Mối liên hệ giữa sự hài lòng học viên và các đặc điểm cá nhân

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học viên cao học trường đại học nha trang về chất lượng khóa học (Trang 97)

Để xét xem có sự khác nhau về sự hài lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân tác giả tiến hành phân tích ANOVA. Điều kiện để phân tích ANOVA là:

- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên. - Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.

- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

Nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau không đáp ứng được thì kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis sẽ là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho ANOVA. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Trên cơ sở này, tác giả tiến hành kiểm định lần lượt các giả thuyết H7, H8, H9, H10, H11, H12 như sau:

Giả thuyết H7: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo ngành học

Bảng 3.19a Kiểm định phương sai đồng nhất theo ngành học

qg

Levene Statistic df1 df2 Sig

1,038 6 301 0,400

Qua bảng 3.19a ta thấy, với mức ý nghĩa sig. = 0,400 > 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “sự hài lòng học viên” giữa nhóm ngành học không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Bảng 3.19b Kết quả phân tích ANOVA theo ngành học

qg

Sum of Squares df Mean Square F Sig

Between Groups 60,645 6 10,108 6,920 0,000

Within Groups 439,645 301 1,461

Total 500,291 307

Với mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,000 ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo ngành đào tạo. Cụ thể, học viên chuyên ngành Khai thác thủy sản có mức độ hài lòng cao nhất (Mean = 5,755), tiếp đến là chuyên ngành Kỹ thuật ô tô máy kéo (Mean = 5,048), Nuôi trồng thủy sản (Mean = 4,406), Kinh tế thủy sản (Mean = 4,354), Kỹ thuật tàu thủy (Mean = 4,172), Công nghệ sau thu hoạch (Mean = 3,814) và cuối cùng là chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Mean = 3,634) (xem chi tiết ở phụ lục 11). Điều này, gợi ý cho ban giám hiệu cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh (ngành học có số lượng học viên theo học chiếm đại đa số). Theo kết quả phỏng vấn sâu đối với học viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh thì một trong những nguyên nhân chính khiến học viên khoa Quản trị kinh doanh có mức độ hài lòng thấp nhất là do kiến thức được cập nhật tại các buổi học thiếu tính thực tế. Người học đa phần đã đi làm, có vị trí trong công tác nên

khi theo học, người học đòi hỏi vốn kiến thức mang tính thực tế cao, ứng dụng thực tiễn trên cơ sở lý thuyết sẽ có kết quả như thế nào, người dạy cần có những trải nghiệm nhất định để có thể truyền đạt tốt nội dung cần chuyển tải đến cho người học. Vì vậy, một số một gợi ý cho lãnh đạo nhà trường trong vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục đối với bậc cao học đó là lý thuyết cần đi đôi với thực hành, người học luôn muốn được tìm tòi, học hỏi, đưa ra những vấn đề được, mất giữa việc áp dụng lý thuyết với thực tế. Điều này cũng đòi hỏi giảng viên phải là người không chỉ có kiến thức trong giảng dạy mà còn phải có thực tiễn, kinh nghiệm trong công việc.

Giả thuyết H8: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo giới tính

Bảng 3.20a Kiểm định phương sai đồng nhất theo giới tính

qg

Levene Statistic df1 df2 Sig

0,001 1 306 0,969

Phân bố mẫu theo giới tính là 194 nam, và 114 nữ. Như vậy, các nhóm so sánh có cỡ mẫu tương đối lớn (lớn hơn 30) nên có thể xem như tiệm cận phân phối chuẩn. Bảng 3.20a cho biết kết quả kiểm định phương sai. Với mức ý nghĩa sig. = 0,969> 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “sự hài lòng học viên” giữa nhóm giới tính không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA trong bảng 3.20b có thể sử dụng tốt.

Bảng 3.20b Kết quả phân tích ANOVA theo giới tính

qg

Sum of Squares df Mean

Square F Sig

Between Groups 0,794 1 0,794 0,487 0,486

Within Groups 499,496 306 1,632

Total 500,291 307

Kết quả phân tích ANOVA ở bảng 3.20b cho thấy với mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,486 > 0,05 ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ

hài lòng của học viên theo giới tính (xem chi tiết ở phụ lục 11). Như vậy, ta có thể kết luận rằng không chấp nhận giả thuyết H8.

