Hỗ trợ về tài chính

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 38)

Nhật Bản đƣợc biết đến là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc hỗ trợ tài chính cho các DNNVV. Các chính sách này nhằm hỗ trợ cho các công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động hoặc mở rộng sản xuất, tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận đƣợc vốn vay từ các ngân hàng thuận lợi hơn. Hệ thống tài chính tài trợ vốn của Nhật Bản bao gồm các tổ chức tài chính thuộc chính phủ phục vụ chính sách và các tổ chức tài chính bảo lãnh tín dụng.

* Cho vay từ các tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách:

- Tổ chức tài chính DNNVV – JFC (thành lập năm 1953): Thực hiện các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho DNNVV theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế với mục đích cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ nguồn vốn cố định, dài hạn với lãi suất thấp, trong đó có nguồn vốn dài hạn cần thiết để thúc đẩy các dự án doanh nghiệp nhỏ (Vốn điều lệ: 410.900.000.000 ¥ gồm toàn bộ vốn đầu tƣ của Chính phủ). Đến tháng 3/2013, JFC đã cho 47.000 công ty vừa và 958.000 công ty nhỏ vay vốn [30].

30

- Tổ chức tài chính nhân dân (thành lập năm 1949) hay còn gọi là Tổ chức Tài chính cuộc sống Quốc gia: Chủ yếu cung cấp vốn vay quy mô nhỏ để cải thiện kinh doanh, mục đích chủ yếu là cung cấp nguồn vốn ngắn hạn không cần thế chấp (Vốn điều lệ: 321.900.000.000 ¥ (toàn bộ vốn đầu tƣ của Chính phủ).

- Ngân hàng trung ƣơng hiệp hội công thƣơng, Shoko Chukin (thành lập năm 1936): Ngân hàng này chịu phần rủi ro nợ xấu và thực hiện cho vay đối với các DNNVV đang bị suy yếu, chủ yếu cung cấp vốn cho các doanh nghiệp thành viên (73.000 thành viên, năm 2013). Nhìn chung, các doanh nghiệp mới thành lập có thể đƣợc chấp thuận cho vay không cần tài sản đảm bảo tối đa khoảng 10 triệu Yên. Đồng thời, ngân hàng thực hiện cho vay đối với các hiệp hội và cho các hiệp hội thành viên vay lại. Vốn điều lệ: 493.9 tỷ ¥ (394.0 tỷ Yên do Chính phủ đầu tƣ).

* Hỗ trợ qua hình thức bảo lãnh tín dụng:

- Hiệp hội bảo lãnh tín dụng (thành lập chính thức năm 1965): Thực hiện bảo lãnh cho DNNVV vay vốn từ ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân. Hiện nay, có 52 Hiệp hội bảo lãnh tín dụng tại 47 địa phƣơng trên toàn quốc.

- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (Japan Small and Medium Enterprise Corporation - JASMEC) hay Quỹ bảo hiểm tín dụng, đƣợc thành lập vào năm 1958 theo Luật Bảo hiểm tín dụng SMEs với mục đích bảo hiểm khoản bảo lãnh nợ của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng và cấp những khoản vốn vay ngắn và dài hạn cho các hiệp hội bảo lãnh tín dụng. JASMEC đảm bảo lại tối đa là 80 phần trăm các khoản bảo lãnh nợ của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng.

Chính sách tài chính của Nhật có mục tiêu nhất quán cung cấp khoảng 10% của tất cả các khoản vay cho các DNNVV. Kết hợp với các khoản vay có bảo lãnh tín dụng kèm theo, chiếm khoảng 20% của tất cả các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ.

Năm 2012, giá trị của dƣ nợ cho vay của các tổ chức tài chính công cho DNNVV là 22.5 tỷ yên, khoảng 9% tổng dƣ nợ cho vay DNNVV (giá trị 240 tỷ yên), trong khi giá trị các khoản cho vay chịu bảo lãnh tín dụng là 32 tỷ yên, khoảng 13% tổng giá trị.

31

Biểu đồ 2.2. Thay đổi trong dƣ nợ cho vay DNNVV của Nhật Bản

Đơn vị: tỷ yên

Nguồn: Japan’s Policy on Small and Medium Enterprises (SMEs) and Micro Enterprises, 2013

Năm 2011, có khoảng 35.000 khoản vay không thế chấp giành cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, với số vốn xấp xỉ 150 tỷ ¥. Lãi suất cho vay không có bảo đảm, không có bảo lãnh thấp 1,95% (tính đến tháng 5 năm 2013). Lãi suất chuẩn của Công ty Tài chính Quốc gia Cuộc sống, thời gian cho vay lên đến 5 năm: 0,3%.

* Kênh tài trợ vốn trực tiếp:

Sau chiến tranh, chính phủ đã thành lập các Công ty xúc tiến đầu tƣ phục vụ các DNNVV. Năm 1963, Nhật Bản xây dựng Luật Các Công ty Xúc tiến đầu tƣ DNNVV với mục tiêu tăng cƣờng nguồn vốn cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Theo Luật này, các công ty xúc tiến đầu tƣ phục vụ các DNNVV đƣợc thành lập ở Tokyo, Osaka và Nagoya để hỗ trợ cho việc nâng cấp cấu trúc ngành công nghiệp, giúp đỡ các DNNVV trong việc niêm yết chứng khoán và gia tăng nguồn vốn sở hữu, qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, các công ty xúc tiến đầu tƣ có trách nhiệm hƣớng dẫn kinh doanh và công nghệ cho các doanh nghiệp này. Sau khi các DNNVV đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, mặc dù các công ty xúc tiến đầu tƣ vẫn giữ vai trò là cổ đông đầu tƣ dài hạn, nhƣng họ không quan tâm đến lợi nhuận thu về từ việc đầu tƣ.

- Chính phủ cho phép và khuyến khích các DNNVV phát hành cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác ra công chúng. Năm 1996, chính phủ đã thành lập một

32

quỹ đầu tƣ mạo hiểm để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm phát hành trái phiếu và thậm chí trực tiếp tài trợ cho trái phiếu của các doanh nghiệp này dƣới danh nghĩa chính phủ.

- Chính phủ Nhật Bản đã thành lập sàn giao dịch thứ cấp độc lập với sàn giao dịch sơ cấp. Tại Nhật Bản, sàn giao dịch thứ cấp quản lý các giao dịch phi chính thức (OTC) nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ tài chính và chuyển nhƣợng của các DNNVV. Các điều kiện niêm yết trên thị trƣờng thứ cấp rất lỏng lẻo với mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời nhƣng có tiềm năng phát triển đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch này.

- Những phƣơng thức tài trợ khác, ví dụ nhƣ hoạt động cho thuê trang thiết bị dựa trên Luật Xúc tiến Hiện đại hóa SMEs có thể giúp các doanh nghiệp này kịp thời ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào kinh doanh và cải tiến công nghệ.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 38)