Nghiên cứu chính thức được chọn bằng phương pháp chọn mẫu định mức với kích thước n = 300. Kích thước mẫu theo Hair và các đồng sự (1998), trong
phân tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100. Còn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Nghiên cứu của tác giả có 39 biến nên số mẫu cần thu thập là 200 biến. Tuy nhiên, để tăng độ chính xác của mẫu nghiên cứu tác giả chọn kích thước cho mẫu nghiên cứu chính thức này là n = 300.
Với số lượng mẫu nghiên cứu là n =300 và tránh rủi ro không thu hồi được các bảng câu hỏi từ học viên, tác giả đã gửi 572 bảng câu hỏi phỏng vấn (số lượng theo bảng 2.5) cho học viên các khóa 2009, 2010 và 2011 với 7 chuyên ngành đào tạo thuộc Khoa sau Đại học. Dựa trên số lượng học viên thực tế đang theo học tại Khoa (bảng 3.2), tác giả lấy 50% số lượng học viên của các ngành, riêng các ngành có lượng học viên ít (<=30), tác giả gửi bảng câu hỏi cho toàn bộ học viên. Kết quả số lượng bảng câu hỏi thu về được là 364, trong đó số lượng bảng câu hỏi hợp lệ là 308.
Bảng 2.5. Chọn mẫu định mức theo khoa và ngành học
STT Ngành đào tạo Số lượng bảng câu hỏi phát ra Số lượng câu hỏi thu về Số lượng câu hỏi hợp lệ
1 Quản trị kinh doanh 391 233 207
2 Nuôi trồng thủy sản 67 58 50
3 Công nghệ sau thu hoạch 29 17 10
4 Kỹ thuật ô tô –máy kéo 5 4 3
5 Kinh tế thủy sản 32 24 21
6 Khai thác thủy sản 22 15 7
7 Kỹ thuật tàu thủy 26 13 10
Tổng 572 364 308
2.4 Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu chính thức
Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha: nhằm loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp: Hệ số Cronbach Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach
Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm thang đo. Cụ thể, các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (<0,3) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0,6) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): gom và thu nhỏ dữ liệu. Tiêu chuẩn để lựa chọn là Hệ số tải nhân tố (factor loading) >= 0,4; Thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) >= 50%. Để thực hiện EFA cần kiểm tra hệ số KMO >= 0,5 và Eigenvalue >= 1, đồng thời thực hiện phép xoay bằng phương pháp trích Principal component, phép quay Virimax với những trường hợp cần xoay (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Phân tích hệ số tương quan Pearson - r (Pearson Correlation Coefficient): kích cỡ tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một nghiên cứu tương quan không được dưới 30 (Fraenkel & Wallen, 2008). Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của học viên cao học. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan chặt chẽ (khi tất cả các điểm phân tán xếp thành một đường thẳng thì trị tuyệt đối của r=1). Giá trị r dao động từ lớn hơn 0 đến bằng 1 ta gọi là tương quan thuận, giá trị r dao động từ âm 1 đến nhỏ hơn 0 ta gọi là tương quan nghịch, và giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến không có mối tương quan.
Phân tích hồi quy đa biến: sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố hài lòng chất lượng đào tạo của khóa học đến sự hài lòng chung của học viên.
Phân tích phương sai ANOVA: Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là sự hài lòng chung.
Tóm tắt chương:
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo các khái niệm và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên
cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua thư với kích thước mẫu là n=308. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu, bao gồm đánh giá lại thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Nha Trang
Tiền thân của Trường Đại học Nha Trang là khoa Thủy sản được thành lập ngày 01/8/1959 tại Học viện Nông Lâm Hà Nội (nay là Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội). Ngày 16/08/1966, theo Quyết định số 155-CP của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Thủy sản tách thành Trường Thủy sản. Năm 1977, Trường chuyển địa điểm từ Hải Phòng vào Nha Trang và lấy tên là Trường Đại học Hải sản; Từ năm 1980 đổi tên thành Trường Đại học Thủy sản. Ngày 25/7/2006, theo Quyết định số 172/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường đổi tên thành Trường Đại học Nha Trang.
Qua hơn 53 năm thành lập, Trường Đại học Nha Trang đã đi vào thế ổn định và không ngừng phát triển. Nhà trường đang từng bước tiến đến một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và đa trình độ đào tạo với các chuyên ngành thủy sản truyền thống là mũi nhọn và thế mạnh. Trước năm 1990, Trường chỉ có 5 chuyên ngành thuộc lĩnh vực Thủy sản, đến nay Trường đã có 28 chuyên ngành đào tạo ở trình độ đại học thuộc 09 lĩnh vực khác nhau và 07 chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ và 05 chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ. Từ chỗ chỉ có một cấp đào tạo nay Trường đã có 4 trình độ đào tạo từ cao đẳng đến tiến sĩ.
