Bài học chưa thành công

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 54)

2.3.2.1. Một số SMEs chưa phát huy hết nội lực của mình để kinh doanh và tồn tại trên thị trường do có nhiều sự hỗ trợ cùng lúc

Khi có bất cứ biến động nào của nền kinh tế Nhật Bản, một số SMEs sẽ khó thích ứng nhanh với hoàn cảnh mới do từ trƣớc các SMEs này phải dựa vào các chính sách của Chính phủ để tồn tại. Điều này khiến hoạt động của SMEs bị ảnh hƣởng rất lớn. Ví dụ điển hình nhƣ giai đoạn đầu những năm 90, biến động về tình hình tài chính mà tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa lên đến 5% trong khi tỷ lệ thành lập là 3,5%. Hay số doanh nghiệp Nhật Phá sản tăng qua các năm từ 2005 – 2009.

Bảng 2.3. Số doanh nghiệp Nhật Bản phá sản qua các năm

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số DN phá sản

12.998 13.245 14,091 15,646 15,480 13,321 12,734

Nguồn: Sách trắng DNNVV Nhật Bản năm 2012

2.3.2.2. Tỷ lệ vốn kinh doanh tự có của doanh nghiệp nhỏ còn thấp, phụ thuộc nhiều vào vốn vay của Chính phủ

Doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản thƣờng vẫn phụ thuộc vào vốn vay của Chính phủ, vẫn gặp khó khăn trong việc vay vốn từ tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Hệ thống cho vay vốn đa dạng của Nhật Bản khó áp dụng đƣợc với các quốc gia đang phát triển, ít nguồn lực nhƣ Việt Nam. Một khi nền kinh tế gặp khó khăn, các quỹ phát triển DNNVV của Nhà nƣớc bị lung lay sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của SMEs, trong khi những nƣớc nhƣ Việt Nam đang phải đi vay nợ nƣớc ngoài để phát triển, việc đa dạng hóa hình thức cho SMEs vay vốn nhƣ Nhật Bản sẽ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ nƣớc ngoài nếu các SMEs hoạt động không hiệu quả.

46

2.3.2.3. Tác động tiêu cực từ dân số già đến sự phát triển của SMEs

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản gặp phải vấn đề về thừa kế doanh nghiệp do xu hƣớng già hóa dân số. Việc không có ngƣời thừa kế khiến các doanh nghiệp không thể tiếp tục sự nghiệp kinh doanh dẫn đến đó là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ đóng của các SMEs Nhật Bản tăng trong những năm gần đây.

2.3.2.4. Hình thành các liên kết vẫn không giảm áp lực cạnh tranh cho các SMEs

Một số biện pháp đã đƣợc Nhật Bản áp dụng đế hạn chế cạnh tranh, chẳng hạn nhƣ việc thừa nhận sự hình thành các-ten theo khuôn khố Luật tố chức SMEs (Luật liên quan đến tổ chức các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 1957) và việc hạn chế sự xâm nhập của các doanh nghiệp lớn vào thị trƣớng bán lẻ và các thị trƣờng khác của SMEs. Khi xem xét cơ chế tác động thực tế của các chính sách này, có thế thấy rằng sổ lƣợng cacten hình thành trong khuôn khố Luật tố chức SME đã tăng lên hàng năm cho đến đầu những năm 1960 (khi các chính sách hiện đại hóa đƣợc thực sự bắt đầu), tuy nhiên rồi lại giảm xuống một cách nhanh chóng, cho đến cuối năm 1983 chỉ còn có 19 ngành công nghiệp trong đó còn tồn tại hình thức cacten.

47

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 54)