Nhật Bản là quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ nhất về doanh nghiệp nhỏ trên thế giới. Kể từ năm 1949, Nhật Bản đã thực hiện hơn 30 pháp luật về doanh nghiệp nhỏ. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh này đóng một vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và tiến bộ công nghệ. Nó đảm bảo sự phát triển lớn của các DNVVN trong Nhật Bản. Nhìn chung các quy định pháp lý về SMEs có các nội dung cụ thể sau:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất của các SMEs, bao gồm các quy định về hiện đại hóa cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa quản lý kinh doanh, tối đa hóa quy mô đoàn thể hay thay đổi phƣơng thức kinh doanh…;
- Khắc phục những hạn chế của SMEs: giảm bớt sự cạnh tranh không công bằng, hợp lý hóa các giao dịch theo hợp đồng thầu phụ, bảo đảm những cơ hội kinh doanh nhƣ khuyến khích thầu phụ trong nƣớc, nhận đƣợc những đơn đặt hàng của chính phủ;
- Hỗ trợ tự lực cho khởi nghiệp và đổi mới kinh doanh: khuyến khích việc đổi mới kinh doanh bằng hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị, kỹ năng quản lý, khuyến khích kinh doanh mạo hiểm, tiên phong trong hoạt động R&D;
25
- Tăng cƣờng hệ thống quản lý bằng việc đảm bảo các nguồn lực về nguồn nhân lực, thông tin, thiết bị và công nghệ, thành lập trung tâm hỗ trợ tăng cƣờng liên kết…;
- Tạo điều kiện dễ dàng trong thay đổi kinh doanh, cung cấp hệ thống tƣơng trợ lẫn nhau và hệ thống pháp luật về phá sản;
- Tài chính và thuế: tạo điều kiện cho các SMEs tiếp cận nguồn vốn vay, nâng cao vốn tự có và giảm nhẹ gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp.
Các quy định pháp luật liên quan đến SMEs của Nhật Bản có sự thay đổi qua các thời kỳ, thể hiện nhƣ sau:
2.2.1.1. Giai đoạn tái thiết (1945-1954)
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng nhƣ: lạm phát, thất nghiệp, thiếu năng lƣợng, thiếu lƣơng thực, sản xuất công nghiệp giảm sút. Tuy nhiên, xã hội Nhật Bản lúc đó vẫn còn tồn tại vấn đề độc quyền của các tài phiệt (Zaibatsu) nhƣ Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Yasuda... Các tập đoàn lớn này đã từng thâu tóm hết toàn bộ nền kinh tế, độc quyền chi phối nền kinh tế Nhật từ trƣớc chiến tranh. Hình thức độc quyền này đã không còn phù hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ, trong khi các doanh nghiệp lớn mất một thời gian lâu hơn để khởi động lại các hoạt động thì các DNNVV đã phục hồi nhanh hơn để cung cấp các nhu cầu của ngƣời dân về hàng tiêu dùng trong thời gian đó. Trƣớc tình hình đó, Chính phủ Nhật đã thông qua
Đạo luật chống độc quyền và Luật xóa bỏ sự tập trung quá mức nguồn lực kinh tế
(The Law for Elimination of Excessive Concentration of Economic Power) trong năm 1947. Sự ra đời của hai Luật này đã tạo môi trƣờng bình đăng hơn, thúc đẩy sự phát triển của SMEs.
2.2.1.2. Thời kỳ tăng trưởng cao, giai đoạn đầu tiên (1955-1962)
Trong giai đoạn tăng trƣởng nhanh này, các doanh nghiệp lớn và DNNVV có sự khác nhau trong tốc độ tăng trƣởng về năng suất, tiền lƣơng, công nghệ và khả năng tài chính. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn sử dụng các loại máy móc cũ kỹ, chuẩn mực quản lý kinh doanh thấp nên hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập ngƣời lao động thấp, trong khi đầu tƣ của các doanh nghiệp lớn đã làm tăng nhu cầu về lao động, dẫn tới tăng mức lƣơng. Nhằm điều chỉnh sự chênh lệch về mặt sản xuất giữa
26
các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn đồng thời tăng cƣờng khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng đang bị tụt hậu so với các nƣớc Âu-Mỹ, chống lại xu hƣớng toàn cầu hóa về việc dễ dàng bị mua lại bởi các công ty của nƣớc ngoài, chính sách hiện đại hóa SME trong những năm 1960 trở nên cấp thiết.
