doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán:
Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng cần phải được phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Trong đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần quan tâm là:
Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (P/E) Giá cổ phiếu
P/E =
Thu nhập một cổ phiếu
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao, bởi P/E không chỉ phản ánh mức sinh lời hiện tại mà còn cho thấy khả năng sinh lời trong tương lai kỳ vọng của doanh nghiệp. Do vậy, P/E cũng thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh.
Tỷ lệ giá cả trên giá trị sổ sách
Giá cổ phiếu P/B =
Giá trị ghi sổ ròng của một cổ phần
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nếu giá trị này <1 thì có khả năng doanh nghiệp đang có vấn đề trong hoạt động.
3.2.3.4 Bổ sung một số chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công việc quan trọng, ngày càng được các ngân hàng quan tâm. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở để ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng linh động về tài chính của doanh nghiệp thông qua luồng tiền ra và luồng tiền vào của doanh nghiệp. Trong các chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp của TECHCOMBANK thì chưa đề cập đến các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bởi báo cáo này không bắt buộc các doanh nghiệp lập. Trong thời gian tới, khi có quy định cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền về lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đề nghị bổ sung các chỉ tiêu khi phân tích đánh giá doanh nghiệp như sau:
+ Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào:
Chỉ tiêu này cho biết mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Thông thường, tỷ lệ này rất cao (trên 80%) và là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Một cách phân tích thường liên hệ là mang hệ số kỳ thực hiện so với các kỳ trước để thấy xu hướng tăng trưởng hay sự ổn định và so với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hay chỉ tiêu bình quân để đo lường sự biến động chung về tình hình kinh doanh và đặc điểm dòng tiền.
+ Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào:
Trong hoạt động đầu tư, dòng tiền của doanh nghiệp được lưu chuyển thông suốt ở các lĩnh vực: đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản, cho thuê dài hạn tài sản cố định, liên doanh, hùn vốn…
Dòng tiền ra để gia tăng các khoản đầu tư, ngược lại, một sự thu hồi các khoản đầu tư sẽ thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là dòng tiền vào. Khi hệ số này cao, tức là dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng cao. Nếu chưa có kế hoạch tái đầu tư, doanh nghiệp sẽ điều phối nguồn tiền ưu tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước hạn để giảm chi phí lãi vay. Sau đó, doanh nghiệp sẽ điều tiết vốn cho hoạt động kinh doanh chính để giảm các khoản vay ngắn hạn. Nghiên cứu, xem xét chỉ tiêu này giúp ngân hàng dự báo được khả năng trả nợ các khoản vay như thế nào.
+ Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào:
Trả nợ dài hạn đối với các khoản nợ chưa đến hạn trả làm cho hệ số dòng tiền ra tăng cao và thường gắn liền với một chiến lược nào đó. Thông thường, tỷ lệ thanh toán nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào là rất thấp (5% -10%) và diễn ra đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chính là do tính chất của các khoản nợ dài hạn với các điều khoản thanh toán ổn định. Vì vậy, hệ số này thay đổi đột ngột là điều cần quan tâm để tìm nguyên nhân giải thích.
+ Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh:
Đối với các công ty cổ phần, cần nghiên cứu thêm chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết việc sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh dùng để trả lợi tức cho các cổ đông. Đây là một chiến lược khá phức tạp. Một số công ty có chính sách duy trì đều đặn mức trả cổ tức mặc dù phải sử dụng cả các nguồn khác - kể cả đi vay, khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đáp ứng đủ, trong khi đó một số công ty lại có chính sách “cứng rắn” ngược lại. Hệ số này phải luôn được cân nhắc trước nhu cầu đầu tư hay sự cần thiết phải bổ sung vốn cho công ty trong từng giai đoạn chiến lược kinh doanh.
