Định hướng hỗ trợ phát triển DNNVV Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 79)

Công tác trợ giúp phát triển DNNVV trong thời gian cần tập trung vào một số định hƣớng chính sau:

Một là, Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, gia nhập và rút khỏi thị trƣờng, tạo điều kiện, cơ chế để các DNNVV, doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc tiếp cận bình đẳng các nguồn lực về đất đai, về vốn, công nghệ để ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh;

Hai là, Đánh giá tác động của các chính sách đối với các DNNVV, định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nƣớc với DNNVV, qua đó hƣớng dẫn và giải đáp các yêu cầu bức thiết cho phát triển kinh doanh.

Ba là, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Góp phần tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn, phát triển khoa học công nghệ, giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào…

Bốn là, Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ tài chính, chính sách hỗ trợ tài chính linh hoạt.

Năm là, Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hƣớng đơn giản hoá, khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế. Tạo bƣớc đột phá và có cơ chế để DNNVV tiếp cận vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho DNNVV. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng phát triển và hệ thống Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại địa phƣơng, Quỹ Phát triển DNNVV.

Sáu là, Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất , tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng thông qua việc lập và công khai quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất ; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp , cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của DNNVV ; hỗ trợ di dời các doanh nghiệp nhỏ và

71

vừa gây ô nhiễm, tác hại đến môi trƣờng tại các khu dân cƣ và đô thị đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Bảy là, đẩy mạnh vai trò của Quỹ phát triển DNNVV; sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại các địa phƣơng; khuyến khích phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thƣơng mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa , trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đối với các DNNVV có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ và kinh doanh. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV, tăng cƣờng vai trò của Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV; tăng cƣờng năng lực cho các địa phƣơng về quản lý, xúc tiến, phát triển DNNVV.

Tám là, Đẩy nhanh việc thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau; phát triển có hiệu quả các chƣơng trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lƣợng và chứng nhận chất lƣợng phù hợp với quốc tế. Khuyến khích DNNVV tham gia các chƣơng trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ.

Chín là, Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp để có cơ sở dữ liệu đánh giá về tình trạng của DNNVV, phục vụ công tác hoạch định chính sách và cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kinh nghiệm, ý chí kinh doanh và làm giàu hợp pháp tới mọi đối tƣợng. Nghiên cứu thí điểm việc đƣa các kiến thức về kinh doanh vào chƣơng trình học ở trƣờng phổ thông , đại học, cao đẳng, trung học kỹ thuật và các trƣờng dạy nghề nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh, phát triển văn hoá doanh nghiệp, tạo sự ủng hộ trong toàn xã hội đối với doanh nghiệp kinh doanh theo pháp luật.

Mười là, Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cho DNNVV. Chú trọng đào tạo nghề các ngành, lĩnh vực sử dụng công

72

nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động có tay nghề trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của DNNVV trong giai đoạn mới. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm. Phát triển đồng bộ thị trƣờng lao động; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trƣờng lao động, các hình thức thông tin thị trƣờng lao động nhằm kết nối cung cầu lao động.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 79)