xấu
Basel II là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Đây được xem là giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn ngân hàng châu Á. Dự thảo Hiệp ước Basel II đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường.
Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống
tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
Trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.
Basel II đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel I và thay bằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, S&P. Hệ thống đo lường theo Basel 2 phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn.
Theo Basel II, các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng bao gồm:
- Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập;
- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra những khoản rủi ro ngầm định;
- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.
Hiệp ước Basel II cũng đề cập vai trò của cơ quản quản lý ngân hàng trong việc đánh giá hệ thống XHTD nội bộ để phân loại rủi ro tài sản của tổ chức tín dụng. Nhưng trong thực tế, NHNN rất khó kiểm chứng hệ thống xếp hạng đánh giá rủi ro của các NHTM có đúng hay không. Trong khi đó, nếu sử dụng hệ thống đánh
giá rủi ro kém chính xác, NHTM có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng dẫn đến hậu quả khó lường. Từ những phân tích và nhận định nêu trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM, và đây rõ ràng là công việc mà các NHTM cần tiến hành một cách định kỳ nhằm đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh và tăng cường hơn nữa khả năng dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng.