Nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 91)

d. Các thông tin về ngành của Tổ chức kinh tế vay vốn

2.3.2.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân trong nội bộ ngân hàng

Thứ nhất, công tác thu thập và xử lý thông tin còn nhiều bất cập.

Hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Techcombank mặc dù đã có nhiều cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác XHTD nội bộ. Với nguồn thông tin chủ yếu dựa vào thông tin trên hồ sơ doanh nghiệp gửi đến trong khi các nguồn thông tin như trung tâm Thông tin tín dụng CIC, các nguồn thông tin bên ngoài(như cơ quan thuế, hải quan...) và thông tin đại chúng (như sách, báo, tạp chí chuyên ngành ...) chưa được khai thác đúng mức. Hơn nữa, cũng cần thấy rằng việc tiếp cận từ các nguồn thông tin trên là hạn chế chung của nhiều ngân hàng vì điều kiện tiếp xúc là không nhiều, tốn thời gian, chi phí.

Ngoài ra, Techcombank cũng chưa xây dựng được một hệ thống lưu trữ thông tin về khách hàng cũ để phục vụ công tác xếp hạng. Điều này làm cho các cán bộ quan hệ khách hàng, đặc biệt là các cán bộ mới gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thu thập và xử lý thông tin. Nếu ngân hàng có dữ liệu lưu trữ về khách hàng thì sẽ đỡ mất thời gian khi xem lại hồ sơ trước đó và các thông tin của khách hàng sẽ được cung cấp chính xác, đầy đủ trong thời gian nhanh nhất.

Hai là, trình độ và năng lực của người thực hiện xếp hạng.

Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc XHTD nội bộ vì tùy vào từng khả năng của từng cán bộ xếp hạng sẽ ảnh hưởng đến việc thu thập và xử lý thông tin của khách hàng. Hơn nữa, việc không phân ngành quản lý đối với từng cán bộ cũng là một nhược điểm vì cán bộ xếp hạng sẽ không hiểu cặn kẽ về ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp...để từ đó có một cái nhìn khách quan, chính xác về doanh nghiệp. Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên

thực hiện việc xếp hạng này nên dĩ nhiên những bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình thực hiện là điều không thể tránh khỏi.

Thứ ba, vì chưa có một cơ sở dữ liệu đủ lớn và một vài loại doanh nghiệp khác nhau ở những ngành khác nhau có những đặc trưng riêng nên hệ thống còn thiếu một số chỉ tiêu phân tích.

b) Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vay vốn:

Thứ nhất, các doanh nghiệp đã không cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu trong hồ sơ vay vốn để bảo vệ lợi ích của chính mình. Các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp thường được chỉnh sửa sao cho có lợi nhất đối với doanh nghiệp.

Hơn nữa, thực tế, chỉ có một bộ phận các công ty niêm yết, các doanh nghiệp nước ngoài ... thì thực hiện nghiêm túc công tác kế toán, kiểm toán. Đối với các doanh nghiệp vừa vả nhỏ, doanh nghiệp dân doanh thì cơ chế tài chính quy định với thành phần kinh tế này là khá lỏng lẻo, việc thực hiện các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán là chưa thống nhất và đầy đủ, gây khó khăn cho ngân hàng.

Thứ hai, một nguyên nhân gây khó khăn cho việc thu thập thông tin cho ngân hàng nữa là nguyên tắc bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, các thông tin mật và phương thức kinh doanh mang một ý nghĩa rất quan trọng, do đó họ không muốn tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai. Vì vậy, các tài liệu doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thường không chính xác, đầy đủ và chỉ mang ý nghĩa đối phó. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

c) Nguyên nhân khác:

Thứ nhất, XHTD vẫn là hoạt động khá mới với hệ thống NHTM Việt Nam, các văn bản pháp quy, quyết định hướng dẫn cụ thể còn ít và việc áp dụng các quy định đó vào công tác thực tế tại Techcombank cũng như nhiều ngân hàng khác là không hề đơn giản. Ngoài ra, các quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng chưa thực sự chặt chẽ và mang tính bắt buộc, cụ thể là những quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc, yêu cầu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ....

thời khả năng hợp tác giữa các ngân hàng chưa cao. Theo quy chế hoạt động của CIC thì các TCTD có trách nhiệm báo cáo Thông tin tín dụng bắt buộc cho CIC. Tuy nhiên, các NHTM vì những lý do khác nhau có thể cung cấp chưa đúng và đầy đủ các thông tin. Điều này gây ra vòng luẩn quẩn, CIC thiếu thông tin, các NHTM không tin tưởng vào thông tin do CIC cung cấp.

Mặt khác, thông tin CIC cung cấp chủ yếu dưới dạng số liệu thống kê, chưa có thông tin dự báo, dự đoán về TCKT vay vốn... nên không góp phần tạo nên nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cho công tác XHTD các TCKT tại các NHTM.

Thứ ba, cho đến nay, thông tin về hệ số tài chính trung bình ngành, nhóm ngành là cơ sở cho việc so sánh đánh giá trong XHTD TCKT lại chưa được cơ quan thống kê cung cấp. Các hệ số này không chỉ cần cho công tác XHTD tại NHTM mà còn cần với nhiều đối tượng khác trong nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI TECHCOMBANK

3.1. Mục tiêu của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trongthời gian tới.thời gian tới. thời gian tới.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ là cấu phần quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro đối với bất kỳ hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng nào. Mô hình xếp hạng tín dụng là một công cụ tối ưu nhằm quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và quản lý tín dụng. Sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Do vậy, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.

