Đào tạo sau đại học là một việc làm đau đầu những người công tác ở các trường đại học cũng như các nhà phân tích chính sách. Một mặt, việc tổ chức đào tạo sau đại học luôn tốn kém hơn đào tạo đại học. Thông thường chi phí đào tạo sau đại học gia tăng vì hai yếu tố sau đây: số học viên trong lớp thấp nhưng lại đòi hỏi mức đầu tư ngày càng cao, trong đó bao gồm cả chi phí cho đội ngũ giảng viên. Để dạy đại học, giảng viên chỉ cần có bằng thạc sĩ. Nhưng để dạy và hướng dẫn học viên cao học thì giảng viên buộc phải có học vị tiến sĩ trở lên, điều này sẽ làm tăng chi phí đào tạo. Một chương trình sau đại học chất lượng cao không thể tồn tại được lâu nếu đội ngũ giảng viên toàn là những giảng viên bán thời gian, hay kiêm nhiệm, nhưng điều này vẫn có thể chấp nhận được đối với một số chương trình đại học.
Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn học tập tại Trường Đại học Nha Trang, tác giả bàn luận và khuyến nghị một số nội dung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường như sau:
Đối với phát triển kỹ năng mềm:
Theo kết quả nghiên cứu, thành phần phát triển kỹ năng mềm là yếu tố được học viên đánh giá cao nhất trong 3 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo được đề xuất. Phát triển kỹ năng mềm luôn là vấn đề được quan tâm của học viên cao học vì đa phần người học được phỏng vấn ở độ tuổi từ 26 đến 35 (chiếm hơn 55%/tổng mẫu). Đây là độ tuổi còn trẻ, ham học hỏi và mong muốn trải nghiệm nhiều hơn để có thể ứng dụng trong thực tế cuộc sống, trong công việc một cách tốt nhất. Ở đây, tác giả xin đưa ra một số giải pháp đối với phát triển kỹ năng mềm:
Đây một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có nhằm giải quyết những khó khăn phát sinh một cách hiệu quả nhất. Học viên đa phần là những người đi làm, có công việc và vị trí nhất định, họ quan tâm đến lợi ích mà khóa học đem lại cho mình. Do đó, nhà Trường cần quan tâm nhiều hơn đến chương trình đào tạo:
Tổ chức dạy học các học phần theo một trình tự hợp lý và logic hơn, tạo ra mối liên hệ gắn kết giữa các học phần giúp học viên tiếp thu thuận lợi hơn đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học tốt hơn.
Giảng viên cần đưa ra nhiều hơn các tình huống thực tế và yêu cầu học viên đưa ra ý kiến, phương pháp giải quyết vấn đề, từ đó sẽ góp phần hỗ trợ học viên phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong ngành nghề đào tạo/chuyên môn.
Nhà Trường có thể tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo hoặc các chuyên đề với sự tham gia của các CEO (Chief Executive Officer), các giảng viên có kinh nghiệm nhằm giúp cho học viên hiểu rõ hơn về lý thuyết cũng như việc ứng dụng các lý thuyết đó vào thực tiễn đầy biến động trong các chuyên ngành được đào tạo. Điều này sẽ giúp học viên thấy được nội dung đào tạo của khóa học là hữu ích, và họ có thêm kỹ năng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Về khả năng làm việc nhóm
Có khả năng làm việc nhóm tốt, đơn giản là bạn và mọi người có khả năng cùng nhau làm tốt công việc, đạt được mục tiêu đã đề ra bằng cách hiểu mình, hiểu nhau, làm tốt phần việc của mình và giúp người khác làm tốt việc của họ. Sự tương tác đa chiều trong một nhóm làm việc giúp cho mọi người có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình xuất sắc hơn nhờ giúp đỡ các thành viên khác. Để đạt được sự tương tác đa chiều này, ngoài việc nhóm cần có một trưởng nhóm giỏi,
biết cách sắp xếp công việc, tổ chức môi trường làm việc sao cho các thành viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau mà còn đòi hỏi một phần rất lớn ở bản thân mỗi người trong nhóm phải có kỹ năng tương tác, hợp tác để hiểu rõ mình và cộng sự của mình. Và nhóm làm tốt có nghĩa là bạn làm tốt, đồng thời thể hiện khả năng hợp tác, hỗ trợ của bạn với các thành viên trong nhóm. Trường học là nơi khởi nguồn cho môi trường làm việc nhóm ngay từ khi còn nhỏ. Do đó, trong quá trình học, để gia tăng kỹ năng làm việc theo nhóm, nhà Trường cần khuyến khích vấn đề sau:
Giảng viên cần tăng cường giao các chủ đề yêu cầu học viên làm việc theo nhóm.
