Xây dựng một khung pháp lý dành riêng cho DNVVN

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 81)

Mặc dù, các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp ở Việt Nam đã đƣợc ban hành khá đầy đủ và phù hợp. Tuy nhiên, DNVVN ở Việt Nam có những đặc điểm riêng. Vì vậy để các DNVVN có thể tận dụng đƣợc các cơ hội phát triển, các cơ quan chức năng cần xem xét đƣa ra khung pháp lý riêng cho hoạt động của các DNVVN để đảm bảo tính pháp lý hơn nữa.

Từ bài học kinh nghiệm trong hỗ trợ phát triển DNNVV của Nhật Bản có thể thấy, ngay từ rất sớm, bên cạnh pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nói chung, Nhật Bản đã hình thành khung pháp lý riêng cho các SME nhƣ các luật liên quan đến tài chính, xúc tiến hiện đại hóa của các SME... Việt Nam cũng nên xây dựng những luật điều chỉnh riêng cho hoạt động của DNNVV nhƣ luật hiện đại hóa DNNVV, luật phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật các tổ chức hỗ trợ DNNVV... Các luật này làm định hƣớng và cơ sở để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc ban hành các văn bản chính sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đƣợc thực hiện theo hƣớng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp hoạt động (nhƣ trong lĩnh vực đấu thầu, đất đai, thuế, đầu tƣ, phá sản doanh nghiệp...); tạo môi trƣờng công bằng, bình đẳng cho hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp; giảm bớt các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trƣờng.

4.3.2. Cải thiện việc tiếp cận tài chính cho DNNVV theo hƣớng đa dạng và linh hoạt hóa hình thức hỗ trợ

73

Giải quyết vấn đề nguồn vốn kinh doanh là một trong những khó khăn lớn đối với DNVVN.

Cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho những DNVVN mới thành lập hoặc có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực phục vụ cho phát triển dân sinh, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế, vừa tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hóa - an ninh - xã hội. Đặc biệt việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Trong thời gian tới cần đẩy mạnh:

+ Tập trung giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và DN

+ Nhanh chóng đƣa Quỹ Phát triển DNNVV vào hoạt động. Thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP và Nghị quyết số 22/NQ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc và các cơ quan liên quan xây dựng và trình Thủ tƣớng Chính phủ vào tháng 12/2011. Mục đích của Quỹ là hỗ trợ tài chính cho các DNNVV có các dự án, phƣơng án sản xuất-kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích của Nhà nƣớc nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần thực hiện một số mục tiêu chung của Nhà nƣớc về phát triển DNNVV. Quỹ sẽ ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ƣu đãi đối với các DNNVV có dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích phát triển của Nhà nƣớc.

+ Phát triển hình thức bảo lãnh tín dụng qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam: mở rộng đối tƣợng cho vay; nâng cao năng lực quản lý, điều hành; đồng hành cùng doanh nghiệp có dự án đầu tƣ có hiệu quả thuộc đối tƣợng cho vay vốn, theo đúng quy định. Thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ phù hợp cho các khách hàng vay vốn có khó khăn tạm thời, có khả năng khôi phục sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh thông qua việc cho vay mới đối với các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, có phƣơng án sản xuất, xuất khẩu….

+ Đẩy mạnh hình thức hỗ trợ bão lãnh vốn vay của DNNVV thông qua Ngân hàng phát triển: cho phép doanh nghiệp không có tài sản cầm cố, thế chấp có văn bản cam kết sử dụng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để thế chấp, cho phép thế chấp tài sản hình thành tƣơng lai. Cần nghiên cứu bổ sung cho phép các DNNVV vay vốn ngoại tệ nhập nguyên liệu làm hàng xuất khẩu cũng nhận đƣợc hỗ trợ phát

74

triển của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Cần triển khai việc bảo lãnh cho vay ngoại tệ để khẳng định một cơ sở pháp lý bắt kịp đòi hỏi của thực tế.

+ Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay mới nhƣ: Cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng; và mạng lƣới quỹ bảo lãnh tín dụng cần đƣợc tổ chức ở tất cả các cấp; mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay theo dự án sản xuất kinh doanh chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp; phát triển các quy đầu tƣ mạo hiểm, quỹ tiên phong…

4.3.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chính phủ cần xác định rõ mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ để gia tăng mối liên kết DN nội địa, từ đó tăng giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam. Phát triển doanh nghiệp hỗ trợ sẽ đồng nghĩa với việc thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề cấp bách hiện nay, đó là giải quyết việc làm. Do vậy, để phát triển đƣợc lực lƣợng này, bên cạnh những hỗ trợ về tài chính, cần đẩy mạnh hơn nữa sự hỗ trợ về công nghệ để họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đƣợc những thiết bị mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần có những định hƣớng, chính sách phù hợp để tăng cƣờng thu hút nguồn vốn FDI đầu tƣ vào công nghiệp hỗ trợ.

4.3.4. Thúc đẩy phát triển của công nghệ

Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chƣơng trình đổi mới, ứng dụng công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại, cụ thể: Chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chƣơng trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020...;

Thí điểm xây dựng vƣờn ƣơm doanh nghiệp trong một số lĩnh vực ƣu tiên, tập trung vào đổi mới sáng tạo, phát triển các sản phẩm có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trƣờng;

Ngoài ra, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ chi phí, vốn, chính sách về thuế phù hợp cho các DNNVV tiến hành nghiên cứu, đổi mới công nghệ.

75

4.3.5. Thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành

Nhà nƣớc khuyến khích việc tăng cƣờng liên kết, hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và quan hệ đối tác chiến lƣợc nhằm phát triển xuất khẩu về lâu dài. Doanh nghiệp của nƣớc ta quy mô nhỏ, vốn ít nên càng cần phải tăng cƣờng liên kết và hợp tác.

Hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cƣờng tiếp cận đất đai cho DNNVV thông qua đẩy nhanh việc hoàn thiện và phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng lƣới liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị.

Nhà nƣớc cũng cần đẩy mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc để trở thành chỗ dựa cho DNNVV trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.3.6. Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

Hầu hết các DNVVN tại Việt Nam không sở hữu đất riêng hoặc mặt bằng, điều này khiến cho việc sản xuất và đầu tƣ trong tƣơng lai gặp khó khăn. Việc tìm kiếm mặt bằng là một vấn đề lớn đối với họ. Do vậy, cần có sự trợ giúp của Ủy ban Nhân dân địa phƣơng trong việc hỗ trợ mặt bằng kinh doanh, đồng thời giải quyết tốt vấn đề môi trƣờng. Cần có các chính sách khuyến khích các công ty di chuyển nhà máy của họ bằng cách cung cấp ƣu đãi thuế và cung cấp hỗ trợ tài chính để giúp họ mua đất và phƣơng tiện cần thiết. Khuyến khích xây dựng không gian dân sinh và công nghiệp nhẹ, phù hợp với đặc thù của DNVVN.

4.3.7. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội ngũ cán bộ quản lý cho DNVVN cho DNVVN

Nguồn lao động sử dụng phải theo hƣớng chuyên môn hóa cao có chất lƣợn. Ngoài đào tạo nâng cao chuyên môn, đội ngũ lãnh đạo cần đƣợc đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực… để nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý để điều hành hoạt động doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

- Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển dạy nghề để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, yêu cầu mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Trong đó, hỗ trợ Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực hiện có và xây dựng mới một số trung tâm dự báo nguồn

76

nhân lực nhằm cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc hƣớng nghiệp, xây dựng chƣơng trình, lập kế hoạch đào tạo nghề nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực cho mình và huy động vốn của các thành phần kinh tế trong đầu tƣ, xây dựng, mở rộng, nâng cấp hệ thống các cơ sở đào tạo cả về vật chất, trang thiết bị và giáo viên để đào tạo nghề với những tiêu chuẩn chất lƣợng đƣợc quy định chặt chẽ nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.

- Định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát để nắm bắt đƣợc nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của các DNNVV, qua đó có cơ sở đổi mới nội dung, phƣơng thức đào tạo phù hợp yêu cầu nguồn nhân lực của từng nhóm đối tƣợng DNNVV.

4.3.8. Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xây dựng hệ thống thuế hoàn chỉnh, phù hợp với lộ trình phù hợp với cam kết hội nhập khu vực và quốc tế.

- Đa dạng hóa hình thức ƣu đãi thuế cho DNNVV: ƣu đãi thuế trong đầu tƣ cải thiện công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ, phƣơng pháp sản xuất mới… - Ƣu đãi thuế thu nhập cho DNNVV: Để giảm gánh nặng thuế cho DNNVV, chính phủ cần có những ƣu đãi về thuế thu nhập cho cộng đồng DN này. Có thể xây dựng hệ thống thuế TNDN với thuế suất lũy tiến hoặc đặt ra ngƣỡng thuế thu nhập. Theo đó, DN dƣới ngƣỡng sẽ đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi.

