Điều kiện để thực hiện hiệu quả các giải pháp nêu trên

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 88)

Thứ nhất, nhận thức đúng tầm quan trọng của DNNVV trong sự phát triển của nền kinh tế.

Để các chính sách đối với DNNVV phát huy hiệu quả, trƣớc hết các Bộ, ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và dân chúng phải hiểu rõ vai trò của DNNVV trong nền kinh tế để từ đó ban hành những chính sách phát triển DNNVV hiệu quả và khả thi, cũng nhƣ tạo điều kiện thực hiện các chính sách đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng, tránh sự chồng chéo trùng lắp trong nhiệm vụ gây lãng phí các nguồn lực phát triển DNNVV.

Thứ ba, cơ chế hoạt động minh bạch, tạo sự bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế. Không tham nhũng, lạm dụng quyền hạn trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ, không tạo những rào cản, chi phí ngầm cho doanh nghiệp.

Thứ tư, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện chính sách của các cơ quan thực thi chính sách

Thứ năm, sự nỗ lực, tự vƣơn lên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dù hệ thống chính sách hỗ trợ tốt đến đâu, các chuyên gia kinh tế đề thống nhất rằng vai trò quan trọng nhất giúp các DNNVV phát triển là chính bản thân doanh nghiệp. Quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa từ khi hình thành ý tƣởng cho đến khi tạo thành một doanh nghiệp phát triển bền vững trải qua 4 giai đoạn: (i) Ý tƣởng sản xuất kinh doanh: Các ý tƣởng sản xuất kinh doanh đƣợc sáng tạo và định hình bởi chủ doanh nghiệp. (ii) Doanh nghiệp mới thành lập: Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để triển khai ý tƣởng sản xuất kinh doanh và sản phẩm đƣợc thử nghiệm trên thị trƣờng và bắt đầu có thị trƣờng. (iii) Doanh nghiệp đã phát triển: Sản phẩm đã đƣợc chấp nhận và doanh số bắt đầu tăng. (iv) Doanh nghiệp đã phát triển bền vững: Có thị trƣờng ổn định và có uy tín trên thị trƣờng.

Từ quá trình phát triển nêu trên, trong dài hạn, để phát triển bền vững, bản thân chủ doanh nghiệp – nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần thiết phải thay đổi chính mình và tạo ra

80

những thay đổi cho doanh nghiệp của mình phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển. Cụ thể, DNNN cần phải:

- Xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu

- Nâng cao tri thức quản lý của chính mình: tri thức quản lý sản xuất và các hoạt động, quản lý chất lƣợng, quản lý tài chính, quản lý tiếp thị, quản lý hành chính nhân lực.

- Xây dựng cấu trúc tổ chức có tính hệ thống, khoa học: Chức năng nhiệm vụ cần đƣợc phân chia rõ ràng giữa các bộ phận, các thành viên.

- Tận dụng những cơ hội mới về nguồn nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ.

- Tăng cƣờng hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh.

- Để thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng vốn từ các ngân hàng, hệ thống báo cáo tài chính của các DNNVV cần phải minh bạch, chính xác, đƣợc kiểm toán theo quy định… Khó khăn lớn nhất trong việc cho vay đối với DNNVV là hệ thống báo cáo tài chính chƣa đƣợc các DN thực sự quan tâm nên số liệu phản ánh chƣa chính xác, chƣa đƣợc kiểm toán theo quy định. Vì thế các tổ chức tín dụng thiếu thông tin khi phân tích, đánh giá và thẩm định đề nghị xin vay của DNNVV, ảnh hƣởng đến việc đƣa ra các quyết định cho vay cũng nhƣ chất lƣợng khoản vay.

- Chủ động tiếp cận với các nguồn thông tin thị trƣờng, công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực: theo dõi và quản lý các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, Internet, các hiệp hội, các hội chợ, triển lãm. Việc ra quyết định quản lý điều hành doanh nghiệp nên dựa vào thông tin, không dựa nhiều vào cảm tính, kinh nghiệm.

- Các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động trong đổi mới công nghệ, tiếp cận phƣơng pháp sản xuất mới; tạo điều kiện cho ngƣời lao động phát triển, sáng tạo, có chính sách nâng cao trình độ ngƣời lao động của mình…

- Trong quá trình thực hiện dự án cần phối hợp tốt với cơ quan địa phƣơng, Ngân hàng phát triển trên địa bàn để đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ, vốn chủ sở hữu tham gia đầy đủ theo cơ cấu, vốn vay sử dụng đúng mục đích.

81

Với nhận thức đúng về vài trò của SMEs trong nền kinh tế, sự phối hợp chặt chẽ từ các Bộ, ngành, địa phƣơng kết hợp với sự nỗ lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ hệ thống DNNNVV của mình.

82

KẾT LUẬN

Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển của nền kinh tế, ngay từ rất sớm Nhật Bản đã chú trọng phát triển loại hình doanh nghiệp này bằng những hoạt động hỗ trợ kịp thời và linh hoạt. Hệ thống hỗ trợ DNNVV của Nhật Bản không phải là các biện pháp đƣợc thực hiện đơn lẻ, cũng không phải chỉ là những biện pháp tức thời giải quyết những khó khăn của DNNVV mà nó đƣợc xuất phát từ chiến lƣợc phát triển DNNVV của Chính phủ Nhật Bản. Trải qua hàng chục năm hình thành, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với quy luật phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động hỗ trợ DNNVV của Nhật Bản đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng nhƣ nền kinh tế Nhật. Không những thế, sự thành công đó còn đem lại nhiều bài học cho các nƣớc khác trên thế giới.