Ghi nhận công lao đóng góp trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất. Tháng 7/2006, Trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Hằng năm, Nhà trường tuyển sinh khoảng 2.000 sinh viên hệ chính quy bậc đại học, 700 – 800 sinh viên hệ cao đẳng, 2.500 hệ phi chính quy, 300-350 học viên cao học và 10-15 nghiên cứu sinh.
Năm 1990, thực hiện chủ trương đổi mới đại học, từ chỗ đào tạo chuyên sâu theo các chuyên ngành hẹp với học chế niên chế, Nhà trường chuyển sang đào tạo theo diện rộng với học chế hỗn hợp niên chế kết hợp học phần. Từ năm 2010, nhà trường chuyển dần sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Với học chế này, sinh viên được xem là trung tâm của quá trình đào tạo, được quyền chủ động thiết
kế tiến độ, kế hoạch học tập tùy thuộc khả năng, điều kiện của bản thân và sẽ nhận được văn bằng đại học qua việc tích lũy đủ một khối lượng các loại tri thức giáo dục.
Cơ sở đào tạo chính của Trường đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa-một trong những vùng trọng điểm thủy sản, một trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa xã hội lớn của Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra, trường còn liên kết đào tạo tại nhiều địa phương khác trong cả nước từ Quảng Ninh đến Cà Mau. Từ năm 2005, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trường bắt đầu đào tạo bậc đại học chính quy các chuyên ngành: Thủy sản, Cơ khí, Chế biến, Khai thác, Nuôi trồng, Kinh tế và Kế toán tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ngày 06/04/2006, phân hiệu Kiên Giang của Trường được chính thức thành lập theo Quyết định số 1704/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT.
Cho đến nay Trường đã đào tạo được số lượng lớn cán bộ có trình độ Đại học và sau Đại học cho đất nước. Trường đã cung cấp một đội ngũ chuyên gia cho ngành thủy sản của các Tỉnh Nam Trung Bộ, duyên hải và cao nguyên của Việt Nam.
Trường Đại học Nha Trang hiện có 13 khoa, viện đào tạo; 04 viện và trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; 08 phòng ban hoặc tương đương; 4 trung tâm đào tạo và phục vụ đào tạo; 01 phân hiệu tại Kiên Giang và Thư viện.
Nhà trường hiện đang đào tạo 05 chuyên ngành bậc tiến sĩ, 07 chuyên ngành bậc thạc sĩ, 28 ngành bậc đại học và 09 ngành cho bậc cao đẳng. Lưu lượng người học hiện tại của Trường khoảng 100 nghiên cứu sinh, trên 1.100 học viên cao học, hơn 13.000 sinh viên chính quy và trên 10.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học tại 18 cơ sở liên kết trên cả nước.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu, hợp đồng dài hạn của Trường Đại học Nha Trang hiện nay có hơn 600 người với 09 PGS; 64 tiến sĩ và gần 300 thạc sĩ, trong đó 40% đã được đào tạo ở nước ngoài. Hiện nay có gần 100 người đang được cử đi nghiên cứu sinh và học cao học ở trong và ngoài nước. Đến năm 2015, Nhà trường sẽ có khoảng 30% cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ.
Đội ngũ cán bộ khoa học của Trường Đại học Nha Trang đủ điều kiện thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và các dự án lớn.
Nhà trường hiện nay đang hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với 68 trường đại học, viện nghiên cứu của 18 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Nhà trường đã tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn và đang triển khai hiệu quả nhiều dự án quốc tế trọng điểm.
Trường Đại học Nha Trang đã chuyển hẳn sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho bậc đại học từ năm 2010 và đã cơ bản hoàn thiện mọi nội dung, yêu cầu kiểm định, đánh giá chất lượng của một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực bậc cao.
Diện tích đất của Trường đại học Nha Trang rộng 109,807 héc ta, tọa lạc tại một trong những vị trí đẹp nhất bên bờ vịnh Nha Trang, là một địa chỉ văn hóa, khoa học trọng điểm của thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.
Nhà trường hiện có 08 khu giảng đường với hơn 100 phòng học đủ tiêu chuẩn được trang bị hệ thống âm thanh và máy chiếu hiện đại; 10 phòng máy tính; 01 phòng học ngoại ngữ; phòng thí nghiệm và xưởng thực hành rộng rãi đủ đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu của tất cả các bậc và chuyên ngành đào tạo. Thư viện với nguồn lực tài nguyên dồi dào cùng với thư viện số được tổ chức chuyên nghiệp và hiện đại có thể đáp ứng mọi yêu cầu tham khảo, nghiên cứu của người dùng ở bất cứ thời gian nào và bất cứ đâu. Khu ký túc xá với sức chứa hơn 4.000 sinh viên, đáp ứng nhu cầu ăn ở của sinh viên tại trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập. Các khu liên hợp thể thao, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ và mạng internet của Trường đủ thỏa mãn mọi nhu cầu sinh hoạt lành mạnh của người học.
