Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 55)

a. Chính sách công khai thông tin.

Đây là nhân tố ảnh hướng tới thông tin mà cán bộ QHKH thu thập. Khi tiến hành thu thập thông tin, cán bộ QHKH vấp phải nhiều khó khăn từ phía doanh nghiệp do đối với doanh nghiệp vấn đề bảo mật thông tin mang tính chất quan trọng hàng đầu. Các doanh nghiệp thường không muốn tiết lộ các thông tin mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc các thông tin mật về phương thức, bí quyết kinh doanh. Vì thế, các tài liệu doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thường không thực sự chính xác và đầy đủ.

Mặt khác, vì việc cung cấp thông tin ảnh hưởng đến thứ hạng xếp hạng tín dụng, tức ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của NHTM đối với doanh nghiệp vay vốn, nên có một số doanh nghiệp giấu các thông tin xấu, thổi phồng các thành quả…. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác XHTD của NHTM gặp nhiều khó khăn. Giải pháp cho vấn đề cung cấp thông tin này, đó là cần phải có chế tài xử phạt đối với các cán bộ QHKH tiết lộ thông tin của Khách hàng, cũng như các doanh nghiệp cung cấp thông tin sai sự thật.

b. Chính sách kiểm toán

Các báo cáo trong hồ sơ mà doanh nghiệp nộp cho ngân hàng có thể đã được hoặc chưa được kiểm toán. Điều này, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá tính trung thực các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp. Các doanh nghiệp thường có các hệ thống báo cáo khác nhau để đối phó với các cơ quan khác nhau, đó là 01 báo cáo cho cơ quan thuế - báo cáo này thường thua lỗ, hoặc có lợi nhuận thấp; 01 báo cáo cho Ngân hàng – báo cáo này đã được sửa lại các chỉ số để được ngân hàng đánh giá cao hơn; 01 báo cáo thực để ban lãnh đạo công ty nắm tình hình. Điều này, dẫn tới việc mất thời gian trong việc thẩm định tính trung thực báo cáo tài chính của khách hàng đối với ngân hàng. Nếu có một chính sách kiểm toán nghiêm ngặt, buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ kiểm toán nghiêm chỉnh thì sẽ làm tăng độ tin cậy của thông tin, giảm nhẹ gánh nặng thẩm định thông tin tài chính của khách hàng. Điều này sẽ làm tăng chất lượng tín dụng.

c. Chuẩn mực kế toán

Thực tế cho thấy các nước áp dụng cùng phương pháp phân tích và xếp hạng thì kết quả đánh giá vẫn không thể thống nhất, nếu áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau. Nếu là chuẩn mực kế toán quốc gia thì mỗi quốc gia có một chuẩn mực kế toán riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu khác nhau của người sử dụng báo cáo tài chính ở quốc gia đó.

Nếu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thì các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cũng không thể giống nhau vì nhiều nguyên nhân như: hoàn cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật… của mỗi quốc gia khác nhau. Ví dụ: Việt Nam hiện nay vẫn là nước đang phát triển, nếu so sánh các chỉ tiêu tài chính với tiêu chuẩn quốc tế thì rất ít doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng cao.

d. Các thông tin về ngành của Tổ chức kinh tế vay vốn.

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn. Thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch là điều kiện để phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thuận lợi, chính xác và ngược lại.

CHƯƠNG 2

HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

2.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993, trụ sở chính đặt tại Hà Nội.

Hiện nay, Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm luôn đạt trên 30% trong nhiều năm qua. Tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản của Techcombank đạt trên 150.000 tỷ đồng. Với gần 300 chi nhánh/phòng giao dịch, hơn 1.000 máy ATM và đội ngũ gần 7.000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và hơn 1,3 triệu khách hàng cá nhân trên toàn quốc.

Cùng với sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược HSBC có tỷ lệ cổ phần nắm giữ tối đa 20% và tư vấn chiến lược của McKinsey, Techcombank đang tiến hành chương trình TechcomOne – kế hoạch chuyển đổi toàn diện giai đoạn 2009-2014, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doang nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2010, tại Việt Nam có trên 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động gồm các nhóm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phân loại theo quy mô thì cộng đồng doanh nghiệp được chia làm 4 nhóm: Doanh nghiệp lớn (Big), Doanh nghiệp vừa (MME), Doanh nghiệp nhỏ (SME) và Doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME). Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng tuyệt đối và đang được coi là khối doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Vì vậy, chiến lược khách hàng của Techcombank đã xác định, các khách hàng vừa và nhỏ là khách hàng chủ yếu, các khách hàng doanh nghiệp lớn là những thách thức cần chinh phục và là dấu mốc để chứng minh năng lực cũng như uy tín của Ngân hàng trên thị trường. Nhờ đó, quy

mô khách hàng doanh nghiệp của Techcombank tăng vọt, vượt trội qua các năm. * Tổng tài sản

Tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh quy mô của doanh nghiệp, tình hình biến động tổng tài sản của Techcombank qua các năm từ 2004-2010 như sau:

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2008-2010 Tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của Techcombank đạt 150.291 tỷ đồng, tăng 62,33% so với năm 2009. Quy mô tài sản tăng nhanh do một số khoản mục sau:

- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tăng 78,28% so với năm 2009 - Cho vay khách hàng tăng 25.82% so với năm 2009

- Chứng khoán đầu tư tăng 128% so với năm 2009 - Tài sản khác tăng 120.8% so với năm 2009 * Vốn chủ sở hữu

Tính đến ngày 31/12/2010, vốn chủ sở hữu của các cổ đông Techcombank đạt 9.389 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm trước. Vốn cổ phần đã tăng từ 5.400 tỷ đồng lên 6.932 tỷ đồng vào tháng 6/2010 khi Techcombank quyết định bổ sung 1.532 tỷ đồng từ quỹ dự trữ để bổ sung vốn.

Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2008-2010 * Huy động

Huy động từ khách hàng đến ngày 31/12/2010 đạt 80.551 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng tài sản trên bảng cân đối, tương đương với mức tăng 29,2% so với mức 62.374 tỷ đồng năm trước. Tăng trưởng huy động đã giúp Techcombank củng cố tính thanh khoản, tỷ lệ cho vay/huy động ở mức 65,7%, phù hợp với chính sách thận trọng của Ngân hàng nhằm duy trì tỷ lệ này ở khoảng 65-70%.

Đến cuối năm 2010, tiền gửi và vay từ các tổ chức tính dụng tăng mạnh với tỷ lệ 168,5% so với năm trước, lên mức 27.783 tỷ đồng và là một nguồn huy động quan trọng cho Ngân hàng, trong đó 1.745 tỷ đồng là vốn vay dài hạn từ các tổ chức quốc tế.

Vốn thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá cũng tăng mạnh ở mức 198,3%, từ 5.036 tỷ đồng lên 15.024 tỷ đồng, bao gồm 5.251 tỷ đồng có kỳ hạn 5 năm trở lên và 7.404 tỷ đồng có kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm.

* Tín dụng

thấp của toàn ngành ngân hàng, Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% của năm trước xuống 25,7%. Tính đến cuối năm 2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 52.928 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay SME tăng 26,7% lên 31.256 tỷ đồng so với năm trước trong khi cho vay doanh nghiệp lớn giảm 50,6% xuống 3.051 tỷ đồng. Trong tất cả các khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vay nhiều nhất để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất. Dư nợ cho vay cho mảng này chiếm 57,1% tổng cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

* Tỷ lệ an toàn vốn

Bảng 2.1: Các chỉ số an toàn vốn của Techcombank

Các chỉ số an toàn vốn 2010 2009 2008 2007 Vốn / Tổng tài sản (%) 6, 25 7, 91 9, 46 9, 04 Vốn / Tổng tài sản có rủi ro(%)-

CAR 7, 18 8, 94 10, 51 9, 75 Các quỹ dự trữ (tỷ đồng) 6 91 4 72 2 81 1 46 Tổng vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 9.3 89 7.3 24 5.6 15 3.5 73 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008-2010 * Tỷ lệ nợ xấu

Trong khi chủ động giảm tăng trưởng tín dụng, Techcombank đã giám sát chặt chẽ nợ xấu và giảm thành công tỷ lệ nợ xấu từ 2,49% xuống 2,29% vào cuối năm 2010. Hầu hết các khoản nợ xấu là trong mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đến cuối năm 2010, dự phòng rủi ro tín dụng tăng 19,3%, từ 512 tỷ đồng năm trước lên 611 tỷ đồng, do đó, tỷ lệ nợ xấu thuần giảm xuống chỉ còn 1,13%. Hơn nữa, đây đều là các khoản vay có đảm bảo nên Ngân hàng lạc quan tin tưởng vào tỷ lệ thu hồi nợ cao.

* Khả năng sinh lời

20,5% so với năm trước. Trong số này, thu nhập lãi ròng tăng 27,3% lên mức 3.184 tỷ đồng. Đáng khích lệ nhất là thu nhập thuần từ phí tăng 45,0%, đạt khoảng 930 tỷ đồng. Trong đó thu nhập từ phí bảo lãnh gần như tăng gấp đôi mức thu nhập của năm 2009 lên khoảng 160 tỷ đồng. Năm 2010 ngân hàng đã đạt mức lợi nhuận trước thuế 2.744 tỷ đồng, chỉ số lợi nhuận ROE là 24,9% và ROA là 1,9%.

