Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 85)

Xây dựng hệ thống thuế hoàn chỉnh, phù hợp với lộ trình phù hợp với cam kết hội nhập khu vực và quốc tế.

- Đa dạng hóa hình thức ƣu đãi thuế cho DNNVV: ƣu đãi thuế trong đầu tƣ cải thiện công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ, phƣơng pháp sản xuất mới… - Ƣu đãi thuế thu nhập cho DNNVV: Để giảm gánh nặng thuế cho DNNVV, chính phủ cần có những ƣu đãi về thuế thu nhập cho cộng đồng DN này. Có thể xây dựng hệ thống thuế TNDN với thuế suất lũy tiến hoặc đặt ra ngƣỡng thuế thu nhập. Theo đó, DN dƣới ngƣỡng sẽ đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi.

- Chính sách thuế khuyến khích bên thứ ba cho DNNVV vay để đầu tƣ tài sản: DNNVV luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thức. Đây là rào cản đối với sự phát triển của DN. Vì vậy, cần có quy định khuyến khích và tạo điều kiện cho bên thứ ba (cá nhân, tổ chức tín dụng…) vay vốn đề đầu tƣ tài sản.

4.3.9. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan, các địa phƣơng cần quan tâm đầu tƣ hơn nữa cho chƣơng trình XTTMQG nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu , phát triển thị trƣờng nội địa , nhất là khu vực miền núi , biên giới và hải đảo . Nguồn lực tài chính cần đƣợc tăng cƣờng để phát triển đa dạng cơ sở hạ tầng , giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, giao thƣơng và sản xuất; đẩy mạnh các hoạt

77

động hỗ trợ phát triển cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ khuyến khích thuế, vốn thông qua đó hạ giá thành dịch vụ logistics, góp phần giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp.

Với vai trò chủ trì , phối hợp với các bộ , cơ quan, địa phƣơng để thực hiện hoạt động XTTM , Bộ Công thƣơng cần chủ động xây dƣ̣ng chiến lƣợc hoạt động XTTM dài hạn, trung hạn và hàng năm nhằm xác định rõ mục tiêu dài hạn cũng nhƣ ngắn hạn của chƣơng trình. Điều này sẽ góp phần giúp việc xây dƣ̣ng chính sách về XTTM đƣợc đồng bộ và thƣ̣c thi hơn. Sƣ̣ phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý và các hiệp hội cần đƣợc tăng cƣờng để có sự điều hành thống nhất , lồng ghép, kết hợp các hoạt động xúc tiến , qua đó nâng cao sức mạnh và hiệu quả , tiết giảm chi phí . Trƣớc hết, Bộ Công thƣơng cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tập trung cho các doanh nghiệp hoặc các chính sách hỗ trợ nội địa, đầu tƣ các Trung tâm cung cấp thông tin kinh tế cho doanh nghiệp, nhất là về các vấn đề liên quan tới thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa.

Cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trƣờng thế giới và trong nƣớc, công tác kiểm tra , kiểm soát việc thực hiện, triển khai các cơ chế, chính sách, kịp thời sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách chƣa xác thực với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp;

Cần thƣờng xuyên thƣ̣c hiện công tác đào tạo , nâng cao trình độ , năng lƣ̣c cho các cán bộ là m công tác xúc tiến của nhà nƣớc và của các hiệp hội ngành hàng . Đặc biệt là những kỹ năng , kiến thức cơ bản về thu thập thông tin , phân tích, đánh giá doanh nghiệp cũng nhƣ những thông tin tổng quan về khu vực DNNVV.

Bên cạnh đó các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp cần liên kết, phối hợp với nhau và tổ chức, thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp thành chuỗi sản xuất, cung ứng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, qua đó thuận lợi hơn trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, hạn chế rủi ro và nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp và tổ chức hiệp hội cũng cần tích cực quảng bá, xúc tiến thƣơng mại, tìm hiểu thị trƣờng, khai thác các thị trƣờng tiềm năng và tạo thêm thị trƣờng mới để đầu tƣ đúng hƣớng và phát triển mạnh sản xuất kinh doanh trong bối cảnh có nhiều khó khăn hiện nay.

78

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 85)