2.2.3.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp sáng lập và kinh doanh mạo hiểm
Để các DNNVV thành lập mới và kinh doanh mạo hiểm (doanh nghiệp phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới) hoạt động suôn sẻ, Nhật Bản sẽ hỗ trợ họ một cách toàn diện về vốn, nguồn nhân lực, kiến thức quản lý, thông tin, công nghệ…
- Hỗ trợ về vốn: Nhà nƣớc cung cấp các khoản vay lãi suất thấp mà không cần tài sản thế chấp hoặc thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập và các doanh nghiệp nhỏ đã đi vào hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày khởi động. Những DNNVV tạo ra nhiều việc làm cho xã hội hoặc nỗ lực cải tiến kỹ thuật, lại có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng về hàng hóa cũng nhƣ dịch vụ sẽ đƣợc Quỹ đời sống nhân dân và Quỹ phát triển Okinawa cho vay số vốn là 100 triệu Yên với lãi suất thấp trong thời hạn 5 năm mà không cần bảo lãnh cho vay. Các tổ chức hỗ trợ tài chính cho DNNVV ở Nhật Bản ngoài cung cấp các khoản vay bằng tiền cho DNNVV mà còn thực hiện hỗ trợ DNNVV dƣới các hình thức khác nhƣ cho vay thiết bị (chính quyền địa phƣơng sẽ mua thiết bị để cho DNNVV mua trả góp hoặc cho DNNVV thuê, …)
- Chế độ thuế: Giảm thuế đầu tƣ trang thiết bị cho doanh nghiệp trong vòng 5 năm đầu tiên; áp dụng chế độ khấu hao đặc biệt (30%); gia hạn thời gian chuyển lỗ khi tính thuế (từ 5 năm lên 7 năm) [33].
33
Ngoài ra, còn nhiều chế độ hỗ trợ khác nhƣ hỗ trợ thanh niên và nữ giới lập nghiệp; tổ chức các hội thảo, các khóa đào tạo ngắn hạn về khởi nghiệp và kinh doanh mạo hiểm; cho mƣợn văn phòng, nhà xƣởng, phòng nghiên cứu phục vụ SMEs phát triển nghiên cứu kỹ thuật và các sản phẩm mới, hỗ trợ kinh doanh trong những ngành mạo hiểm nhƣ thành lập quỹ tín dụng kinh doanh mạo hiểm, hội chợ kinh doanh các ngành nghề mạo hiểm…
2.2.3.2. Hỗ trợ cải cách kinh doanh
Nhật Bản có chính sách khuyến khích các DNNVV tiến hành các hoạt động cho sản xuất các sản phẩm mới, phát triển và cung cấp các dịch vụ mới, giới thiệu các phƣơng pháp mới sản xuất và bán hàng, giới thiệu các phƣơng pháp mới cung cấp dịch vụ, và thực hiện mới hoạt động kinh doanh khác. Hỗ trợ cho đổi mới kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ theo Luật Hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh nghiệp. Các SMEs có kế hoạch đổi mới kinh doanh, sau khi đƣợc chính quyền địa phƣơng hoặc trung ƣơng phê duyệt sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi nhƣ cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và giảm thuế đặc biệt để các DNNVV tiến hành đổi mới kinh doanh.
Bên cạnh đó, SMEs còn nhận đƣợc hỗ trợ từ các Trung tâm tƣ vấn hỗ trợ đổi mới kinh doanh, Hội chợ trƣng bày giới thiệu hỗ trợ SME hoạt động sang thị trƣởng mới, chế độ cấp vốn cho hoạt động kinh doanh mới…hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới kinh doanh, khuyến khích ngày càng nhiều SMEs đi đầu, tiên phong trong lĩnh vực sản xuất mới.
2.2.3.3. Hỗ trợ liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hỗ trợ xúc tiến thành lập các liên kết mang tính chiến lƣợc trong khu vực: Hỗ trợ các doanh nghiệp của 9 khu vực trên phạm vi cả nƣớc (Asahikawa, Sendai, Sanjo, Tokyo, Kansai, Seto, Hiroshima, Nogata, Hitoyoshi) tiến hành các hoạt động liên kết từ khi lập ra kế hoạch cho đến khi hình thành tổ chức, đi vào quản lý sản xuất hay các hoạt động khai thác bán hàng.
