Những khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 61)

Do tác động của khủng hoảng kinh tế, xu hƣớng sụt giảm về số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới bắt đầu từ năm 2011 với số lƣợng đăng ký mới là 77.548 DN, giảm 7,2% so với năm 2010. Đến năm 2012, số lƣợng này còn 69.874 DN, tiếp tục giảm 9,9% so với năm 2011. Tuy nhiên, xu hƣớng giảm này đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong năm 2013, khi số lƣợng doanh nghiệp đăng ký mới lại tăng cao đạt 76.955, tăng 10,1% so với năm 2012, nhƣng tổng số vốn đăng ký chỉ đạt 398.681 tỷ đồng, giảm 14,7% so với 2012 và giảm mạnh so với 513.700 tỷ đồng của năm 2011. Đồng thời, số lƣợng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 tiếp tục tăng so với 2012. Cụ thể, trong năm 2013 có 60.737 doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011.

Biểu đồ 3.3. Số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động từ 2010 - 2013

Nguồn: Báo cáo thường niên DN Việt Nam, VCCI

- Về tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ: Các DNNVV còn chƣa tiếp cận đƣợc hiệu quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia vào các chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ nhƣ: Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia, Quỹ đổi mới Khoa học công nghệ… còn rất khiêm tốn (dƣới 10%). Do các DNNVV hoặc là có nguồn lực hạn chế, hoặc chƣa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn lực phân bổ

53

bởi Chính phủ để phát triển các ngành, nghề và lĩnh vực ƣu tiên. Việc tiếp cận hạn chế này còn bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu thông tin, hoặc thủ tục quá phức tạp.

- Về tài chính: Khó khăn nhất đối với DN, đặc biệt là các DNNVV vẫn là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, lãi suất cho vay liên tục ở mức cao và trong thời gian dài, nên các DN khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Ngay cả khi tiếp cận đƣợc vốn vay, với lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn khiến các DN khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lƣơng cho ngƣời lao động. Theo báo cáo của Hiệp hội DNNVV Việt Nam, năm 2011 chỉ khoảng 30% DNNVV vay vốn đƣợc từ các ngân hàng, 70% số còn lại sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Trong Quý I/2012, có trên 30% số DN vay vốn ngân hàng, trong đó có tới 76% phải vay ở mức lãi suất 18-19% trở lên.

- Về năng lực công nghệ: Kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp. Số lƣợng các DN hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các DN chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DN. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 – 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao [28].

- Về chất lượng nguồn lao động: 75% lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi. Tại Hà Nội, tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc đóng bảo hiểm xã hội đạt 60,53% vào năm 2010 [28].

- Thị trường thu hẹp: Hầu hết các thị trƣờng truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu giảm. Các thị trƣờng mới thì thiếu tính ổn định, chủ yếu hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ.

- Thiếu thông tin, kiến thức, thiếu mặt bằng sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại đang là những khó khăn trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 61)