Bài học thành công

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 50)

2.3.1.1. Nhận thức và đánh giá đúng về vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

Trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có doanh nghiệp lớn mà phải quan tâm phát triển DNNVV, bởi hệ thống doanh nghiệp này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết việc làm.

Ngay từ khi kết thúc chiến tranh, Nhật Bản đã coi các doanh nghiệp này nhƣ là các công cụ đắc lực cho việc tái thiết nền kinh tế. Song song với sự phát triển của DNNVV, các loại hình luật về doanh nghiệp cho thành phần này ra đời rất sớm và liên tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện; các tổ chức tài chính và ngân hàng, thực hiện việc hỗ trợ toàn diện các DNNVV cũng xuất hiện trƣớc so với lịch sử kinh tế các nƣớc. Các cơ quan này hợp thành một “hệ thống xã hội” hoàn chỉnh và là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của các DNNVV. Sự nhận thức sớm và đúng đắn vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế là nguyên nhân đầu tiên góp phần làm gia tăng tỷ trọng các doanh nghiệp loại hình này trong nền kinh tế và trong các ngành nghề khác nhau ở Nhật Bản.

2.3.1.2. Tạo môi trường thuận lợi, chính sách hỗ trợ linh hoạt cho hoạt động của SMEs

Thành công của các SMEs trong sự đóng góp và quá trình tăng trƣởng kinh tế nhanh của Nhật Bản không thể không kể đến vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện hỗ trợ toàn diện đối với các loại hình doanh nghiệp này. Từ ngay khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của SMEs đã đƣợc hình thành rõ ràng và cụ thể, các quy định này ngày càng đƣợc hoàn thiện theo thời gian và phù hợp với từng giai đoạn. Bên cạnh đó, một hệ thống các chính sách hỗ trợ DNNVV từ lúc khởi sự cho đến khi giải thể doanh nghiệp. Chính phủ Nhật đã cố gắng tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV.

42

Giai đoạn đầu của công cuộc tái thiết nền kinh tế, những biện pháp cơ bản đối với các DNVVN là nhằm thoát khỏi tình trạng khó khăn bằng cách lập ra những hội hợp tác, qua đó Chính phủ thực thi hỗ trợ tài chính và thiết lập các hệ thống tiếp cận cho DNVVN. Bƣớc vào thời kỳ tăng trƣởng cao, do có sự chênh lệch giữa các DNNVV so với các doanh nghiệp lớn, Chính phủ tiến hành những biện pháp hợp lý hóa theo từng khu vực, hƣớng dẫn các doanh nghiệp chủ chốt hiện đại và hợp lý hóa theo từng khu vực, hƣớng dẫn các doanh nghiệp chủ chốt hiện đại và hợp lý hóa tổ chức - quản lý bằng kế hoạch đầu tƣ và các điều luật bảo hộ quyền lợi của các DNVVN trong cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp lớn.

Khi quá trình tăng trƣởng nhanh xuất hiện các mâu thuẫn, Chính phủ thông qua các chính sách hƣớng dẫn các DNVVN đáp ứng những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp, chú trọng sản xuất những mặt hàng giá trị phụ gia cao có thể cạnh tranh cùng các doanh nghiệp lớn trong, ngoài nƣớc. Chính phủ đã thực hiện sự hỗ trợ toàn diện, có hiệu quả cho các doanh nghiệp loại hình này trong việc vƣơn lên tự khẳng định vai trò trong nền kinh tế.

2.3.1.3. Hỗ trợ SMEs phát huy nội lực để phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh

Nhật Bản có hệ thống các biện pháp hỗ trợ SMEs khá đầy đủ và hiệu quả, từ hỗ trợ nguồn vốn, hỗ trợ nguồn nhân lực, hỗ trợ nâng cao công nghệ.

Hệ thống các biện pháp hỗ trợ về vốn phong phú, linh hoạt: SMEs Nhật Bản có thể tăng nguồn vốn gián tiếp thông qua chƣơng trình của ba tổ chức tài chính thuộc Chính phủ. Ngoài ra, chính phủ cũng hỗ trợ tín dụng cho các SMEs thông qua hệ thống bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm tín dụng và các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. SME còn có kênh huy động vốn thông qua bán cổ phiếu với sự trợ giúp của Tổ chức các công ty tƣ vấn và đầu tƣ SME bảo lãnh.

Hỗ trợ thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ thông tin: hỗ trợ vốn cho các hoạt động mua thiết bị công nghệ cao bằng việc giảm thuế, thành lập những tổ chức cho thuê thiết bị với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất. Đối với hoạt động R&D, chính phủ Nhật khuyến khích hợp tác với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp về nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật. Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều Luật liên quan

43

đến các hoạt động này nhƣ Luật thúc đẩy sáng tạo hoạt động kinh doanh quy định tăng ngân sách vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, cắt giảm chi phí bằng sáng chế… Đối với chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin, Nhật Bản tổ chức các hội thảo đào tạo thƣơng mại điện tử cho các doanh nghiệp tại các trung tâm hỗ trợ SME các tỉnh, thành phố, cứ các chuyên gia về công nghệ thông tin đến hƣớng dẫn các doanh nghiệp trong việc ứng dụng. Đây là bài học đáng để Việt Nam học hỏi vì trình độ công nghệ của các SMEs Việt Nam còn rất kém.