Hỗ trợ thực hiện chính sách liên kết mới: Sự hỗ trợ này là hỗ trợ kinh phí tƣ vấn để thiết lập các quy định của liên kết và kinh phí để thực hiện những công việc nhƣ khai thác sản phẩm mới, hoạt động marketing. Liên kết đƣợc thực hiện giữa ít
34
nhất hai doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có tính đến sự tham gia của các xí nghiệp lớn, các cơ quan nghiên cứu, trƣờng đại học.
2.2.3.4. Hỗ trợ về đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin
Chính sách hỗ trợ này đƣợc thực hiện dƣới các hình thức rất đa dạng nhƣ: Hỗ trợ kinh phí phát triển kỹ thuật sáng tạo sản xuất của khu vực; hỗ trợ đẩy mạnh công nghệ thông tin hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ ứng dụng các phát minh khoa học, các kết quả nghiên cứu đƣợc công bố rộng rãi, chế độ thuế ƣu đãi cho các hoạt động nghiên cứu, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin.
Về hỗ trợ đổi mới kỹ thuật: Các DNNVV đƣợc hỗ trợ vốn hay đƣợc giảm thuế khi mua sắm các thiết bị công nghệ trình độ cao hay sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chính phủ còn tổ chức cho thuê thiết bị với lãi suất thấp hoặc không lãi suất.
Đối với các biện pháp hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin, Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo đào tạo thƣơng mại điện tử cho các doanh nghiệp, cử các chuyên gia về công nghệ thông tin để hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và kinh doanh.
2.2.3.5. Hỗ trợ về tài sản sở hữu trí tuệ
Nhật Bản thực thi các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các SMEs. Cơ quan xúc tiến ngoại thƣơng Nhật Bản (Jetro) là đơn vị đứng ra hỗ trợ một phần kinh phí cần thiết để tiến hành điều tra các vụ việc nhƣ hàng hóa bị mô phỏng, bị đánh cắp bản quyền đối với SMEs bị xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ ở nƣớc ngoài, khoản tiền đƣợc hỗ trợ khoảng 2/3 chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để điều tra, nhƣng không quá 3 triệu Yên. Bên cạnh Nhật Bản còn hỗ trợ phổ biến trao đổi về quyền sở hữu trí tuệ cho các DNNVV, hỗ trợ liên quan đến sử dụng thông tin quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ các thủ tục đăng ký bản quyền sở hữu, thẩm tra, xét xử các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Năm 2007, chính phủ Nhật Bản đã chi khoảng 210,970 triệu Yên cho hoạt động này (theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và công nghiệp Nhật Bản).
35
Mỗi đơn vị hành chính ở Nhật Bản đều thành lập tổ chức tái thiết lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối tƣợng tái thiết là các SMEs gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh khó khăn, nhƣng có thế khắc phụ đƣợc tình hình đó sau khi đánh giá lại tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Kế hoạch tái thiết lại doanh nghiệp có thể nhận đƣợc sự giúp đỡ về các khoản vốn từ quỹ tái thiết lại doanh nghiệp của khu vực. SMEs có thể nhận đƣợc sự đầu tƣ, cho vay vốn thông qua hình thức mua trái phiếu, cổ phiếu công ty hoặc có thể nhận đƣợc cả hỗ trợ kinh doanh nhằm khôi phục lại tình hình kinh doanh trƣớc đó. SMEs gặp khó khăn sẽ đƣợc cơ quan tài chính của địa phƣơng cho vay với số tiền lớn nhất là 720 triệu Yên, lãi suất cơ bản từ 1% - 2.5%, thời hạn vay từ 1 năm – 10 năm.