3.1.1. Quản trị rủi ro tín dụng ứng dụng nguyên tắc Basel II về quản lý nợ xấuxấu xấu

Basel II là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Đây được xem là giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn ngân hàng châu Á. Dự thảo Hiệp ước Basel II đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường.

Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống

tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng

Trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.

Basel II đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel I và thay bằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, S&P. Hệ thống đo lường theo Basel 2 phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn.

Theo Basel II, các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng bao gồm:

- Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập;

- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra những khoản rủi ro ngầm định;

- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.

Hiệp ước Basel II cũng đề cập vai trò của cơ quản quản lý ngân hàng trong việc đánh giá hệ thống XHTD nội bộ để phân loại rủi ro tài sản của tổ chức tín dụng. Nhưng trong thực tế, NHNN rất khó kiểm chứng hệ thống xếp hạng đánh giá rủi ro của các NHTM có đúng hay không. Trong khi đó, nếu sử dụng hệ thống đánh

giá rủi ro kém chính xác, NHTM có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng dẫn đến hậu quả khó lường. Từ những phân tích và nhận định nêu trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM, và đây rõ ràng là công việc mà các NHTM cần tiến hành một cách định kỳ nhằm đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh và tăng cường hơn nữa khả năng dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng.

3.1.2. Yêu cầu của NHNN về xếp hạng tín dụng.

Hiện nay, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế luôn là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành và các tổ chức tín dụng. Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel 2 là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro.

NHNN đã ban hành Quyết định 457 và Quyết định 493 qui định về các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó Quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel II, trong đó, NHNN cũng đưa ra lộ trình yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng Việt Nam phải trình Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để NHNN xem xét và phê duyệt đã thể hiện quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế.

Hiện tại, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, một trong số các yêu cầu đối với hệ thống XHTD của NHTM bao gồm:

- Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng

- Hàng năm tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật

Như vậy, nhằm có thể đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thì các Ngân hàng phải thường xuyên xem xét điều chỉnh hệ thống XHTD của mình để có thể sàng lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn.

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanhnghiệp tại Techcombank nghiệp tại Techcombank

3.2.1.Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin cho công tác xếp hạng tín dụng.dụng. dụng.

Thông tin là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của công tác XHTD. Kết quả XHTD chính xác đến mức độ nào phụ thuộc phần lớn vào nguồn thông tin hiện có. Vì vậy, cần thiết phải thiết lập hệ thống thông tin làm tiền đề cho việc phân tích và XHTD doanh nghiệp vay vốn. Về lâu dài, để thuận tiện cho công tác XHTD, TECHCOMBANK phải thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, cán bộ QHKH phải tăng cường việc khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn.

Bên cạnh nguồn từ hồ sơ khách hàng gửi đến, cán bộ QHKH cũng cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin như: phỏng vấn khách hàng vay, chủ doanh nghiệp, nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, bạn hàng; xác minh thực tế tại trụ ở của doanh nghiệp về các yếu tố như máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho. Cán bộ QHKH cũng cần phải tiếp cận các nguồn thông tin từ Internet, báo chí, CIC, tập san chuyên ngành… Tuy nhiên, kết quả đạt được của công việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, năng lực tư duy, khả năng quan sát nhạy bén của mỗi cán bộ QHKH. Vì vậy, mỗi cán bộ QHKH sẽ có những nghệ thuật khai thác thông tin khác nhau dựa vào kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc.

Thứ hai, cán bộ QHKH phải khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung cấp.

Đây là nơi lưu giữ những thông tin cơ bản, cần thiết về doanh nghiệp, cho cho phép cán bộ QHKH thu thập thông tin bổ sung, đối chiếu, kiểm tra chéo với thông tin mình đang lưu trữ, đánh giá khái quát doanh nghiệp, còn các thông tin mang tính chuyên môn cao thì thường không có sẵn, như thông tin vế máy móc, trang thiết bị…

Để có thể thu thập những thông tin hữu ích chính xác từ CIC thì ngoài việc ngân hàng phải có thiết bị nối mạng trực tiếp với trung trung tâm thì TECHCOMBANK nói riêng và các ngân hàng khác nói chung cần phải có thái độ tích cực hợp tác với nhau để trao đổi thông tin khách hàng. Có như vậy thì CIC mới trở thành một trung tâm chuyên cung cấp thông tin có uy tín và đáng tin cậy nhằm giảm chi phí cũng như thời gian cho ngân hàng trong quá trình thu thập thông tin nhằm đánh giá doanh nghiệp.

Thứ ba, ngân hàng cần lập một tổ hoặc phòng ban riêng chuyên phụ trách về công tác thu thập, nghiên cứu, phân tích và dự báo thông tin.

Đây là yêu cầu cơ bản nhằm đảm bảo yêu cầu: chính xác, nhanh chóng, khách quan và hiệu quả kinh tế. Các thông tin mà ban này thu thập không chỉ về

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 91)