1.2.2.1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động của SMEs phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
Bằng việc thi hành các quy tắc, luật lệ của chính phủ đối với các vấn đề thuộc môi trƣờng kinh doanh nhƣ luật chống độc quyền, các chính sách về cạnh tranh, thủ tục đăng ký bản quyền, nhãn mác kinh doanh hay các quy định về sỡ hữu trí tuệ đã tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các SMEs phát triển, đẩy nhanh sự phát triển của thị trƣờng. Cùng với đó, việc Chính phủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông vận tải, bến cảng, phƣơng tiện liên lạc và công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.
Việc tạo lập môi trƣờng còn thể hiện trong việc tạo ra môi trƣờng thuế phù hợp. Các đạo luật thuế của mỗi quốc gia đƣợc coi là một trong những công cụ tốt nhất nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số quốc gia, luật thuế có tính linh hoạt cao, có thể thay đổi thƣờng xuyên nhƣ khấu trừ thuế, giảm thuế… để phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa này. Cùng với việc giảm thuế, chính phủ các nƣớc cũng dần tiến tới việc giảm bớt các thủ tục pháp lý, các quy định của chính phủ gây cản trở sự phát triển của SMEs nhƣ rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh, thực thi chính sách một cửa hay phân luồng khai thuế.
18
1.2.2.2. Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc đối với SMEs nhƣ các chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trình độ quản lý, cung cấp thông tin… đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bƣớc giúp các SMEs khắc phục các hạn chế của mình về nguồn vốn, năng lực quản lý yếu, công nghệ lạc hậu. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cho các SMES, tìm ra hƣớng đi cho riêng mình và mở rộng phát triển kinh doanh.
Trong các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực SMEs, chính sách hỗ trợ về vốn đƣợc nhiều quốc gia chú trọng. Chính phủ có những biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện cho các SMEs tiếp cận đƣợc với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, nhƣ có thể hạ lãi suất cho vay, trực tiếp đứng ra cho các SMEs vay hoặc có thể là ngƣời bảo lãnh cho các khoản vay của SMEs. Tại Hàn Quốc, hệ thống hỗ trợ tài chính cho SMEs gồm hệ thống bảo lãnh tín dụng trực thuộc Ngân hàng Trung ƣơng, các cơ cấu tài chính khác thuộc chính phủ. Hệ thống bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc đƣợc luật hóa năm 1961 với mục tiêu là giảm nhẹ khó khăn tài chính cho các DNNVV. Đến năm 2013, hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV đƣợc phân theo ba kênh chính gồm: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phƣơng. Đây là những công cụ đắc lực mà chính phủ sử dụng để hỗ trợ DNNVV.
1.2.2.3. Vai trò đối với Nhà nước và xã hội
Trƣớc đây, để thực hiện vai trò là một nhà đầu tƣ, Nhà nƣớc phải đầu tƣ trực tiếp để thành lập các công ty nhà nƣớc. Thông qua các chính sách hỗ trợ SMEs, Nhà nƣớc có thể gián tiếp thể hiện vai trò là một nhà đầu tƣ, đầu tƣ vốn vào các SMEs. Bên cạnh đó, hình thức này còn làm tăng tính hiệu quả hoạt động đầu tƣ sản xuất vì Nhà nƣớc có thể huy động đƣợc các nguồn lực trong dân chúng, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc của mình.
Ngoài ra, bằng các chính sách, Nhà nƣớc còn có thể điều chỉnh hoạt động của các ngành, các lĩnh vực cũng nhƣ các vùng kinh tế cụ thể. Những ngành, khu vực cần phát triển, Chính phủ có thể đƣa ra những ƣu đãi, tạo điều kiện nhằm thu hút đầu tƣ và ngƣợc lại có thể hạn chế sự tham gia của các SMEs đối với các ngành cần thu hẹp.
19
Nhƣ vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Không có tiêu chí thống nhất nào xác định SMEs áp dụng cho tất cả các nƣớc. Các tiêu chí xác định SMEs đƣợc sử dụng đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nƣớc. Với đặc điểm của mình, DNNVV có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Mỗi nƣớc đều có chính sách hỗ trợ SMEs theo cách riêng phù hợp với tình hình phát triển của mình. Các chính sách hỗ trợ này giúp các SMEs khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia phát triển.
20
CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX cả thế giới đã phải kinh ngạc trƣớc sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Thế giới chƣa từng chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế nào nhanh nhƣ vậy trƣớc đó. Cũng kể từ đó phần còn lại của thế giới đã phải nghiên cứu nhiều hơn về Nhật Bản để đi tìm câu trả lời cho sự phát triển đó. Một trong những yếu tố quan trọng khiến Nhật Bản có tốc độ tăng trƣởng nhanh và duy trì trong nhiều năm của thời kỳ này đó là chiến lƣợc phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa.