Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 113)

d. Các thông tin về ngành của Tổ chức kinh tế vay vốn

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Ngành ngân hàng có vai trò quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế nhưng đây cũng là ngành ẩn chứa nhiều rủi ro liên quan đến cả hệ thống, ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn và ổn định của quốc gia. Do vậy, lĩnh vực này luôn chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của các chính sách nhà nước. Để nâng cao chất lượng tính dụng nói chung và chất lượng công tác XHTD nói riêng, Nhà nước cũng như các bộ ngành liên quan, tác giả xin có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, tạo ra hành lang pháp lý để hỗ trợ việc thu thập thông tin

- Trình quốc hội để ban hành một dự luật về thông tin để điều chỉnh môi trường thông tin Việt Nam.

Đây sẽ là cơ sở hữu hiệu cho hoạt động thông tin được minh bạch, thuận lợi để phục vụ cho công tác XHTD tại các NHTM.

- Xây dựng cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa ngân hàng và các cơ quan nhà nước.

Hiện nay, việc trao đổi thông tin giữa NHTM và một số cơ quan Nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan chủ quản doanh nghiệp, công ty kiểm toán, cơ quan thống kê, hải quan… còn gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có cơ sở pháp lý về trao đổi, cung cấp thông tin. Điều này làm cho việc kiểm tra, xác minh tính chính xác số liệu của NHTM trong quá trình XHTD đôi khi không thực hiện được, thiếu số liệu làm cơ sở so sánh, phân tích… Vì vậy, trong thời gian tới cần phải thiết lập cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa các chủ thể nói trên, làm tiền đề quan trọng cho việc phân tích khách hàng và XHTD.

- Xây dựng và phát triển các cơ quan, trung tâm chuyên cung cấp thông tin.

Chính phủ cần xem xét việc chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan chức năng nghiên cứu và thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, cung cấp thông tin, Tạo điều kiện cho các công ty xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam ra đời và phát triển để cung cấp thông tin cho thị trường chứng khoán qua đó thúc đẩy thị trơng tài chính phát triển bền vững.

Song song với việc làm này, Nhà nước phải ban hành các văn bản hướng dẫn mua bán thông tin do những tổ chức này cung cấp. Qua tổ chức này, các cơ quan bộ ngành cần phải tiến hành thu thập trao đổi, xử lý và chuẩn hóa các thông tin về tình hình hoạt động của mình, từ đó có những thông tin đưa ra một cách hệ thống, thường xuyên và đầy đủ. Việc làm này không chỉ tháo gỡ khó khăn cho các DN mà còn góp phần rất lớn vào việc tạo thuận lợi cho công tác thu thập, xử lý thông tin nhằm đánh giá, phân tích DN trong hoạt động tín dụng của NH.

Thứ hai, thành lập tổ chức XHTD chuyên nghiệp tại Việt Nam

Tại các nước có thị trường tài chính phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật… đều có các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện xếp hạng doanh nghiệp đi vay trong và ngoài nước. Hoạt động của các tổ chức này không chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, cho tổ chức phát hành chứng khoán mà còn cho các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp nguồn thông tin tham khảo quan trọng, đáng tin cậy.

Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Ủy ban chứng khoán (phổ biến) hoặc Ngân hàng Nhà nước; được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần (NICE- Hàn Quốc) hoặc công ty liên doanh (TRIS- Thái Lan) hoặc doanh nghiệp tư nhân (R&I- Nhật Bản) hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (RAM- Malaysia).

Từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới và từ thực tế nền kinh tế nước ta hiện nay (thị trường tài chính mới hình thành, thị trường chứng khoán còn sơ khai); đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định cho phép thành lập công ty chuyên nghiệp xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đi vay, đặt dưới sự

quản lý của Ngân hàng Nhà nước và khi thị trường chứng khoán phát triển sẽ chuyển giao vai trò này cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Thông tin về xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn của các công ty chuyên nghiệp sẽ là tài liệu tham khảo để các Ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng tham khảo.

Thứ ba, cần xây dựng một lộ trình yêu cầu chế độ kiểm toán bắt buộc với các doanh nghiệp.

Như đã đề cập ở trên, hiện nay có một thực trạng chung đó là các doanh nghiệp có nhiều hệ thống báo cáo tài chính khác nhau để đối phó với những cơ quan khác nhau. Vì vậy, trong tương lai, Chính phủ cần yêu cầu chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các BCTC có kiểm toán và đã có xác nhận của cơ quan thuế. Giải pháp này sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng một doanh nghiệp có nhiều hệ thống báo cáo như hiện nay.

Để thực hiện điều này, trước hết chính phủ cần có những chính sách khuyển khích để phát triển được một hệ thống các công ty kiểm toán đủ mạnh để đảm đương được một khối lượng lớn các doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước cũng phải quy định rõ những chế tài, biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện sai việc kiểm toán, các doanh nghiệp cố tình sửa đổi BCTC theo hướng có lợi cho mình, gây ra sự thiếu chính xác về thông tin.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với NHTM. Do vậy, các chính sách, định hướng của NHNN đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Để nâng cao chất lượng công tác XHTD đối với các TCKT tại BIDV và các NHTM nói chung, tác giả luận văn xin đưa ra các kiến nghị sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của CIC.

- Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc, sắp xếp trung tâm này thành một trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những

thông tin cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Mặt khác, trung tâm cần phối hợp với các cơ quan, bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực, khác nhau của nền kinh tế. Trung tâm cần sớm có kế hoạch sớm đưa hoạt động XHTD và hoạt động thông tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ mới của các nước phát triển nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam.

- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của Trung tâm. Trung tâm cần phải minh bạch các thông tin cho các TCTD như nguồn cung cấp thông tin, nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chỉ tiêu thu thập, người sử dụng thông tin và các tiêu chí phân tích, đánh giá thông tin... và trung tâm cần có các văn bản hướng dẫn tổ chức, hoạt động nghiệp vụ cụ thể để các TCTD có thể thực hiện một cách chính xác.

- Ban hành quy chế bắt buộc các TCTD phải tham gia vào trung tâm, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình. NHNN phải có hướng dẫn cụ thể yêu cầu các NHTM chấp hành đúng các quy định về cung cấp thông tin cho CIC một cách đầy đủ và thường xuyên.

- Thực hiện tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CIC, cải tiến công nghệ trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin.

Thứ hai, ban hành và hoàn thiện các văn bản, hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các Ngân hàng thương mại kịp thời, chính xác trong từng thời kỳ.

NHNN cần căn cứ vào chiến lược phát triển; xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính, tiền tệ trên thế giới và chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ để đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng của các NHTM, ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng để từ đó có thể quản lý hoạt động của các ngân hàng đảm bảo phát triển bền vững.

Thứ ba, hỗ trợ các ngân hàng thương mại về mặt nghiệp vụ.

thương mại để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm bắt các thành tựu mới, hiện đại, đặc biệt là trong một lĩnh vực mới như XHTD. Hàng năm, NHNN cũng nên tổ chức hội nghị toàn ngành ngân hàng về công tác XHTD để các ngân hàng có thể đánh giá, trao đổi kinh nghiệm.

Ngoài ra, NHNN có thể cho phép trung tâm CIC thực hiện hỗ trợ công tác XHTD của các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng chưa có quy trình XHTD, hoặc đã có nhưng mới đưa vào vận hành sử dụng.

3.3.3. Kiến nghị với Tổng cục thống kê

Trong quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính, để đảm bảo độ chính xác, ngân hàng cần phải so sánh với hệ số trung bình của từng ngành, nhóm ngành. Hiện nay, hệ số trung bình của từng ngành, nhóm ngành hàng năm vẫn chưa có. Vì vậy, Tổng cục thống kê cần sớm xây dựng và ban hành hệ số trung bình từng ngành hàng năm để phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tổng cục thống kê có thể khai thác các thông tin về ngành, nhóm ngành từ chính các ngân hàng thương mại thông qua Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC). Hiện tại các Ngân hàng thương mại định kỳ hàng thàng phải cung cấp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn cho CIC, do vậy kho dữ liệu của CIC về thông tin tài chính của các doanh nghiệp theo từng ngành, từng nhóm ngành là khá đầy đủ và chính xác. Ngoài ra Tổng cục thống kế có thể khai thác qua các Công ty chứng khoán đối với các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa. Các Công ty chứng khoán là nơi cung cấp các bản cáo bạch của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường. Ngoài ra, Bộ thống kê cũng có thể khai thác thông tin qua các đơn vị kiểm toán. Đây là nguồn thông tin khá chính xác thông tin tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện số lượng các doanh nghiệp Việt Nam có báo cáo tài chính được kiểm toán chiếm tỷ trọng khá thấp như hiện nay thì nguồn khai thác từ các đơn vị kiểm toán chưa đảm bảo về số lượng.