Năm 1957, Nhật Bản ban hành Luật các biện pháp tạm thời nhằm phát triển công nghiệp điện tử. Trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ, Luật Hỗ trợ tài chính để thúc đẩy DNNVV đƣợc ban hành vào năm 1956 với mục đích với mục đích nâng cao năng suất của các DNNVV thông qua việc sử dụng các thiết bị hiện đại. Thông qua luật này, chính quyền các thành phố bắt đầu cho DNNVV vay kinh phí cần thiết để hiện đại hoá thiết bị trong khu vực của họ.
Chính sách tăng cƣờng tổ chức cho SME cũng đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình nghị sự, Luật liên quan đến tổ chức các hiệp hội SMEs đƣợc ban hành vào năm 1957 cho phép các SMEs có thể cùng nhau lập hội để giúp nhau góp sức, góp tiền hỗ trợ nhau trong sản xuất. Cuối cùng, luật liên quan đến tƣ vấn quản lý và hƣớng dẫn cho doanh nghiệp nhỏ đã đƣợc thông qua. Luật đầu tiên nhằm mục đích khuếch tán rộng rãi các chƣơng trình quản lý của chính phủ (Luật Thương mại tổ chức và Hiệp hội Công nghiệp ban hành 1960) theo đó các tổ chức thƣơng mại và công nghiệp ở các địa phƣơng đƣợc hệ thống lại, củng cố nhằm cung cấp một hệ thống tƣ vấn có hiệu quả trên khắp cả nƣớc.
Giai đoạn này, Nhật Bản đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng yếu đƣợc thực hiện bởi các tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Đồng thời, Nhật cũng tăng cƣờng mối liên kết ngành giữa SMEs với các DN lớn bằng cách phát huy sức mạnh của SMEs trong việc cung ứng đầu vào là nguyên liệu thô và phụ kiện cho các doanh nghiệp lớn thay vì phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Theo đó, nhiều DNNVV bắt đầu nhận khoán gia công lắp ráp sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế tác. Các hợp đồng thầu phụ đã cải thiện sự hiệu quả và tiến bộ trong công nghệ của cả doanh nghiệp lớn và DNNVV thông qua chuyên môn hóa công việc. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn đã tận dụng vị trí chiếm ƣu thế của họ trên các nhà thầu phụ (SMEs) và tham gia vào các hoạt động không lành mạnh (trì hoãn, giảm thanh toán cho nhà thầu phụ hoặc xâm phạm lợi ích của họ). Để ngăn chặn sự lạm dụng bởi các doanh nghiệp lớn, Luật Phòng chống Chậm trễ trong việc thanh toán các khoản phí
27
đồng phụ và vấn đề liên quan (Luật thanh toán của nhà thầu phụ) đã đƣợc ban hành vào năm 1956.
2.2.1.3. Thời kỳ tăng trưởng cao, giai đoạn thứ hai (1963-1972)
Những năm 1960 đã chứng kiến sự mở cửa của thị trƣờng Nhật Bản kinh doanh với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong thời gian này, việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ đƣợc coi là một yêu cầu tối thiểu để đạt đƣợc sự phát triển cân bằng của nền kinh tế quốc gia. Hơn nữa, các biện pháp hƣớng tới phát triển DNNVV trong giai đoạn này đã đƣợc hƣớng tới việc nâng cấp cơ cấu công nghiệp và tăng cƣờng khả năng cạnh tranh quốc tế của các DNNVV.
Năm 1963, Luật cơ bản cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME Basic Law)
đƣợc ra đời, đã tăng cƣờng các chính sách đối mặt với khó khăn, bất lợi đồng thời giới thiệu các biện pháp huy động vốn cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. SME Basic Law đã xác định các tiêu chí của DNNVV cũng nhƣ mục tiêu chính sách phát triển kinh doanh nhỏ, do vậy đã khẳng định tầm quan trọng và có biện pháp phát triển khu vực doanh nghiệp này, góp phần làm tăng đáng kể số lƣợng DNNVV.
Một luật quan trọng nữa đƣợc ban hành trong thời gian này thời gian là Luật khuyến khích hiện đại hóa DNNVV. Luật này nhằm nâng cao năng suất của doanh nghiệp nhỏ bằng cách thực hiện một kế hoạch hiện đại hóa các ngành công nghiệp. Kết nối với mục tiêu này, Luật hỗ trợ SMEs cũng đã đƣợc ban hành vào năm 1963. Luật này làm nền tảng cho một kế hoạch có tính hệ thống và hiệu quả trong việc hợp lý hóa quản lý và cải tiến kỹ thuật cho SMEs. Kế hoạch đó bao gồm từ việc quy định chế độ cung cấp tiền vốn đến việc hƣớng dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, cũng nhƣ đề ra những chƣơng trình hiện đại hóa để nâng cao năng suất lao động của SMEs. Một khoản vay để nâng cấp cũng đã đƣợc thiết lập bởi Hội đồng Xúc tiến DNNVV Nhật Bản (Japan Small Business Promotion Corporation), đƣợc thành lập vào năm 1967.