3.2 Thực trạng đào tạo trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Nha Trang
Trường Đại học Nha Trang được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ từ năm 1987 (bắt đầu tuyển sinh năm 1992) và trình độ thạc sĩ từ năm 1992. Với kinh nghiệm 20 năm đào tạo sau đại học, trường đã và đang từng bước hoàn thiện hơn nữa chất lượng đào tạo của mình, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ giảng viên của trường và cung cấp nguồn lực trình độ cao cho ngành thủy sản và các ngành trọng điểm khác phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Cho đến nay, trường đã đào tạo được 58 tiến sĩ và 802 thạc sĩ, trong đó có 37/58 tiến sĩ đã đào tạo là giảng viên của trường.
Bảng 3.1. Kết quả đào tạo thạc sĩ (tính đến 12/2012)
TT Văn bằng Chuyên ngành Số lượng
1 Thạc sĩ Nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản 273
2 Thạc sĩ Kinh tế Kinh tế Thủy sản 88
3 Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 130
4 Thạc sĩ Kỹ thuật
Khai thác thủy sản 68
Công nghệ sau thu hoạch 137
Kỹ thuật tàu thủy 88
Kỹ thuật ô-tô, máy kéo 0
Tổng 802
Quy mô đào tạo ngày một tăng, trong những năm gần đây mỗi năm trường tuyển hơn 300 học viên cao học và trung bình có khoảng 1.000 học viên học tập và nghiên cứu tại trường. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung trong cả nước, cơ cấu học viên theo ngành đào tạo có sự mất cân đối lớn: có khoảng 2/3 học viên theo học thuộc lĩnh vực Kinh tế và Quản trị kinh doanh và chỉ có 1/3 số học viên thuộc lĩnh vực Kỹ thuật, Công nghệ và Thủy sản.
Từ khóa tuyển sinh năm 2008 trở về trước, theo Quy chế đào tạo Sau Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chương trình đào tạo cao học của Trường đều được thiết kế khoảng 80 đơn vị học trình với thời gian đào tạo là 2 năm đối với hệ tập trung và 3 năm đối với hệ không tập trung. Từ khóa tuyển sinh năm 2009 trở đi, trường đã thiết kế lại và đưa vào sử dụng chương trình đào tạo mới chỉ còn 45 tín chỉ với thời gian đào tạo rút xuống còn 2 năm. Việc tổ chức đào tạo chuyển sang học chế tín chỉ và được cấu trúc thành hai giai đoạn: năm học thứ nhất (tức 2 học kỳ đầu) học viên học các học phần với thời lượng 30 tín chỉ, trong năm học thứ 2, học viên thực hiện và bảo vệ luận văn thạc sĩ với thời lượng 15 tín chỉ.
Về đội ngủ giảng viên của trường có thể đảm nhận từ 80% đến 100% chương trình đào tạo tùy ngành đào tạo. Mặt khác trường cũng chú trọng mời giảng các chuyên gia giỏi từ các trường, viện khác tham gia giảng dạy, hướng dẫn
và đánh giá luận văn thạc sĩ.
Với kinh nghiệm 20 năm đào tạo sau đại học, Trường đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của mình, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ giảng viên của trường và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành thủy sản và các ngành khác phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Đào tạo sau đại học cũng góp phần thúc đẩy các mặt hoạt động khác của trường như nghiên cứu khoa học, hợp tác trong và ngoài nước,… thông qua đó đem lại các nguồn lực cho trường và nâng cao vị thế của nhà Trường trong khu vực và trong hệ thống đại học Việt Nam. Trường đã tham gia các dự án về đào tạo thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản và Kinh tế thủy sản cho ngành thủy sản và các địa phương do các tổ chức nước ngoài tài trợ; liên kết với Trường Đại học Tromso (Vương quốc Nauy) đào tạo thạc sĩ khoa học chuyên ngành Kinh tế và quản lý Nuôi thủy sản từ năm 2007; đào tạo tiến sĩ theo phương pháp hỗn hợp5
với một số trường đại học của Nauy, cho NCS là giảng viên của trường.
Vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội thì quy mô đào tạo cao học của trường đã tăng lên đáng kể, hiện bằng khoảng 10% đại học hệ chính quy tương ứng với số lượng là 1.084 học viên cao học của 7 chuyên ngành và 58 nghiên cứu sinh của 5 chuyên ngành. Tuy nhiên bên cạnh số lượng gia tăng thì một vấn đề quan trọng chính là chất lượng đào tạo. Để hoàn thiện hơn nữa chất lượng giảng dạy, phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên, trường cần tìm hiểu và thăm dò ý kiến của học viên – những người trực tiếp tham