Khái niệm và đối tượng xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 29)

Khái niệm

Xếp hạng tín dụng – “Credit Rating” là thuật ngữ do John Moody đưa ra năm 1909 trong cuốn “ Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng đầu tiên cho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ AAA đến C. Hiện nay, những ký hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế. Ở Việt Nam, thuật ngữ “credit rating” được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, định mức tín nhiệm, định mức tính dụng, đánh giá tín nhiệm… trong đó sát nghĩa nhất là xếp hạng tín dụng, xếp hạng tín nhiệm, đánh giá tín nhiệm.

Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.

• Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.

• Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C

• Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ

của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó

Tùy theo từng tổ chức, mà phương pháp đánh giá hệ số tín nhiệm có khác nhau, tuy vậy về cơ bản chúng khá giống nhau. Theo đó, công ty đối tượng sẽ được đánh giá từ quốc gia, môi trường, đến ngành kinh doanh mà nó đang hoạt động. Sau đó, các thông số có tính cách định tính chẳng hạn chất lượng, kỹ năng của ban quản lý, chiến lược marketing, chính sách quản lý…cũng sẽ được xem xét. Kế đó, và cũng rất quan trọng là tất cả các chỉ số chính phản ánh tình hình tài chính sẽ được đưa ra phân tích, đánh giá. Tổng hợp lại những yếu tố trên, tổ chức đánh giá tín nhiệm sẽ xếp hạng các công ty theo các mức khác nhau đã định sẵn và các hạng mức được ký hiệu theo một trật tự bằng các chữ cái/chữ số; ví dụ như bảng sau:

Bảng 1.1: Các hạng mức của xếp hạng tín dụng

Theo S&P Theo Moody’s Diễn giải

AAA Aaa Chất luợng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp nhất

AA Aa Chất lượng cao, rủi ro thấp, Độ rủi ro chỉ cao hơn hạng AAA một bậc.

A A Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh

huỡng bởi tình hình kinh tế.

BBB Baa

Chất lượng trung bình, an toàn trong thời gian hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi ro.

BB Ba

Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi của tình hình kinh tế.

B B Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ

không thanh toán đúng hạn

CCC Caa Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình hình kinh tế khả quan.

CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá sản,

C C Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện

thanh toán các nghĩa vụ nợ

D Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay hầu

như sẽ phá sản

Đối tượng xếp hạng tín dụng

Xếp hạng người đi vay:

Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ PD (probability of default). Cơ sở của xác suất này là các khoản nợ quá khứ của khách hàng, gồm cả các khoản nợ đã thu hồi được và cả những khoản không thu hồi được. Dữ liệu được phân theo các nhóm: Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như đánh giá của các tổ chức xếp hạng; nhóm dữ liệu định tính, phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, hoạt động, ngành kinh tế… và còn có nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ như hạn mức thấu chi, số dư tiền gửi. Các nhóm dữ liệu này được đưa vào mô hình sẵn để xử lý, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng, có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit…và thường được xây dựng dựa trên các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

Có thể chia ra người đi vay theo các đối tượng sau: + Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

+ Xếp hạng khách hàng thể nhân + Xếp hạng tổ chức tín dụng

+ Xếp hạng các công ty chứng khoán, công ty phi tài chính

Xếp hạng khoản vay

Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây là một số cách phân loại:

* Căn cứ vào mục đích vay:

- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến mua sắm và xây dựng bất động sản.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

phân bón, thuốc trừ sâu, giống….

* Căn cứ vào thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay dưới 12 tháng nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Cho vay trung và dài hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm nhằm đầu tư mua sắm tài sản cố định, xây nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh.

* Căn cứ vào độ tín nhiệm đối với ngân hàng:

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại cho vay dựa trên các cơ sở như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…

- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Việc cho vay này hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.

* Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:

- Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho người có nhu cầu vay vốn.

- Cho vay gián tiếp: là hình thức cấp vốn thông qua mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn thời hạn thanh toán. Các loại cho vay gián tiếp như: chiết khấu, bao thanh toán….

* Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:

- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Cho vay có thời hạn bao gồm: cho vay có một kỳ hạn trả nợ, cho vay có nhiều kỳ trả nợ, cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể…

- Cho vay không có thời hạn cụ thể: là hình thức cho vay mà trong đó Ngân hàng hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

* Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng:

- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền.

- Cho vay bằng tài sản: đây là hình thức tín dụng thường thể hiện ở nghiệp vụ cho thuê.

1.1.2. Sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng

Rủi ro tín dụng

Ngân hàng là một trung gian tài chính có chức năng: Nhận tiền gửi của dân cư, tài chính kinh tế, tài chính tín dụng… và cho các thành phần kinh tế vay lại với lãi suất thích hợp. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là: Ngân hàng (người cho vay) và một bên là đối tượng đi vay (người dân, các thành phần trong nền kinh tế…) trên nguyên tắc hoàn trả. Khi đáo hạn, khách hàng thanh toán cho ngân hàng cả gốc và lãi thì quan hệ tín dụng là thành công. Tuy nhiên, đối với một khoản vay, trong quá trình thực hiện, ngân hàng luôn phải trích lập một khoản dự phòng rủi ro khi có tín hiệu rủi ro từ phía đối tượng đi vay. Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Một trong những hoạt động chính của Ngân hàng thương mại là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro.

Tuy nhiên, cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội đối với mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

Đối với ngân hàng bị rủi ro: Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) khiến nguồn vốn của ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn huy động làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Thậm chí nếu trầm trọng hơn, ngân hàng mất tính thanh khoản và có thể bị phá sản.

Đối với hệ thống ngân hàng – tài chính: Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và các cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, có khả năng mất thanh khoản và bị phá sản thì sẽ có tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ và NHNN thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền ở các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đối với nền kinh tế: Hệ thống ngân hàng là cốt lõi tài chính của nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế. Vì vậy, rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản đối với một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, gây nên những mất bình ổn trong nền kinh tế như quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp….

Đối với quan hệ đối ngoại: Sự sụp đổ của một ngân hàng dẫn đến mất uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước liên quan do hội nhập kinh tế đã gắn chặt mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các quốc gia.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ gây ra ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích dự phòng, không thu hồi được vốn cho vay; mức độ nặng hơn có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản và phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống ngân hàng

và nền kinh tế. Do vậy, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả giúp phòng ngừa và giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng là yêu cầu quan trọng đặt ra đối với các nhà quản trị ngân hàng.

Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau.

- Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây:

Sơ đồ 1: Phân loại rủi ro tín dụng

-

Trong đó:

- Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá

Rủi ro tín dụng Rủi ro danh mục Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro nghiệpvụ

Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung

trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề).

- Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).

Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.

Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay…

1.1.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng

Vai trò của XHTD đối với thị trường

Xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát thị trường của chính phủ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w