Cuộc suy thoái bắt đầu vào năm 1964 tác động tiêu cực đến SMEs. Do đó, một luật đặc biệt, Luật bảo đảm tiếp nhận đơn đặt hàng của Chính phủ và cơ quan công quyền khác bởi SMEs, đƣợc ban hành vào năm 1966 với mục đích khắc phục những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ do cuộc suy thoái kinh tế. Theo đó, chính
28
phủ có nghĩa vụ thiết lập một mục tiêu số lƣợng đơn đặt hàng cho doanh nghiệp nhỏ hàng năm.
Luật khuyến khích các SMEs làm thầu phụ (Law on the Promotion of Subcontracting Small and Medium Enterprises) đƣợc ban hành vào năm 1970. Luật này nhằm mục đích hiện đại hóa doanh nghiệp thầu phụ vì tầm quan trọng ngày càng tăng của hình thức thầu phụ mang lại bởi sự cạnh tranh quốc tế cao.
Cuối cùng, để đáp ứng nhu cầu cần có một hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ đối mặt với khó khăn trong việc huy động vốn từ thị trƣờng chứng khoán mở, Luật công ty đầu tư kinh doanh nhỏ đƣợc ban hành vào năm 1963, nhằm hỗ trợ DNNVV có thể sử dụng vốn đại chúng trong dài hạn.
2.2.1.4. Thời kỳ tăng trưởng ổn định (1973-1984)
Khi cuộc khủng hoảng dầu đầu tiên tác động đến Nhật bản trong năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản chuyển từ việc tăng trƣởng cao sang giai đoạn tăng trƣởng ổn định, các doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp bất lợi trong hoạt động. Để đáp ứng với sự thay đổi này, Luật giúp đỡ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ năm 1976 và Luật liên quan đảm bảo chắc chắn việc nhận được các đơn hàng từ chính phủ năm 1977 đã giúp các SMEs củng cố vị trí của mình. Từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu chuyển hƣớng ƣu tiên sản xuất sang các sản phẩm có kỹ thuật cao nhƣ ô tô, ti vi, các thiết bị điện tử… Trong giai đoạn này,
Luật phát triển doanh nghiệp làm thầu phụ năm 1981 đƣợc ra đời, tiếp tục khuyến khích các SMEs phát triển.
2.2.1.5. Thời kỳ 1985 – 1999
Trong thời gian này, một số chính sách mới đã đƣợc hình thành để thay đổi cấu trúc ngành công nghiệp: Luật khuyến khích các hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa và Pháp luật về tăng cường quản lý trong doanh nghiệp nhỏ
đƣợc ban hành. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời thay thế cho Luật cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 1963, thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đã cho SMEs trong từng lĩnh vực. Theo đó khoảng cách giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV đƣợc xác định lại bằng năng suất, tạo điều kiện cho SMEs phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động.
29
2.2.1.6. Từ năm 2000 – 2013
Giai đoạn này, Nhật Bản thực hiện chuyển đổi, xác lập chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mô hình chính sách cạnh tranh. Các chính sách để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ chính sách cạnh tranh, siết chặt thực thi Luật Chống độc quyền (Luật này đƣợc sửa đổi tháng 6/2009), kinh doanh mạo hiểm (tăng cƣờng liên kết với các trƣờng đại học). Ban hành Luật tái cơ cấu công nghiệp
(năm 2003), Luật thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới của các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2005 (trên cơ sở tổng hợp Luật thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1995, Luật thúc đẩy tạo ra các hoạt động kinh doanh mới 1998 và Luật cải cách kinh doanh 1999). Năm 2006, Nhật Bản ban hành Luật nâng cao năng lực sản xuất của DNNVV; thành lập Quỹ Hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Cơ quan xây dựng hạ tầng doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 2007, ban hành Chiến lƣợc nâng cao mặt bằng tăng trƣởng; tái thành lập chế độ bảo lãnh tín dụng khẩn cấp (năm 2008); ban hành Luật về các biện pháp tạm thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (ngày 4/12/2009, kết thúc cuối năm 2012)…