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có một phần đóng góp không nhỏ của hệ thống DNNVV. Chính phủ đã có nhiều giải pháp về cơ chế và chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ để phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các DNNVV Việt Nam đứng trƣớc những cơ hội to lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức và khó khăn không nhỏ. Trƣớc những cơ hội và thách thức đó, các DNNVV Việt Nam cần có những bƣớc tiến mới để hội nhập và phát triển cùng các DNNVV trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, cần sự quan tâm của chính phủ trong việc hoàn thiện các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ để từ đó đem lại một kế hoạch phát triển đồng bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNVV Việt Nam nói riêng trên trƣờng quốc tế.

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Hoàng Ân (2012), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo: Hỗ

trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vƣợt qua khủng hoảng – Giải pháp năm 2012.

2. Nguyễn Thị Thu Băng (2009), “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ

và vừa của Nhật Bản”, http://www.inas.gov.vn/, Ngày 20-09-2013.

3. Nguyễn Thế Bính (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát

triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển &

Hội nhập, số 12/2013.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2010), Quyết định số 278/QĐ-BKH ngày 08 tháng 11 năm 2010.

5. Chính phủ (2001), Nghị định 90/2001/NĐ-CP trợ giúp phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa.

6. Cục Phát triển doanh nghiệp (2012), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và

vừa Việt Nam 2011, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Cục Phát triển doanh nghiệp (2013), “Báo cáo định hướng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp năm 2014”, http://business.gov.vn/, Ngày 28/08/2013.

8. Cục Phát triển doanh nghiệp (2012), Báo cáo tổng kết năm 2011 và

chƣơng trình công tác năm 2012.

9. Cục Phát triển doanh nghiệp (2013), Báo cáo tổng kết năm 2012 và

chƣơng trình công tác năm 2013.

10. Cục Phát triển doanh nghiệp (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013 và

chƣơng trình công tác năm 2014.

11. Cục Phát triển doanh nghiệp (2013), Báo cáo tình hình trợ giúp phát

triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2012.

12. Cục Phát triển doanh nghiệp (2013), Báo cáo tình hình sản xuất kinh

doanh của Hiệp hội doanh nghiệp 2012.

13. Cục Phát triển doanh nghiệp (2014), Báo cáo doanh nghiệp nhỏ và vừa

84

14. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014), “Tình

hình đăng ký kinh doanh 2013”, http://dangkykinhdoanh.gov.vn/, Ngày 01/02/2014.

15. Nguyên Hà (2011), “Đã có 48.700 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt

động”, http://doanhnhan.vneconomy.vn/, Ngày 01/10/2011.

16. Thanh Hằng (2013), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nhìn từ kinh

nghiệm của Nhật Bản”, http://baoquangninh.com.vn/, Ngày 05/12/2013.

17. Hồ Hƣờng (2012), “Năm 2011: Số doanh nghiệp giải thể lên tới 7.611”.

http://vcci.com.vn/, Ngày 15/03/2012.

18. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Bảo Yến (2010), “Kinh nghiệm phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 19/2010.

19. Lê Nguyễn Duy Oanh (2012), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được hỗ

trợ nhiều hơn nữa”, http:// hids.hochiminhcity.gov.vn.

20. Phòng Thƣơng mại công nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo thƣờng niên

doanh nghiệp Việt Nam 2010, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

21. Phòng Thƣơng mại công nghiệp Việt Nam (2012), Báo cáo thƣờng niên

doanh nghiệp Việt Nam 2011, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

22. Phòng Thƣơng mại công nghiệp Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên

doanh nghiệp Việt Nam 2012, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

22. Trần Phƣơng (2012), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản và

hàm ý chính sách”, http://div.gov.vn, Ngày 04/01/2012.

23. Nguyễn Hữu Thắng, Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào (2006), Doanh nghiệp

nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Xuân Thân (2013), “Doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động gia

tăng”, http://vov.vn/, Ngày 02/01/2013.

25. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày

9/12/2012 về phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015.

85

26. Bích Thủy (2014), “Một số kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho các doanh

nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản”, http://business.gov.vn.

27. Tô Thị Thùy Trang, “Một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

phát triển trong nền kinh tế hiện nay”, http:// hids.hochiminhcity.gov.vn.

28. Phạm Thế Tri (2011), “Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong chiến lược phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội

nhập, số 9/2011.

29. Văn Tú (2013), “Một số nét về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật

Bản”, http://www.business.gov.vn/, Năm 2013.

II. Tài liệu tiếng Anh

30. Ministry of Economy, Trade and Industry and Japan Small Business

Research Institute (2012), 2012 White Paper on Small and Medium Enterprises

in Japan.

31. OECD (2005), “OECD SME and Entrepreneurship Outlook: 2005”,

OECD Paris, page 17.

32. Shuji Uchikawa (2009), “Small and Medium Enterprises in Japan:

Surviving the Long-Term Recession”, http://www.adbi.org/working-

paper/2009/11/27/3388.japan.sme.recession/.

33. Small and Medium Enterprise Agency and Ministry of Economy, Trade

and Industry (2013),” Japan’s Policy on Small and Medium Enterprises (SMEs) and

Micro Enterprises”, http://www.chusho.meti.go.jp, 07-10-2013.

34. Small and Medium Enterprise Agency, “Small and Medium Enterprise

Basic Law”, http://www.sme.ne.jp/.

35. Small and Medium Enterprise Agency, “Outline of Major SME Policies”,

http://www.chusho.meti.go.jp/.

36. WB (2005), “Small and Medium Enterprises across the Globe”,

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Trang 88)