Giả thuyết H9: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo độ tuổi

Bảng 3.21a Kiểm định phương sai đồng nhất theo độ tuổi

qg

Levene Statistic df1 df2 Sig

1,606 3 304 0,188

Phân bố mẫu theo độ tuổi là dưới 26 tuổi: 57 người; từ 26 đến 35 tuổi: 170 người; từ 36 đến 45: 56 người; từ 46 trở lên: 25 người. Như vậy, các nhóm so sánh có cỡ mẫu tương đối lớn (lớn hơn 30) nên có thể xem như tiệm cận phân phối chuẩn. Bảng 3.21a cho biết kết quả kiểm định phương sai. Với mức ý nghĩa sig. = 0,188> 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “sự hài lòng học viên” giữa nhóm độ tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA trong bảng 3.21b có thể sử dụng tốt.

Bảng 3.21b Kết quả phân tích ANOVA theo độ tuổi

qg

Sum of

Squares df Mean Square F Sig

Between Groups 3,644 3 1,215 0,744 0,527

Within Groups 496,646 304 1,634

Total 500,291 307

Kết quả phân tích ANOVA ở bảng 3.21b cho thấy với mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,527 > 0,05 ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo độ tuổi (xem chi tiết ở phụ lục 11). Như vậy, ta có thể kết luận rằng không chấp nhận giả thuyết H9.

Giả thuyết H10: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo thu nhập

Bảng 3.22a Kiểm định phương sai đồng nhất theo thu nhập

qg

Levene Statistic df1 df2 Sig

Qua bảng 3.22a ta thấy, với mức ý nghĩa sig. = 0,468 > 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “sự hài lòng học viên” giữa nhóm thu nhập không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Bảng 3.22b Kết quả phân tích ANOVA theo thu nhập

qg

Sum of Squares df Mean Square F Sig

Between Groups 3,507 4 0,877 0,530 0,714

Within Groups 488,253 295 1,655

Total 491,759 299

Kết quả phân tích ANOVA ở bảng 3.22b cho thấy với mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,714 > 0,05 ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo độ tuổi (xem chi tiết ở phụ lục 11). Như vậy, ta có thể kết luận rằng giả thuyết H10 không được chấp nhận.

Giả thuyết H11: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo cơ quan công tác

Bảng 3.23a Kiểm định phương sai đồng nhất theo cơ quan công tác

qg

Levene Statistic df1 df2 Sig

1,535 6 301 0,166

Kết quả bảng 3.23a, cho thấy, với mức ý nghĩa sig. = 0,166 > 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “sự hài lòng học viên” giữa nhóm cơ quan công tác không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Bảng 3.23b Kết quả phân tích ANOVA theo cơ quan công tác

qg

Sum of Squares df Mean Square F Sig

Between Groups 11,271 6 1,879 1,156 0,330

Within Groups 489,019 301 1,625

Kết quả phân tích ANOVA ở trên cho thấy với mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,330 > 0,05 ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo cơ quan công tác (xem chi tiết ở phụ lục 11). Như vậy, ta có thể kết luận rằng giả thuyết H11 không được chấp nhận.

Giả thuyết H12: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo vị trí công tác

Bảng 3.24a Kiểm định phương sai đồng nhất theo vị trí công tác

qg

Levene Statistic df1 df2 Sig

0,393 3 296 0,758

Kết quả bảng 3.23a, cho thấy, với mức ý nghĩa sig. = 0,758 > 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố “sự hài lòng học viên” giữa nhóm vị trí công tác không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Kết quả phân tích ANOVA(bảng 3.24b) ở trên cho thấy với mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,883 > 0,05 ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo vị trí công tác (xem chi tiết ở phụ lục 11). Như vậy, ta có thể kết luận không chấp nhận giả thuyết H12.

Bảng 3.24b Kết quả phân tích ANOVA theo vị trí công tác

qg

Sum of Squares df Mean Square F Sig

Between Groups 1,093 3 0,364 0,220 0,883

Within Groups 490,666 296 1,658

Total 491,759 299

Tóm lại, sau khi tiến hành các phân tích kiểm định các giả thuyết đã đề xuất ta được kết quả tổng quát như bảng 3.25 sau:

Bảng 3.25. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu Giả

thuyết Nội dung giả thuyết Kết quả kiểm định

H3

Có mối quan hệ dương giữa cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập với sự hài lòng của học viên về chất lượng khóa học

Chấp nhận; Beta =0,165; Sig = 0,002 H5

Có mối quan hệ dương giữa thái độ nhiệt tình cảm thông với sự hài lòng của học viên về chất lượng khóa học

Chấp nhận; Beta =0,394; Sig = 0,000 H6

Có mối quan hệ dương giữa phát triển kỹ năng mềm với sự hài lòng của học viên về chất lượng khóa học