2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàngTMCP Kỹ thương Việt Nam. TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Lường trước những khó khăn chung của môi trường kinh tế vĩ mô, hoạt động tín dụng của Techcombank năm 2010 được xác định theo hường giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, kiểm soát rủi ro. Mặc dù vậy, tín dụng doanh nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo khi chiếm 65,10% tổng dư nợ toàn hệ thống. Đặc biệt, cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng được cân đối lại đúng trọng tâm hướng tới khách hàng doanh nghiệp SME. Khối doanh nghiệp SME năm 2010 đạt mức tăng trưởng dư nợ 27%, chiếm 91,1% dư nợ của mảng khách hàng daonh nghiệp. Tỷ trọng này trong năm 2009 là 79,9%.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay năm 2009-2010

ĐVT: Triệu đồng, % 31/12/2010 % 31/12/2009 % Nợ đủ tiêu chuẩn 50.096.99 7 94,65 39.344.75 6 93,47 Nợ cần chú ý 1.619.79 3 3,06 1.700.00 7 4,04

Nợ dưới tiêu chuẩn

718.81 2 1,36 474.05 0 1,13 Nợ nghi ngờ 320.284 0,61 431.159 1,02 Nợ có khả năng mất vốn 171.971 0,32 142.795 0,34 Tổng dư nợ 52.927.85 7 100 42.092.76 7 100

Bảng 2.3: Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng, % 31/12/2010 % 31/12/2009 % Ngắn hạn 30.076.44 1 56,82 28.310.06 9 67,26 Trung hạn 10.468.07 3 19,78 8.320.86 3 19,77 Dài hạn 12.383.34 3 23,40 5.461.83 5 12,97 Tổng dư nợ 52.927.85 7 100 42.092.76 7 100

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010

Bảng 2.4: Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng, %

31/12/2010 % 31/12/2009 %

Nông nghiệp và lâm nghiệp

19.706.31

7 37,23

6.348.89

4 15,08

Thương mại, sản xuất và chế biến

8.726.19 2 16,49 16.169.32 6 38,41 Xây dựng 4.445.12 7 8,40 2.752.69 8 6,54

Khobãi, vận tải và thông tin liên lạc

443.66 9 0,84 1.499.60 0 3,56 Cá nhân và các ngành nghề khác 19.606.55 2 37,04 15.322.24 9 36,41 Tổng dư nợ 52.927.85 7 100 42.092.76 7 100

Bảng 2.5: Phân tích cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Triệu đồng, %

31/12/2010 % 31/12/2009 %

Doanh nghiệp nhà nước

769.11

7 1,45

2.300.53

7 5,47

Công ty trách nhiệm hữu hạn 15.823.427 29,90 13.252.401 31,48 Công ty cổ phần 12.921.669 24,41 13.218.608 31,39 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài

2.903.30

0 5,50

473.03

3 1,12

Doanh nghiệp tư nhân

1.530.24

4 2,89

1.437.94

1 3,42

Cá nhân và các doanh nghiệp khác

18.974.10 0 35,85 11.415.24 7 27,12 Tổng dư nợ 52.921.85 7 100 42.097.76 7 100

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010

2.2. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

2.2.1.1. Bộ máy quản trị rủi ro

Quản lý rủi ro được xem là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tạo ra một nhận thức mới về công tác quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng toàn cầu. Bên cạnh những rủi ro truyền thống thì những rủi ro mang tính thị trường và rủi ro hệ thống nếu không được đánh giá đúng mức có thể khiến bất kỳ một định chế tài chính lớn nào đều có thể sụp đổ. Đó là nhận thức chung, tuy nhiên trên thực tế, làm thế nào để kiểm soát những rủi ro trên lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản trị và mức độ quan tâm của Ban lãnh đạo từng Ngân hàng.

Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ quản trị rủi ro của Ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Khối quản trị rủi ro với yêu cầu đảm bảo

đánh giá và kiểm soát được rủi ro ở mọi phạm vi, từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động đến các rủi ro trong loại hình kinh doanh, phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động rất rộng của mạng lưới Techcombank.

Sơ đồ 2: Bộ máy quản trị rủi ro của Techcombank

Nguồn: Tài liệu nội bộ của Techcombank

Hội đồng quản trị: Thông qua Uỷ ban kiểm toán và quản trị rủi ro và Uỷ

ban Quản lý tài sản Nợ & Có, giám sát việc xây dựng quy trình và chính sách kiểm soát rủi ro chặt chẽ cho toàn hệ thống ngân hàng

Ban Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị đảm bảo tính

hiệu quả của quản trị rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro đã đặt ra.

Khối quản trị rủi ro tín dụng và Khối quản trị rủi ro thị trường và hoạt động: Trực tiếp thực hiện các chính sách kiểm soát rủi ro đối với từng nhóm rủi ro

bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Năm 2010, Khối quản trị rủi ro đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban kiểm toán và rủi ro – ARCO (thuộc Hội đồng Quản trị), tham gia vào Uỷ ban Quản lý tài sản nợ có – ALCO (thuộc Ban Điều hành) để xem xét điều chỉnh kịp thời, thường xuyên các công tác về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, trong mỗi khối kinh doanh đều có bộ phận phân tích và đánh giá mức độ rủi ro đối với các nghiệp vụ được triển khai theo chức năng. Việc kiểm soát rủi ro theo hướng tập trung kết hợp với phân cấp nhiều tầng đảm bảo cho Techcombank đánh giá đúng và đủ các rủi ro có thể gặp phải để xây dựng các chính sách phòng ngừa thích hợp.

Trong bối cảnh thị trường tiền tệ có những diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng dễ phát sinh nợ xấu, công tác quản trị rủi ro tiếp tục được hiện đại hoá theo

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w