Những hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 88)

Như đã trình bày ở trên, hệ thống XHTD nội bộ đã đạt được những thành công nhất định góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng XHTD.

Một là, nguồn thông tin cho quá trình xếp hạng vừa thiếu, vừa chưa đáng tin cậy.

Tính chính xác của thông tin đầu vào đóng một vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên hiện tại các nguồn thông tin Techcombank thu thập chủ yếu là từ khách hàng như hồ sơ vay, các báo cáo tài chính. Điều này sẽ dẫn đến sự bất cân xứng thông tin, khi người vay luôn muốn che giấu những thông tin bất lợi và thổi phồng những thành quả. Ngân hàng có rất ít những kênh thông tin thuận lợi để có thể kiểm chứng tính trung thực của doanh nghiệp cung cấp và nếu muốn thì sẽ phải tốn rất nhiều thời gian. Thực tế, Techcombank hầu như không nhận được sự hỗ trợ từ phía cơ quan thuế, hải quan, người cung cấp nguyên vật liệu, người mua hàng của doanh nghiệp, thông tin đại chúng và từ hệ thống ngân hàng khác ngoại trừ một số thông tin sơ sài từ trung tâm thông tin tín dụng CIC. Hiện tượng các thông tin báo cáo tài chính phản ánh không hợp lý, thực hiện chế độ hạch toán không đúng quy định, doanh nghiệp có nhiều báo cáo tài chính (với nhiều mục đích khác nhau) về tình hình hoạt động cho các bên sử dụng thông tin (cơ quan thuế, ngân hàng ...) là rất phổ biến.

Hơn nữa, nguồn thông tin của ngân hàng cũng ít được cập nhật, bổ sung một cách thường xuyên, có hệ thống. Ngân hàng thường tập trung vào tìm hiểu thông tin, phân tích khách hàng trong quá trình trước cho vay. Quá trình giám sát sau khi cho vay thường không được để ý hoặc chỉ mang tính hình thức. Kết quả là sự không cập nhật thông tin khách hàng kịp thời, dẫn tới không nhận diện được rủi ro và đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn. Điều này cũng do hiện tại Techcombank chưa có một bộ phận chuyên nghiệp quản lý thông tin nên gây khó khăn cho quá trình thu thập, tính khách quan của xử lý thông tin.

Tuy các chỉ tiêu tài chính đã được lượng hóa nhưng do nhiều chỉ tiêu chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu để so sánh như: triển vọng ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh...dẫn tới sự lúng túng cho người xếp hạng, dẫn đến chất lượng XHTD bị ảnh hưởng nhiều bởi ý chí chủ quan của người thực hiện.

Ba là, các tiêu chuẩn đánh giá chưa được xác định theo chuỗi thời gian.

Hiện nay, các chỉ tiêu của doanh nghiệp vay vốn được xác định dựa trên báo cáo của năm tài chính liền kề, sau đó so sánh với các chỉ số do ngân hàng đưa ra. Việc so sánh này là chưa phù hợp với thực tế vì không có sự so sánh kỳ này với kỳ trước để thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi của doanh nghiệp qua các năm. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện tại, thông tin về các hệ số trung bình ngành, nhóm ngành là cơ sở cho việc so sánh, đánh giá trong XHTD nội bộ lại chưa được các cơ quan thống kê cung cấp. Điều này, sẽ dẫn đến các hệ thống XHTD của mỗi ngân hàng, dù cùng một chỉ số, nhưng sẽ có cách đánh giá khác nhau.

Bốn là, chưa có sự phân biệt xếp hạng cho từng khoản vay có thời hạn khác nhau.

Vì đối với từng thời hạn vay khác nhau, ngân hàng sẽ quan tâm tới các chỉ tiêu ở mức độ khác nhau. Đối với khoản tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng cần tập trung sự chú ý vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp và khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng trong tương lai. Còn đối với khoản vay ngắn hạn, ngân hàng cần đặt trọng tâm vào các chỉ tiêu ngắn hạn hơn.

Năm là, một số chỉ tiêu còn thiếu.

Hiện Techcombank đã có xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng (tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế) giúp đánh giá sự phát triển và mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên, 2 chỉ tiêu này lại được xếp ở phần thông tin phi tài chính ở mục “Các đặc điểm hoạt động khác”.

Hơn nữa, trong hệ thống XHTD của mình, các tiêu chuẩn đánh giá theo các bảng chỉ tiêu tài chính, phân theo ngành chưa tính đến mội trường hoạt động khó khăn khi các doanh nghiệp trong một ngành gặp phải. Điều này sẽ bất lợi cho doanh nghiệp nếu sự suy giảm khả năng của doanh nghiệp là do yếu tố khách quan. Đồng

thời, ngân hàng cũng chưa phân tích khả năng trả nợ bổ sung từ bảo lãnh, từ sự hỗ trợ của công ty mẹ... đều có thể tăng khả năng trả nợ ngân hàng, là căn cứ để điều chỉnh mức hạng.

