục hỏi “Giảng viên có trình độ hiểu biết sâu rộng” thành “Giảng viên có trình độ sư phạm tốt” sẽ phù hợp và chính xác hơn.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập

Mục hỏi ” Website của Trường hoạt động có hiệu quả” nên sửa thành “Website của Trường đáp ứng được yêu cầu của học viên về thông tin liên quan trong quá trình học (thời khóa biểu, lịch thi, kết quả học tập, …)” để ý nghĩa của mục hỏi này được đầy đủ hơn.

Năng lực phục vụ

Tất cả thành viên được hỏi đều thống nhất các mục hỏi của thang đo chương trình đào tạo đã đầy đủ không cần chỉnh sửa, bổ sung thêm.

Thái độ nhiệt tình cảm thông

Ở các mục hỏi có từ “Khoa” thì nên thay thành “Trường ” để đảm bảo tính chính xác hơn.

Phát triển kỹ năng mềm

Tất cả thành viên được hỏi đều thống nhất các mục hỏi của thang đo phát triển kỹ năng mềm đã đầy đủ không cần chỉnh sửa, bổ sung thêm.

Sự hài lòng của học viên

Tất cả thành viên được hỏi đều thống nhất các mục hỏi của thang đo sự hài lòng của học viên đã đầy đủ không cần chỉnh sửa, bổ sung thêm.

Phần thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng được khảo sát nên bỏ đi mục hỏi về họ tên của người trả lời để giúp cho việc trả lời được chính xác hơn và người trả lời phản ảnh đúng về cảm nhận của mình đối với chất lượng đào tạo của trường mà không cần phải lo lắng. Đồng thời nên thêm mục: Độ tuổi và mức thu nhập bình quân /tháng nhằm có thông tin cụ thể hơn.

Độ tuổi

o Dưới 26 o Từ 26 đến 35

o Từ 36 đến 45 o Từ 46 trở lên

Mức thu nhập bình quân một tháng (triệu đồng)

o Dưới 3,0 oTừ 3 đến 5

oTừ 5,1 đến7,0 o Từ 7,1 đến 10

Phụ lục 3. Phiếu khảo sát ý kiến học viên (nghiên cứu sơ bộ)

BỘ GIÁO DỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC VIÊN

Thân gửi quý học viên học viên, tôi là Lê Thị Ngọc Thiện, đang là học viên cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh- trường Đại học Nha Trang.

Đây là chương trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự hài lòng của học viên cao học khóa tuyển sinh 2009, 2010 và 2011 về khóa học tại Trường Đại học Nha Trang. Rất mong học viên dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi sau, tất cả các câu trả lời đều có giá trị đối với nghiên cứu này.

Tôi cam kết các thông tin thu thập được từ phiếu khảo sát này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, những thông tin do học viên cung cấp sẽ được bảo mật. Trong trường hợp học viên quan tâm đến kết quả nghiên cứu, vui lòng để lại thông tin trong phiếu khảo sát, tôi sẽ gửi kết quả nghiên cứu đến học viên ngay sau khi hoàn tất đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của học viên.

Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi phát biểu sau đây; Điểm của các thang đo được quy ước như sau:

Thang đo mức độ đồng ý: 1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Hơi không đồng ý

4. Phân vân không biết có đồng ý hay không (trung lập) 5. Hơi đồng ý

6. Đồng ý

Phần 1. Thang đo

qa –Chương trình đào tạo

1 qa1 Nội dung chương trình đào tạo của

Trường là hợp lý. 1 2 3 4 5 6 7

2 qa2 Thời lượng dành cho học phần là phù

hợp. 1 2 3 4 5 6 7

3 qa3 Các học phần trong chương trình

được tổ chức một cách có hệ thống 1 2 3 4 5 6 7

4 qa4 Không có quá nhiều áp lực trong học

tập, nghiên cứu 1 2 3 4 5 6 7

5 qa5 Nội dung chương trình có nhiều kiến

thức được cập nhật kịp thời 1 2 3 4 5 6 7

6 qa6 Những gì học viên được học có giá trị

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học viên cao học trường đại học nha trang về chất lượng khóa học (Trang 113)