- Chính sách thuế khuyến khích bên thứ ba cho DNNVV vay để đầu tƣ tài sản: DNNVV luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thức. Đây là rào cản đối với sự phát triển của DN. Vì vậy, cần có quy định khuyến khích và tạo điều kiện cho bên thứ ba (cá nhân, tổ chức tín dụng…) vay vốn đề đầu tƣ tài sản.

4.3.9. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan, các địa phƣơng cần quan tâm đầu tƣ hơn nữa cho chƣơng trình XTTMQG nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu , phát triển thị trƣờng nội địa , nhất là khu vực miền núi , biên giới và hải đảo . Nguồn lực tài chính cần đƣợc tăng cƣờng để phát triển đa dạng cơ sở hạ tầng , giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, giao thƣơng và sản xuất; đẩy mạnh các hoạt

77

động hỗ trợ phát triển cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ khuyến khích thuế, vốn thông qua đó hạ giá thành dịch vụ logistics, góp phần giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp.

Với vai trò chủ trì , phối hợp với các bộ , cơ quan, địa phƣơng để thực hiện hoạt động XTTM , Bộ Công thƣơng cần chủ động xây dƣ̣ng chiến lƣợc hoạt động XTTM dài hạn, trung hạn và hàng năm nhằm xác định rõ mục tiêu dài hạn cũng nhƣ ngắn hạn của chƣơng trình. Điều này sẽ góp phần giúp việc xây dƣ̣ng chính sách về XTTM đƣợc đồng bộ và thƣ̣c thi hơn. Sƣ̣ phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý và các hiệp hội cần đƣợc tăng cƣờng để có sự điều hành thống nhất , lồng ghép, kết hợp các hoạt động xúc tiến , qua đó nâng cao sức mạnh và hiệu quả , tiết giảm chi phí . Trƣớc hết, Bộ Công thƣơng cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tập trung cho các doanh nghiệp hoặc các chính sách hỗ trợ nội địa, đầu tƣ các Trung tâm cung cấp thông tin kinh tế cho doanh nghiệp, nhất là về các vấn đề liên quan tới thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa.

Cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trƣờng thế giới và trong nƣớc, công tác kiểm tra , kiểm soát việc thực hiện, triển khai các cơ chế, chính sách, kịp thời sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách chƣa xác thực với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp;

Cần thƣờng xuyên thƣ̣c hiện công tác đào tạo , nâng cao trình độ , năng lƣ̣c cho các cán bộ là m công tác xúc tiến của nhà nƣớc và của các hiệp hội ngành hàng . Đặc biệt là những kỹ năng , kiến thức cơ bản về thu thập thông tin , phân tích, đánh giá doanh nghiệp cũng nhƣ những thông tin tổng quan về khu vực DNNVV.

Bên cạnh đó các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp cần liên kết, phối hợp với nhau và tổ chức, thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp thành chuỗi sản xuất, cung ứng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, qua đó thuận lợi hơn trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, hạn chế rủi ro và nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp và tổ chức hiệp hội cũng cần tích cực quảng bá, xúc tiến thƣơng mại, tìm hiểu thị trƣờng, khai thác các thị trƣờng tiềm năng và tạo thêm thị trƣờng mới để đầu tƣ đúng hƣớng và phát triển mạnh sản xuất kinh doanh trong bối cảnh có nhiều khó khăn hiện nay.

78

4.3.10. Hỗ trợ thông tin và tư vấn cho DNNVV

- Tăng cƣờng nguồn lƣ̣c , nguồn kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý cho DN thông qua việc bổ sung ngân sách trung ƣơn g, kêu gọi các nguồn tài trợ trong và ngoài nƣớc hỗ trợ nguồn lực , chuyên gia tƣ vấn , kỹ thuật xây dựng và thƣ̣c hiện các hoạt động cụ thể của Chƣơng trình.

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế tối đa sự chồng chéo , mâu thuẫn trong các văn bản của cơ quan quản lý , gây khó khăn cho quá trình áp dụng và thực hiện . Thông qua cổng thông tin điện tử của các Bộ , ngành, địa phƣơng cần cung cấp , công khai hóa thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chƣơng trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng, phản biện, thực hiện, giám sát, đánh giá chính sách.

- Tăng cƣờng học tập , trao đổi và nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm, kỹ năng xây dựng hệ thống chính sách, tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tại các quốc gia có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực này.

- Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng các kênh thông tin, cơ sở dữ liệu về DNNVV. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận thông tin, xúc tiến mở rộng thị trƣờng bao gồm tăng cƣờng triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng để khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cận thông tin cho DNNVV…

4.3.11. Cũng cố các cơ quan chức năng và chuyên môn phục vụ phát triển DNNVV DNNVV

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 81)