2.2.3.7. Hỗ trợ cho các hoạt động quốc tế hóa
Theo Sách trắng về DNVVV Nhật Bản năm 2012, năm 2011 có khoảng 6.300 doanh nghiệp SMEs (sản xuất công nghiệp) thực hiện xuất khẩu trực tiếp ra nƣớc ngoài và con số này đã tăng liên tục trong những năm gần đây. Nhằm đẩy mạnh hoạt động này, Nhật Bản thực hiện một số hỗ trợ nhƣ:
+ Cung cấp thông tin cho SMEs: Các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin ở thị trƣờng nƣớc ngoài qua 3 con đƣờng: (i) Cơ sở dữ liệu thống kê về danh sách công ty, đoàn thể, môi trƣờng đầu tƣ, tình hình ngoại thƣơng ở nƣớc ngoài đƣợc cung cấp bởi các cơ quan đại diện của Cơ quan xúc tiến ngoại thƣơng Nhật Bản (Jetro) ở các nƣớc trên thế giới cung cấp; (ii) Website J-FILE cung cấp các thông tin tổng hợp về hoạt động đầu tƣ, buôn bán ở các nƣớc trên thế giới; (iii) Website cung cấp dữ liệu cho các hoạt động thƣơng mại, liên kết, xúc tiến, chƣơng trình trên thế giới.
+ Hỗ trợ xuất khẩu cho các SMEs: Hỗ trợ chủ yếu về trao đổi, nghiên cứu và cung cấp thông tin.
- Thực hiện các cuộc trƣng bày triễn lãm ở nƣớc ngoài do Jetro tổ chức. - Hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng: các SMEs còn có thể đƣợc cung cấp không gian làm văn phòng trƣng bày hoặc thực hiện hoạt động thu thập thông tin, quảng cáo hay tổ chức các buổi tọa đàm doanh nghiệp.
36
- Cứ đặc phái xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài do Jetro điều hành để tiến hành điều tra môi trƣờng đầu tƣ hoặc thị trƣờng trong một thời gian ngắn.
- Hoạt động trao đổi về luật pháp, chế độ lao động, nghĩa vụ thuế ở nƣớc ngoài.
Năm 2013, ngân sách dùng cho hoạt dộng hỗ trợ này là 3,15 tỷ Yên. Nhờ những chính sách hỗ trợ quốc tế hóa mà kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản cũng nhƣ gia tăng số lƣợng doanh nghiệp Nhật đầu tƣ ra nƣớc ngoài.
2.2.3.8. Đẩy mạnh hoạt động thầu phụ và đặt hàng của Chính phủ
Giao dịch thầu phụ là các giao dịch ủy thác việc sản xuất hoặc cung cấp chế tạo, sửa chữa sản phẩm, lập các phần mềm, bản vẽ thiết kế… Luật khuyến khích thầu phụ đƣợc ban hành từ năm 1970. Theo đó, việc hỗ trợ thông qua kế hoạch phát triển các doanh nghiệp làm thầu phụ nhƣ cho vay không lãi các khoản tiền cần thiết xây dựng các khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp làm thầu phụ, những quy định đặc biệt về bảo hiểm tín dụng cho SME làm thầu phụ; hỗ trợ thành lập hiệp hội các doanh nghiệp làm thầu phụ. Luật liên quan đến SMEs làm thầu phụ còn có luật ngăn chăn việc chậm thanh toán…nhằm bảo vệ lợi ích của những doanh nghiệp làm thầu phụ. Những quy định này thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia hợp đồng thầu phụ, đẩy mạnh liên kết giữa các SMEs với các DN lớn hơn. Năm 2008, trong tổng số giao dịch của SMEs với các đối tác liên kết, số giao dịch theo hợp đồng thầu phụ chiếm 36,1% (Theo sách trắng về SME 2008).
Chính phủ còn tạo điều kiện cho SMEs cơ hội tham gia các giao dịch trong nhu cầu mua sắm của mình. Phạm vi các đơn đặt hàng bao gồm: Hợp đồng hàng hoá, công trình xây dựng, và các dịch vụ mua sắm của Chính phủ quốc gia, mua sắm vật tƣ văn phòng, công trình xây dựng (xây dựng đƣờng), dịch vụ (xây dựng các dịch vụ bảo trì…). Năm 2012, đơn đặt hàng của Chính phủ và các cơ quan công quyền là 7100 tỷ Yên, trong đó giá trị hợp đồng với các SMEs là 3800 tỷ Yên, chiếm 53,5%.