Ngoài ra, các chỉ số về khả năng trả nợ đối với ngân hàng tương đối sơ sài. Hệ thống chưa đề cập đến khả năng thất thoát, thu hồi khi xảy ra vỡ nợ, trong khi điều này lại rất cần thiết đối với ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân trong nội bộ ngân hàng

Thứ nhất, công tác thu thập và xử lý thông tin còn nhiều bất cập.

Hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Techcombank mặc dù đã có nhiều cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác XHTD nội bộ. Với nguồn thông tin chủ yếu dựa vào thông tin trên hồ sơ doanh nghiệp gửi đến trong khi các nguồn thông tin như trung tâm Thông tin tín dụng CIC, các nguồn thông tin bên ngoài(như cơ quan thuế, hải quan...) và thông tin đại chúng (như sách, báo, tạp chí chuyên ngành ...) chưa được khai thác đúng mức. Hơn nữa, cũng cần thấy rằng việc tiếp cận từ các nguồn thông tin trên là hạn chế chung của nhiều ngân hàng vì điều kiện tiếp xúc là không nhiều, tốn thời gian, chi phí.

Ngoài ra, Techcombank cũng chưa xây dựng được một hệ thống lưu trữ thông tin về khách hàng cũ để phục vụ công tác xếp hạng. Điều này làm cho các cán bộ quan hệ khách hàng, đặc biệt là các cán bộ mới gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thu thập và xử lý thông tin. Nếu ngân hàng có dữ liệu lưu trữ về khách hàng thì sẽ đỡ mất thời gian khi xem lại hồ sơ trước đó và các thông tin của khách hàng sẽ được cung cấp chính xác, đầy đủ trong thời gian nhanh nhất.

Hai là, trình độ và năng lực của người thực hiện xếp hạng.

Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc XHTD nội bộ vì tùy vào từng khả năng của từng cán bộ xếp hạng sẽ ảnh hưởng đến việc thu thập và xử lý thông tin của khách hàng. Hơn nữa, việc không phân ngành quản lý đối với từng cán bộ cũng là một nhược điểm vì cán bộ xếp hạng sẽ không hiểu cặn kẽ về ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp...để từ đó có một cái nhìn khách quan, chính xác về doanh nghiệp. Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên

thực hiện việc xếp hạng này nên dĩ nhiên những bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình thực hiện là điều không thể tránh khỏi.

Thứ ba, vì chưa có một cơ sở dữ liệu đủ lớn và một vài loại doanh nghiệp khác nhau ở những ngành khác nhau có những đặc trưng riêng nên hệ thống còn thiếu một số chỉ tiêu phân tích.

b) Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vay vốn:

Thứ nhất, các doanh nghiệp đã không cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu trong hồ sơ vay vốn để bảo vệ lợi ích của chính mình. Các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp thường được chỉnh sửa sao cho có lợi nhất đối với doanh nghiệp.

Hơn nữa, thực tế, chỉ có một bộ phận các công ty niêm yết, các doanh nghiệp nước ngoài ... thì thực hiện nghiêm túc công tác kế toán, kiểm toán. Đối với các doanh nghiệp vừa vả nhỏ, doanh nghiệp dân doanh thì cơ chế tài chính quy định với thành phần kinh tế này là khá lỏng lẻo, việc thực hiện các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán là chưa thống nhất và đầy đủ, gây khó khăn cho ngân hàng.

Thứ hai, một nguyên nhân gây khó khăn cho việc thu thập thông tin cho ngân hàng nữa là nguyên tắc bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, các thông tin mật và phương thức kinh doanh mang một ý nghĩa rất quan trọng, do đó họ không muốn tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai. Vì vậy, các tài liệu doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thường không chính xác, đầy đủ và chỉ mang ý nghĩa đối phó. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

c) Nguyên nhân khác:

Thứ nhất, XHTD vẫn là hoạt động khá mới với hệ thống NHTM Việt Nam, các văn bản pháp quy, quyết định hướng dẫn cụ thể còn ít và việc áp dụng các quy định đó vào công tác thực tế tại Techcombank cũng như nhiều ngân hàng khác là không hề đơn giản. Ngoài ra, các quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng chưa thực sự chặt chẽ và mang tính bắt buộc, cụ thể là những quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc, yêu cầu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ....

thời khả năng hợp tác giữa các ngân hàng chưa cao. Theo quy chế hoạt động của CIC thì các TCTD có trách nhiệm báo cáo Thông tin tín dụng bắt buộc cho CIC. Tuy nhiên, các NHTM vì những lý do khác nhau có thể cung cấp chưa đúng và đầy đủ các thông tin. Điều này gây ra vòng luẩn quẩn, CIC thiếu thông tin, các NHTM không tin tưởng vào thông tin do CIC cung cấp.

Mặt khác, thông tin CIC cung cấp chủ yếu dưới dạng số liệu thống kê, chưa có thông tin dự báo, dự đoán về TCKT vay vốn... nên không góp phần tạo nên nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cho công tác XHTD các TCKT tại các NHTM.

Thứ ba, cho đến nay, thông tin về hệ số tài chính trung bình ngành, nhóm ngành là cơ sở cho việc so sánh đánh giá trong XHTD TCKT lại chưa được cơ quan thống kê cung cấp. Các hệ số này không chỉ cần cho công tác XHTD tại NHTM mà còn cần với nhiều đối tượng khác trong nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w