3.3.4. Kiến nghị với trung tâm thông tin tín dụng CIC

tin tín dụng cho các NHTM. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều trường hợp các NHTM không báo cáo hoặc báo cáo chậm những khoản vay quá hạn của mình, hoặc dù đã báo cáo, nhưng CIC lại cập nhật chậm thông tin. Điều này đặt ra cơ chế về quản lý, cập nhật thông tin để hạn chế một cách tối đa rủi ro cho các NHTM. Ngoài ra, một số các chỉ tiêu cần cập nhật thêm để phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- CIC nên cập nhật thêm các thông tin khác như thương hiệu, năng lực quản lý, triển vọng phát triển ngành.... Để làm được điều này, ngoài việc đầu tư thời gian, công sức hơn nữa để nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho khách hàng, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối để CIC phối hợp với các ngân hàng thương mại trong việc chia sẻ dữ liệu, cập nhập thông tin định tính về khách hàng. Đây cũng chính là cách làm mà các tổ chức tín dụng một số nước đã thực hiện nhằm xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Từ những dữ liệu của các loại hình doanh nghiệp từ những ngành nghề khác nhau, CIC nên tổng hợp các chỉ số trung bình (như khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, chỉ số hoạt động...) của các doanh nghiệp này và công bố để cho các NHTM tham khảo. Với một số lượng lớn doanh nghiệp được xếp hạng thì chỉ số trên sẽ phản ánh tương đối chính xác mức trung bình các chỉ số này ở Việt Nam.

3.3.5 Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng

Ở các nước phát triển, Hiệp hội ngân hàng có một vai trò rất quan trọng, đây là cơ quan dẫn dắt định hướng cho sự phát triển của toàn ngành ngân hàng. Ở Việt Nam, vai trò của Hiệp hội ngân hàng tuy đã được nâng tầng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn còn tương đối mờ nhạt. Vì vậy, để thể hiện vai trò đầu tàu, đứng cạnh hỗ trợ các Ngân hàng Việt Nam trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trong quá trình hội nhập, tác giả luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị về các vấn đề thời sự trong ngành ngân hàng. Qua đây, các NHTM có thể trao đổi, học tập thêm kinh nghiệm trong việc phát triển, quản lý rủi ro tín dụng, XHTD và định hướng tín dụng thích hợp

trong thời kỳ từng thời kỳ.

- Tổ chức các khóa học ngắn ngày, dài ngày để tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng nâng cao hiểu biết về cạnh tranh và quá trình hội nhập, thẩm định khách hàng...

- Hỗ trợ các ngân hàng xây dựng quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy trình chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện ngành ngân hàng đang phải cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là đòi hỏi cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của NHNN và của các NHTM.

Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại đã trở thành một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng được các cơ quan giám sát ngân hàng quốc tế khuyến nghị sử dụng. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức ban hành quy định về lộ trình bắt buộc các ngân hàng thương mại phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng để đánh giá và dự báo mức độ rủi ro đối với khách hàng vay vốn.

Theo yêu cầu này và từ chính yêu cầu tự thân, hệ thống xếp hạng tín dụng của Techcombank đã được xây dựng, triển khai áp dụng. Mục tiêu cơ bản của công tác xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn theo hệ thống xếp hạng tín dụng là nhằm thực hiện kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng hiện tại của ngân hàng. Trong quá trình thực tế triển khai áp dụng, hệ thống xếp

hạng tín dụng này của Techcombank còn gặp phải một số hạn chế cần bổ sung, hoàn thiện về: hệ thống các chỉ tiêu phân tích, cách thức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng (đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực và các đơn vị hạch toán phụ thuộc), về công tác tổ chức triển khai xếp hạng tín dụng, về hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích, xếp hạng tín dụng...

Từ việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản của hoạt động phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, nghiên cứu quy trình thu thập thông tin, các bước tiến hành phân tích, xếp hạng, làm rõ các chỉ tiêu, phương pháp phân tích, xếp hạng doanh nghiệp, cũng như xem xét những vướng mắc trong thực tế triển khai hệ thống

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 113)