Tình hình sản xuất kinhdoanh

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 59)

- Hiệu quả hoạt động tài chính

Số DNNVV năm 2011 gấp gần 8,5 lần năm 2000, tăng bình quân 21,5%/năm trong giai đoạn 2000-2011. Nguồn vốn đạt 1.903.232 tỷ đồng, gấp 8,7 lần năm 2000, bình quân tăng 21,8%/năm; Doanh thu đạt 2.658.883 tỷ đồng, gấp gần 10 lần năm 2000, bình quân tăng 23,3%/năm; Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 4.004,4 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2000, bình quân tăng 4,5%/năm;

- Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ

Hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chƣa quan tâm đúng mức đến ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất. Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhƣng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp.

- Trình độ người lao động, quản lý

Trình độ ngƣời lao động và quản lý trong DNNVV có xu hƣớng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, nhìn chung trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa lao động ít đƣợc đào tạo cơ bản qua các trƣờng chính thống mà chủ yếu theo phƣơng pháp truyền nghề, trình độ văn hoá thấp. Có đến 74,8% lao động trong các DNNVV chƣa học hết phổ thông trung học, chỉ 5,3% lao động trong khu ngoài quốc doanh có trình độ đại học. Ngoài ra lao động ít đƣợc đào tạo nghề và nâng cao tay nghề, vì thế mà ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm, năng suất lao động thấp. Chủ lao động có trình độ cao còn

51

ít, mặt khác đa số các chủ doanh nghiệp ngay những ngƣời có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít ngƣời đƣợc đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hƣởng lớn đến việc lập chiến lƣợc phát triển, định hƣớng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 59)