Chấp nhận; Beta =0,202; Sig = 0,000 H7 Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên

theo ngành học

Chấp nhận; Sig = 0,000 H8 Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên

theo giới tính

Không chấp nhận; Sig = 0,486

H9 Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo độ tuổi

Không chấp nhận; Sig = 0,527

H10 Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo thu nhập bình quân

Không chấp nhận; Sig = 0,714

H11 Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo cơ quan công tác

Không chấp nhận; Sig = 0,330

H12 Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo vị trí công tác

Không chấp nhận Sig = 0,883

Tóm tắt chương:

Trong chương 3, tác giả đã tiến hành phân tích Cronbach alpha và EFA để đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo cho các khái niệm nghiên cứu. Kết quả phân tích Cronbach alpha và EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu. Tác giả cũng đã tiến hành phân tích hồi quy và ANOVA để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên về khóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo mà tác giả đề xuất ban đầu, chỉ có 03 thành phần là tác động dương đến mức độ hài lòng của học viên, cụ thể mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Phát triển kỹ năng mềm, Thái độ nhiệt tình cảm thông và Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập.

Đồng thời, thông qua kết quả kiểm định mối liên hệ giữa sự hài lòng của học viên và các đặc điểm cá nhân ta có được kết quả như sau: có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo ngành học.

Mặc khác, theo kết quả đo lường mức độ hài lòng của học viên ta thấy nhìn chung mức độ hài lòng của học viên tập trung chủ yếu ở mức trung lập – không ý kiến đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường.

Chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp (dựa trên kết quả của chương 3) cho Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường, nâng cao sự hài lòng của người học.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:

(1) Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đạt được, cụ thể:

Đã tổng kết được các lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng, đánh giá chất lượng dịch vụ và những đặc điểm của dịch vụ giáo dục.

Đánh giá được mức độ hài lòng của học viên đối với chất lượng khóa học tại Trường Đại học Nha Trang, các khóa khóa tuyển sinh năm 2009, 2010 và 2011.

Đã xác định có 3 yếu tố chính tác động đến mức độ hài lòng của học viên và sắp xếp theo mức độ thứ tự quan trọng giảm dần: phát triển kỹ năng mềm, thái độ nhiệt tình cảm thông và cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập.

(2) Về các giả thuyết nghiên cứu:

Mối quan hệ giữa các nhân tố và mức độ hài lòng chung có ý nghĩa ( với mức ý nghĩa < 5% và các hệ số β đều khác không), có 3 giả thuyết H3, H5 và H6 được chấp nhận. Cụ thể:

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập và sự hài lòng của học viên cao học khi tham gia khóa học tại trường.

Điều này cho thấy sự cảm nhận của học viên cao học về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập của nhà Trường có tác động đến sự thỏa mãn của người học. Khi học viên cảm thấy cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập của nhà Trường càng tốt thì người học càng hài lòng về khóa học mà mình đã lựa chọn.

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa thái độ nhiệt tình cảm thông và sự hài lòng của học viên cao học khi tham gia khóa học tại trường.

Điều này cho thấy sự cảm nhận của học viên cao học về thái độ nhiệt tình cảm thông của nhà Trường có tác động đến sự thỏa mãn của người học. Khi học viên cảm thấy thái độ nhiệt tình cảm thông của nhà Trường càng cao thì người học càng hài lòng về khóa học mà mình đã lựa chọn.

Giả thuyết H6:Có mối quan hệ dương giữa phát triền kỹ năng mềm và sự hài lòng của học viên cao học khi tham gia khóa học tại trường

Điều này cho thấy sự cảm nhận của học viên cao học về phát triển kỹ năng mềm của khóa học có tác động mạnh mẽ đến sự thỏa mãn của người học.

(3) Về phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình (được trình bày ở chương 2) bao gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng, phương pháp định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia là các giảng viên có trình độ tiến sĩ đang giảng dạy tại trường để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với môi trường nghiên cứu, sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế là n = 70 mẫu để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với mẫu có kích thước n = 308. Cả hai nghiên cứu đều được thực hiện đối với học viên cao học khóa tuyển sinh năm 2009, 2010 và 2011 của Trường Đại học Nha Trang. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo lường các thành phần tác động đến sự hài lòng của học viên thông qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua phân tích phương sai một nhân tố ANOVA (được trình bày ở chương 3).

(4) Về kết quả nghiên cứu

Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, kích thước mẫu của nghiên

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học viên cao học trường đại học nha trang về chất lượng khóa học (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)