Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội (kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học viên cao học trường đại học nha trang về chất lượng khóa học (Trang 91)

tích hồi quy tuyến tính bội xem phụ lục 10)

Qua phân tích về tương quan, mô hình hồi quy bội được xem xét trong nghiên cứu chính thức có dạng:

qg = β0 + β1*qa + β2*qb + β3*qc + β4*qd + β5*qe + β6*qf + e (1.1)

Để đánh giá mức độ tác động của các thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo lên sự hài lòng của học viên, tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội với thủ tục chọn biến theo phương pháp ENTER (đồng thời), bởi vì mục tiêu của nghiên cứu

này là muốn khẳng định tính đúng đắn của mô hình lý thuyết đã đưa ra và trong nghiên cứu tác giả đã giả thuyết rằng chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập, năng lực phục vụ, thái độ nhiệt tình cảm thông và phát triển kỹ năng mềm đều có tác động dương đến sự hài lòng của học viên cao học. Sau khi phân tích hồi quy, tác giả đã tiến hành kiểm tra các giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính, đặc biệt là giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư, đa cộng tuyến và phương sai thay đổi. Kết quả cho thấy các phần dư tuân theo quy luật phân phối chuẩn, vì giá trị trung bình (Mean) của phần dư bằng 0 và phương sai (= Std.Dev2 = 0,98) xấp xỉ bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm (xem hình 3.1).

Hình 3.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (VIF < 2). Kết quả này cũng tương tự như khi tiến hành phân tích ma trận tương quan cho thấy không có tương quan cao giữa các biến độc lập. Kiểm tra bằng đồ thị (xem hình 3.2) mô tả mối quan hệ giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng, ta nhận thấy các phần dư phân bố tương đối đều xung quanh giá trị trung bình (giá trị trung bình của phần dư bằng 0). Do vậy, hiện tượng phương sai thay đổi không xuất hiện trong mô hình hồi quy này.

Hình 3.2 Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng

Kiểm tra bằng biểu đồ tần số P-P Plot cũng cho thấy các chấm phân tán sát với đường thẳng kỳ vọng, như vậy phân phối dư có thể xem như chuẩn (hình 3.3).

Hình 3.3. Biểu đồ tần số P-P Plot khảo sát phân phối của phần dư

Trong nghiên cứu này tác giả không tiến hành kiểm tra giả định về hiện tượng tự tương quan giữa các nhiễu vì dữ liệu nghiên cứu này là dữ liệu khảo sát (dữ liệu chéo điều tra tại một thời điểm) nên hiện tượng tự tương quan giữa các

nhiễu thường không xuất hiện. Như vậy, qua kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính với kết quả là các giả định đều không bị vi phạm. Do đó, các kết quả của mô hình hồi quy là đáng tin cậy.

Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong các bảng 3.16, 3.17 và 3.18 như sau:

Bảng 3.16. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình

Mẫu Hệ số R Hệ số R2

R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin-Watson

1 0,676a 0,457 0,446 0,950 1.406

Bảng 3.17. Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy

Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

1 Phần biến thiên do

hồi quy 228,633 6 38,105 42,221 .000a

Phần biến thiên

không do hồi quy 271,658 301 0,903

Tổng cộng 500,291 307

Bảng 3.18. Phân tích hệ số hồi quy

Nhân tố Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến B Sai số

chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF

1 (Constant) 0,314 0,274 1,143 0,254

qa- Chương trình đào tạo 0,056 0,058 0,055 0,962 0,337 0,559 1,788

qb- Đội ngũ giảng viên 0,048 0,067 0,042 0,721 0,471 0,529 1,890

qc- Cơ sở vật chất và trang

thiết bị học tập 0,165 0,052 0,170 3,193 0,002 0,634 1,577

qd- Năng lực phục vụ 0,016 0,062 0,015 0,262 0,794 0,527 1,899

qe- Thái độ nhiệt tình cảm

thông 0,202 0,057 0,180 3,526 0,000 0,692 1,445

qf- Phát triển kỹ năng mềm 0,386 0,057 0,392 6,789 0,000 0,542 1,846

a. Dependent Variable: qg

Kết quả hồi quy tuyến tính (bảng 3.16) có hệ số xác định R2

là 0,457 và hệ số xác định R2

điều chỉnh là 0,446. Điều này nói lên rằng độ thích hợp của mô hình là 44,6% hay nói cách khác là 44,6% độ biến thiên của biến sự hài lòng của học viên (qg) được giải thích chung bởi các biến trong mô hình, có thể thấy, mức

độ phù hợp của mô hình là tương đối tốt. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình (Bảng 3.17 và 3.18).

Trong bảng phân tích phương sai ANOVA (bảng 3.17), trị số thống kê F được tính từ giá trị R2

có giá trị sig. rất nhỏ (sig = 0,000) cho thấy sự thích hợp của mô hình hồi qui tuyến tính với tập dữ liệu phân tích.

Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) trong bảng 3.18 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (VIF < 2).

Kết quả phân tích hệ số hồi quy (bảng 3.18) cho ta thấy giá trị Sig. của các biến qc-Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập, qe-Thái độ nhiệt tình cảm thông và qf-Phát triển kỹ năng mềm nhỏ hơn 0,05 do đó ta có thể nói 3 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo này có ý nghĩa trong mô hình và có tác động dương (cùng chiều) đến sự hài lòng của học viên.

Các yếu tố như: Chương trình đào tạo (qa); Đội ngũ giảng viên (qb) và Năng lực phục vụ (qd) đều không có ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự hài lòng của học viên (sig.> 0,05). Mô hình còn lại 3 nhân tố tác động là phát triển kỹ năng mềm (0,386); Thái độ nhiệt tình cảm thông (0,202); Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập (0,165).

Theo kết quả ở bảng 3.18 thì ta có phương trình 1.2 thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố hình thành nên chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của học viên Trường Đại học Nha Trang như sau:

Sự hài lòng của học viên = 0,314 + 0,386* Phát triển kỹ năng mềm + 0,202* Thái độ nhiệt tình cảm thông + 0,165* Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập + ei (1.2)

Như vậy, qua kết quả phân tích hồi quy, cho ta thấy chỉ có 3 yếu tố: phát triển kỹ năng mềm, thái độ nhiệt tình cảm thông và cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của học viên. Trong đó yếu tố phát

triển kỹ năng mềm (qf) có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của học viên (0,386), thái độ nhiệt tình cảm thông (qe) tác động mạnh thứ 2 (0,202) và sau cùng là yếu tố qc-cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập (0,165).

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học viên cao học trường đại học nha trang về chất lượng khóa học (Trang 91)