Nhóm đăng ký một chủ đề nào đó có liên quan đến học phần và tự bảo vệ chủ đề đó của mình trước giảng viên và cả lớp.
Một lớp có thể chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 7 người và nên xáo trộn các nhóm với nhau để gia tăng khả năng hợp tác và hỗ trợ của các thành viên trong lớp.
Về kỹ năng viết trong khoa học
Trong quá trình học tập và nghiên cứu của học viên, kỹ năng viết báo khoa học đóng một vai trò rất quan trọng, kỹ năng này không chỉ giúp học viên hoàn thiện bản thân mà còn rất hữu ích cho quá trình nghiên cứu của học viên sau này.
Qua thực trạng khảo sát, kỹ năng viết và đăng báo khoa học của học viên qua các khóa học còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần thiết phải có các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng của học viên như:
Kỹ năng để tổ chức các ý tưởng, thu thập tài liệu
Lập kế hoạch nghiên cứu, phát triển đề cương nghiên cứu.
Các phương thức vận dụng các nguồn khác nhau để thu thập dữ liệu cho một bài nghiên cứu.
Nâng cao khả năng viết, biên tập và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu.
Cuối cùng là các bước thực hiện để có thể đăng kết quả nghiên cứu của mình trên các tập san khoa học
Giảng viên cần tăng cường giao viết tiểu luận, báo cáo theo chủ đề của học phần.
Thiết kế các buổi hội thảo, chuyên đề về phương thức viết và đăng báo khoa học với sự tham gia của các giảng viên và các chuyên gia có kinh nghiệm và thành tích về viết và đăng báo trên các tạp chí trong và ngoài nước.
Nhà trường cần xây dựng cơ sở dữ liệu về các bài báo đã được đăng của giảng viên, học viên trong trường làm nguồn tài liệu tham khảo cho học viên.
Nhà trường cần liên kết với các tạp chí khoa học trong và ngoài nước để tạo điều kiện thuận tiện cho việc tham khảo và đăng báo của học viên.
Đối với thái độ nhiệt tình cảm thông:
Đây là thành phần được đánh giá ở mức trung bình, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của học viên về khóa học. Theo đó, nhà Trường cần bố trí lịch học và thi hợp lý, thông báo lịch học và thi cho học viên chính xác, kịp thời.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu những kỳ vọng, và cảm nhận của người học là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để làm được điều này, nhà trường cần định kỳ lấy ý kiến của người học, tìm hiểu những mong muốn và đáp ứng một cách hiệu quả nhất để mức độ hài lòng của người học ngày càng được cải thiện. Đây cũng là cơ hội tốt để nhà trường nhìn nhận lại mình thông qua cái nhìn của người học, từ đó có thể phát huy những thế mạnh cũng như mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh các yếu tố không phù hợp, lỗi thời theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu của nhà trường.
Việc tìm hiểu kỳ vọng và cảm nhận của học viên đối với nhà trường sẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn và tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất đối tượng mà mình đang phục vụ. Ngoài ra, hoạt động lấy ý kiến học viên không những mang lại cho người học niềm tin về chất lượng đào tạo, dịch vụ của trường mình đang theo học mà còn nâng cao được sự hài lòng của học viên vì họ cảm thấy mình được chú trọng, được quan tâm và đặc biệt là họ được trực tiếp đóng góp vào sự thành công của ngôi trường mà mình đang theo học.
Đối với cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập:
Thành phần cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập là yếu tố được đánh giá thứ 3 trong mô hình nghiên cứu. Đây cũng là thành phần được học viên đánh giá ở mức độ khá. Trong điều kiện nhà trường đang đẩy mạnh về chất lượng đào tạo, mở rộng các lĩnh vực đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhà trường cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất, như hệ thống âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, website của Trường... để cung cấp những điều kiện học tập tốt nhất cho học viên.
Đối với thư viện điện tử: Học viên cao học phần đông là vừa học vừa làm, thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu trực tiếp trên thư viện là rất hạn chế, do đó việc truy cập thư viện điện tử để nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên ứng dụng thư viện điện tử tại Trường còn hạn chế về: sự đa dạng của tài liệu nghiên cứu, đường truyền yếu, khó khăn trong việc truy cập... Do đó, Nhà trường cần quan tâm, khắc phục một số điểm yếu trên nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập tại trường.
4.4 Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo 4.4.1 Hạn chế của đề tài