Trường Đại học Nha Trang được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ từ năm 1987 (bắt đầu tuyển sinh năm 1992) và trình độ thạc sĩ từ năm 1992. Với kinh nghiệm 20 năm đào tạo sau đại học, trường đã và đang từng bước hoàn thiện hơn nữa chất lượng đào tạo của mình, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ giảng viên của trường và cung cấp nguồn lực trình độ cao cho ngành thủy sản và các ngành trọng điểm khác phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Cho đến nay, trường đã đào tạo được 58 tiến sĩ và 802 thạc sĩ, trong đó có 37/58 tiến sĩ đã đào tạo là giảng viên của trường.
Bảng 3.1. Kết quả đào tạo thạc sĩ (tính đến 12/2012)
TT Văn bằng Chuyên ngành Số lượng
1 Thạc sĩ Nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản 273
2 Thạc sĩ Kinh tế Kinh tế Thủy sản 88
3 Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 130
4 Thạc sĩ Kỹ thuật
Khai thác thủy sản 68
Công nghệ sau thu hoạch 137
Kỹ thuật tàu thủy 88
Kỹ thuật ô-tô, máy kéo 0
Tổng 802
Quy mô đào tạo ngày một tăng, trong những năm gần đây mỗi năm trường tuyển hơn 300 học viên cao học và trung bình có khoảng 1.000 học viên học tập và nghiên cứu tại trường. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung trong cả nước, cơ cấu học viên theo ngành đào tạo có sự mất cân đối lớn: có khoảng 2/3 học viên theo học thuộc lĩnh vực Kinh tế và Quản trị kinh doanh và chỉ có 1/3 số học viên thuộc lĩnh vực Kỹ thuật, Công nghệ và Thủy sản.
Từ khóa tuyển sinh năm 2008 trở về trước, theo Quy chế đào tạo Sau Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chương trình đào tạo cao học của Trường đều được thiết kế khoảng 80 đơn vị học trình với thời gian đào tạo là 2 năm đối với hệ tập trung và 3 năm đối với hệ không tập trung. Từ khóa tuyển sinh năm 2009 trở đi, trường đã thiết kế lại và đưa vào sử dụng chương trình đào tạo mới chỉ còn 45 tín chỉ với thời gian đào tạo rút xuống còn 2 năm. Việc tổ chức đào tạo chuyển sang học chế tín chỉ và được cấu trúc thành hai giai đoạn: năm học thứ nhất (tức 2 học kỳ đầu) học viên học các học phần với thời lượng 30 tín chỉ, trong năm học thứ 2, học viên thực hiện và bảo vệ luận văn thạc sĩ với thời lượng 15 tín chỉ.
Về đội ngủ giảng viên của trường có thể đảm nhận từ 80% đến 100% chương trình đào tạo tùy ngành đào tạo. Mặt khác trường cũng chú trọng mời giảng các chuyên gia giỏi từ các trường, viện khác tham gia giảng dạy, hướng dẫn
và đánh giá luận văn thạc sĩ.
Với kinh nghiệm 20 năm đào tạo sau đại học, Trường đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của mình, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ giảng viên của trường và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành thủy sản và các ngành khác phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Đào tạo sau đại học cũng góp phần thúc đẩy các mặt hoạt động khác của trường như nghiên cứu khoa học, hợp tác trong và ngoài nước,… thông qua đó đem lại các nguồn lực cho trường và nâng cao vị thế của nhà Trường trong khu vực và trong hệ thống đại học Việt Nam. Trường đã tham gia các dự án về đào tạo thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản và Kinh tế thủy sản cho ngành thủy sản và các địa phương do các tổ chức nước ngoài tài trợ; liên kết với Trường Đại học Tromso (Vương quốc Nauy) đào tạo thạc sĩ khoa học chuyên ngành Kinh tế và quản lý Nuôi thủy sản từ năm 2007; đào tạo tiến sĩ theo phương pháp hỗn hợp5
với một số trường đại học của Nauy, cho NCS là giảng viên của trường.
Vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội thì quy mô đào tạo cao học của trường đã tăng lên đáng kể, hiện bằng khoảng 10% đại học hệ chính quy tương ứng với số lượng là 1.084 học viên cao học của 7 chuyên ngành và 58 nghiên cứu sinh của 5 chuyên ngành. Tuy nhiên bên cạnh số lượng gia tăng thì một vấn đề quan trọng chính là chất lượng đào tạo. Để hoàn thiện hơn nữa chất lượng giảng dạy, phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên, trường cần tìm hiểu và thăm dò ý kiến của học viên – những người trực tiếp tham gia khóa học những đánh giá của họ về khóa học được đào tạo. Từ đó, trường có thể nhìn nhận, đánh giá lại những điểm mạnh, điểm chưa đạt được của mình trong quá trình đào tạo, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ đào tạo và đáp ứng tối đa mong muốn của học viên. Các chương tiếp theo của đề tài sẽ phần nào giải quyết những vấn đề này.
5 Phương pháp hỗn hợp (sandwich) là phương thức đào tạo do từ hai cơ sở đào tạo trở lên cùng tham gia. Nghiên cứu sinh sẽ trải qua các thời gian tại các cơ sở đào tạo khác nhau để hoàn thành chương trình đào tạo. Bằng tốt nghiệp sẽ do hai bên cúng cấp hoặc chỉ một bên, thùy thuộc thỏa thuận giữa các cơ sở đào tạo tham gia.
Bảng 3.2 Số lượng học viên cao học đang học (từ 2009 đến năm 2011)
TT Khoa/Viện đào tạo Ngành/Chuyên ngành
Tổng
2009 2010 2011 Tổng
1 Nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản 84 29 21 134
2 CN Thực phẩm CN sau thu hoạch 25 15 15 55
3 KH-CN Khai thác
thủy sản Khai thác thủy sản 15 04 03 22
4 Kỹ thuật giao thông
Kỹ thuật tàu thủy 14 - 06 20
Kỹ thuật ô tô, máy
kéo - 01 04 05
5 Kinh tế Kinh tế thủy sản Quản trị kinh doanh 09 14 09 32
362 142 276 780
Tổng 509 205 334 1.084
3.3 Kết quả phân tích định lượng 3.3.1 Thông tin mẫu