Quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 29)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản có lịch sử phát triển từ rất lâu. Tuy nhiên, vai trò và vị trí quan trọng của các DNNVV đối với nền kinh tế Nhật Bản chỉ đƣợc nhắc đến nhiều kể từ khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc. Sau chiến tranh, các ngành công nghiệp nhƣ khai thác, chế tạo đã giảm xuống chỉ còn bằng 1/10 so với trƣớc chiến tranh, các doanh nghiệp lớn rơi vào phá sản hoặc giải thể, trong khi đó hàng hóa do các DNNVV sản xuất ra tiêu thụ rất nhanh và các DNNVV Nhật Bản đã đóng góp rất lớn vào công cuộc khôi phục kinh tế. Không phải các DNNVV gặp ít vấn đề liên quan đến việc hoạt động hơn các doanh nghiệp lớn, ngƣợc lại, các DNNVV phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bên ngoài nhƣ thiếu nguyên liệu sản xuất, lạm phát nghiêm trọng, và việc ƣu tiên phân phối vật liệu cho ngành công nghiệp nặng, quy mô lớn khi chính phủ cố gắng để hồi sinh nền kinh tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ cũng có vấn đề nội bộ khác nhau, từ trình độ quản lý thấp tới thiếu công nghệ và kinh phí để đầu tƣ và sản xuất.

Vào đầu những năm 1950, Nhật Bản đã hoàn thành công cuộc tái thiết kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế hầu hết đã đạt và vƣợt mức trƣớc chiến tranh. Đến cuối những năm 1950, Chính phủ Nhật tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn phát triển. Do vậy, việc phát triển DNNVV có lúc đã bị xem nhẹ.

Tuy nhiên, bƣớc sang thập kỷ 1960, cơ cấu công nghiệp thay đổi nhờ có tiến bộ kỹ thuật, các DNNVV bắt đầu nhận khoán gia công lắp ráp sản phẩm cho các

21

doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế tác bằng các hợp đồng thầu phụ. Trƣớc tình hình đó, các DNNVV cần thiết phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, trang bị thiết bị máy móc hiện đại nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thay đổi liên tục của thị trƣờng. Chính vì vậy, số lƣợng DNNVV bắt đầu tăng lên nhanh chóng và dần rút ngắn khoảng cách phát triển so với các doanh nghiệp lớn xuống do hầu hết đã đƣợc hiện đại hóa. Đặc biệt, năm 1963, Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về DNNVV. Luật này đã xác định các tiêu chí của DNNVV cũng nhƣ mục tiêu chính sách phát triển loại hình kinh doanh nhỏ, điều này đã khẳng định tầm quan trọng của khu vực DNNVV cũng nhƣ đề ra các biện pháp phát triển khu vực doanh nghiệp này, góp phần làm tăng đáng kể số lƣợng DNNVV trên phạm vi cả nƣớc và tham gia xuất khẩu.

Năm 1973, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ, buộc nƣớc nghèo tài nguyên nhƣ Nhật Bản phải cấu trúc lại nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã không chỉ nhìn nhận lại nền kinh tế mà còn phải thay đổi cả cách nhìn nhận về các DNNVV. “Họ không thể coi các DNNVV nhƣ những cơ sở đƣợc thành lập dựa trên cơ sở tiền lƣơng thấp, van sả của nền công nghiệp lớn, mà là loại hình chiếm ƣu thế so với các doanh nghiệp lớn cả về chức năng, giá thành và trình độ công nghệ” [2]. Từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu chuyển hƣớng ƣu tiên sản xuất sang các sản phẩm có kỹ thuật cao nhƣ ô tô, ti vi, các thiết bị điện tử (đồng hồ, máy ảnh, máy vi tính, máy điều khiển), rô bốt công nghiệp… Những sản phẩm này có đặc điểm là phần lớn thuộc dạng lắp ráp và gia công, nên các công đoạn gia công đều do các DNNVV đảm nhận, các doanh nghiệp lớn Nhật Bản chỉ thực hiện hoạt động lắp ráp hoàn thiện sản phẩm sau cùng. Vị trí của các DNNVV cũng nhờ đó mà đƣợc nâng cao do chúng có thể sản xuất những đơn hàng đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và các sản phẩm đƣợc đánh giá cao trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới.

Tính đến hết năm 1998, Nhật Bản có trên 5 triệu DNNVV (trong đó có khoảng 4,48 triệu doanh nghiệp nhỏ), chiếm 99,7% số doanh nghiệp của cả nƣớc [2]. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện kinh doanh ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, trong đó tập trung lớn nhất ở lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và chế tác. Số lao động làm việc trong các DNNVV cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Sau khi chiến tranh kết thúc, Chính phủ Nhật Bản chủ trƣơng dựa vào các DNNVV để khôi phục nền kinh tế. Các doanh nghiệp này không những góp phần quan trọng vào việc tăng mức tiêu

22

dùng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân chúng, mà còn tạo ra một lƣợng lớn công ăn việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp. Các DNNVV ở Nhật Bản phần lớn thuộc các ngành nghề truyền thống (chiếm 76,3% công nhân, năm 2009), nhƣng ở họ luôn có sự kết hợp giữa những tính cách truyền thống của dân tộc với kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại. Hoạt động trong khu vực thƣơng mại, dịch vụ không ngừng tăng, các DNNVV thời kỳ này chiếm tới 60% doanh số bán ra của ngành bán buôn và gần 80% doanh số ngành bán lẻ.

Từ những năm 80 lại đây, vai trò của các DNNVV Nhật Bản không những tăng lên về mọi mặt đối với nền kinh tế trong nƣớc, mà còn tăng nhanh khối lƣợng buôn bán và đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Đầu tƣ trực tiếp của DNNVV Nhật Bản ra nƣớc ngoài tăng từ 30% những năm 80 lên hơn 60% ngay từ những năm 90.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 29)