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: Chính phủ Nhật có rất nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nhƣ tổ chức các khoa học dành cho các nhà quản lý, hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp có chƣơng trình đào tạo nghề và hoạt động hƣớng nghiệp công nhân, giảm thuế cho doanh nghiệp cho phần chi phí đào tạo tăng thêm, thành lập các trƣờng đại học đào tạo về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, ở Việt Nam, trình độ của các nhân viên trong SMEs còn hạn chế, lực lƣợng lao động có chuyên môn kỹ thuật còn ít, trong khi chất lƣợng đào tạo còn thấp, không phù hợp với nhu cầu thực tế.

Hỗ trợ tƣ vấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho SMEs. Các doanh nghiệp SMEs Nhật Bản có thể nhận đƣợc sự hỗ trợ về thông tin, chính sách của Nhầ nƣớc cũng nhƣ hỗ trợ về kinh doanh và công nghệ thông qua hệ thống các trung tâm có ở từng tỉnh, thành phố, quận huyện. Các trang web thông tin cho SMEs đƣợc đánh giá là rất có hiệu quả.

2.3.1.4. Phát triển SMEs dựa vào hình thành các liên kết kinh tế

Nếu ở đặc điểm về quy mô và phạm vi hoạt động của các DNVVN Nhật Bản không có gì khác biệt lớn so với loại hình doanh nghiệp này ở các nƣớc, thì đặc điểm về sự liên kết gắn bó mật thiết giữa các DNVVN với doanh nghiệp lớn, lại là đặc điểm nổi bật, khác biệt hẳn so với hầu hết các nƣớc. Chính sự phối hợp có hiệu quả giữa các loại hình doanh nghiệp ở Nhật Bản đƣợc coi là động lực cho sự phát triển kinh tế sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đến nay và là bí mật sức sống của các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung, của DNVVN Nhật Bản nói riêng.

Ở Nhật Bản, hầu hết các doanh nghiệp lớn (chiếm 3/4) sử dụng hàng trăm xí nghiệp gia công chế biến trở lên. Một doanh nghiệp lớn có thể hợp đồng gia công tới 50% số lƣợng sản phẩm gia công của nó. Ngƣợc lại, hầu hết các DNVVN thực

44

hiện các hợp đồng gia công với các doanh nghiệp lớn. Sự phối hợp các ƣu thế về quy mô tạo nên mô hình mới trong cơ cấu công nghiệp Nhật Bản. Mô hình này có thể phác họa nhƣ sau: công ty lớn- công ty nhận gia công đầu tiên- công ty nhận gia công thứ hai- công ty nhận gia công thứ ba- công ty nhận gia công thứ tƣ…Sự phân công lao động theo kiểu này cho phép khai thác tiềm năng không chỉ của các cá nhân, mà còn cả tiềm năng trong sự hiệp tác giữa các tổ chức. Sự phối hợp các loại hình doanh nghiệp cho phép tạo ra sản phẩm với chi phí đầu vào thấp, chất lƣợng sản phẩm cao đáp ứng đƣợc nhu cầu phong phú và đa dạng trên bất kỳ thị trƣờng nào của nền kinh tế.

Ngoài những liên kết giữa các doanh nghiệp, Chính phủ Nhật Bản còn có nhiều chính sách khuyến khích việc thành lập liên kết giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp, các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học.

2.3.1.5. Tạo kênh thông tin riêng, hỗ trợ DNNVV xúc tiến mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tiếp cận và đổi mới công nghệ

DNNVV cần đƣợc cung cấp các thông tin liên quan đến: (i) Cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc, thị trƣờng trong và ngoài nƣớc một cách nhanh chóng và kịp thời; (ii) Tạo thành diễn đàn giao lƣu, trao đổi giữa các DNNVV và giải đáp các vƣớng mắc của DNNVV; (iii) Tiếp nhận sự phản hồi thông tin từ DNNVV đối với cơ quan quản lý có liên quan.

Cần xây dựng cơ chế quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tham gia vào các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại trong và ngoài nƣớc, đặc biệt khuyến khích tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để có cơ hội tiếp thị sản phẩm; nắm bắt, cập nhật công nghệ mới trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

2.3.1.6. Thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV

Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNNVV vƣợt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm… theo hƣớng khuyến khích DNNVV phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đƣợc thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và đƣợc thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp này, từ thành lập, vƣợt qua khó khăn, tăng trƣởng và toàn cầu hóa.

45

Cơ quan đầu tiên đƣợc thành lập nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ cho SMEs ở Nhật Bản là Small and medium enterprises Agency (1948). Tiếp đó, một hệ thống các cơ quan chuyên trách và chƣơng trình hành động đƣợc tổ chức ra để thực hiện việc hỗ trợ cho các SMEs theo từng lĩnh vực hỗ trợ và đƣợc triến khai thành mạng lƣới cơ sở, chi nhánh trên cả nƣớc

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 50)