Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 115)

NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với NHTM. Do vậy, các chính sách, định hướng của NHNN đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Để nâng cao chất lượng công tác XHTD đối với các TCKT tại BIDV và các NHTM nói chung, tác giả luận văn xin đưa ra các kiến nghị sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của CIC.

- Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc, sắp xếp trung tâm này thành một trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những

thông tin cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Mặt khác, trung tâm cần phối hợp với các cơ quan, bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực, khác nhau của nền kinh tế. Trung tâm cần sớm có kế hoạch sớm đưa hoạt động XHTD và hoạt động thông tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ mới của các nước phát triển nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam.

- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của Trung tâm. Trung tâm cần phải minh bạch các thông tin cho các TCTD như nguồn cung cấp thông tin, nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chỉ tiêu thu thập, người sử dụng thông tin và các tiêu chí phân tích, đánh giá thông tin... và trung tâm cần có các văn bản hướng dẫn tổ chức, hoạt động nghiệp vụ cụ thể để các TCTD có thể thực hiện một cách chính xác.

- Ban hành quy chế bắt buộc các TCTD phải tham gia vào trung tâm, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình. NHNN phải có hướng dẫn cụ thể yêu cầu các NHTM chấp hành đúng các quy định về cung cấp thông tin cho CIC một cách đầy đủ và thường xuyên.

- Thực hiện tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CIC, cải tiến công nghệ trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin.

Thứ hai, ban hành và hoàn thiện các văn bản, hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các Ngân hàng thương mại kịp thời, chính xác trong từng thời kỳ.

NHNN cần căn cứ vào chiến lược phát triển; xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính, tiền tệ trên thế giới và chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ để đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng của các NHTM, ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng để từ đó có thể quản lý hoạt động của các ngân hàng đảm bảo phát triển bền vững.

Thứ ba, hỗ trợ các ngân hàng thương mại về mặt nghiệp vụ.

thương mại để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm bắt các thành tựu mới, hiện đại, đặc biệt là trong một lĩnh vực mới như XHTD. Hàng năm, NHNN cũng nên tổ chức hội nghị toàn ngành ngân hàng về công tác XHTD để các ngân hàng có thể đánh giá, trao đổi kinh nghiệm.

Ngoài ra, NHNN có thể cho phép trung tâm CIC thực hiện hỗ trợ công tác XHTD của các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng chưa có quy trình XHTD, hoặc đã có nhưng mới đưa vào vận hành sử dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 115)