3.2.3.5 Bổ sung một số chỉ tiêu phi tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động trongcác ngành khác nhau: các ngành khác nhau:
Hiện tại, việc đánh giá XHTD các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau đều sử dụng một bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính và có sự điều chỉnh về trọng số
thể hiện mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu. Thực tế triển khai đã cho thấy rằng: cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu đặc trưng đối với từng ngành riêng biệt:
+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng:
Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp xây dựng nhận thầu giữ vai trò quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp như: tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây dựng… Các đơn vị này có thể thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp (thầu chính hoặc thầu phụ) hoặc có trường hợp tự thực hiện. Để phân tích, đánh giá doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng một cách toàn diện hơn, đề nghị bổ sung thêm các chỉ tiêu sau:
Khả năng thực hiện đấu thầu
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên các thông tin tổng hợp về doanh nghiệp: các công trình tham gia dự thầu, giá dự thầu của doanh nghiệp, giá dự toán của chủ đầu tư, giá trúng thầu của doanh nghiệp, lãi (lỗ) dự kiến, các yếu tố quyết định đến kết quả trượt (trúng) thầu) của doanh nghiệp. Từ các thông tin thu thập được, ngân hàng có thể đánh giá được khả năng, năng lực của doanh nghiệp trong việc đấu thầu các công trình xây dựng.
Khả năng tổ chức thi công
Sau khi trúng thầu, doanh nghiệp có thể thực hiện thi công toàn bộ công trình hoặc chuyển cho một đơn vị khác làm một phần công việc dưới hình thức thầu phụ. Chỉ tiêu khả năng tổ chức thi công đánh giá năng lực thi công của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Để có cơ sở đánh giá khả năng tổ chức thi công, cần thu thập các thông tin: Giá trị hợp đồng xây dựng, kế hoạch sản lượng thực hiện luỹ kế theo tiến độ thoả thuận tại hợp đồng, sản lượng thực hiện luỹ kế, % hoàn thành so với kế hoạch, mức độ phức tạp của công trình, đánh giá của chủ đầu
tư về chất lượng thực hiện…
Tiến độ nghiệm thu khối lượng xây lắp đã hoàn thành
Chỉ tiêu cho biết khả năng, tốc độ thu hồi tiền của dự án. Nếu tiến độ nghiệm thu nhanh thì công trình không bị đọng vốn, giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Căn cứ để xác định tiến độ nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành là tỷ lệ giữa giá trị chủ đầu tư đã thanh toán và giá trị sản lượng được nghiệm thu.
+ Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục:
Hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao. Sản phẩm phần lớn là dịch vụ, không mang hình thái vật chất cụ thể như hàng hóa thông dụng khác. Quá trình sản xuất ra sản phẩm đồng thời là quá trình tiêu thụ, nghĩa là các dịch vụ được thực hiện trực tiếp với khách hàng. Chính vì đặc điểm như vậy nên ngành dịch vụ y tế, giáo dục cần được đánh giá thêm một số chỉ tiêu nữa:
Địa điểm cung cấp dịch vụ và sản phẩm: Chỉ tiêu này xác định mức độ thuận lợi của địa điểm, nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ. Tiêu thức để đánh giá sự thuận lợi là: hệ thống đường giao thông đi lại đến nơi cung cấp sản phẩm, dịch vu; môi trường có trong sạch hay không; diện tích to hay nhỏ; địa điểm này có gần nơi đông dân cư hay không…
Mức độ hiện đại của trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu đánh giá trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp là lạc hậu, bình thường, hiện đại hay rất hiện đại, cao cấp.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn: có đáp ứng được yêu cầu hay không; đây có phải là những cán bộ có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn hay không.
Thái độ phục vụ khách hàng: Chỉ tiêu đánh giá thái độ của đội ngũ nhân viên trong quá trình phục vụ khách hàng là kém, bình thường hay nhiệt tình, chu đáo. 3.2.3.6 Thay đổi hệ thống chỉ tiêu phù hợp với thời hạn của khoản vay:
khoản vay. Điều này làm ảnh hưởng tới tính chính xác của việc xếp hạng, vì đối với mỗi thời hạn khác nhau thì ngân hàng lại cần quan tâm tới các chỉ tiêu với mức độ khác nhau. Cụ thể:
- Đối với khoản tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng cần tập trung sự chú ý vào các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp và sức chống chọi của họ trước những rủi ro có thể xảy ra. Vì chính các yếu tố đó mới ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp và khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng trong tương lai.
- Ngược lại, đối với khoản vay ngắn hạn, ngân hàng phải đặt trọng tâm vào các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn, tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho và các khoản phải thu. Chi tiết hơn, khoản cho vay ngắn hạn với thời hạn 3 tháng, ngân hàng cần chú ý đến khả năng thanh toán nhanh… Bên cạnh đó, các khoản cho vay phải được phân biệt theo quy mô vốn vay nhằm đảm bảo an toàn với mức chi phí phân tích chấp nhận được.
Ngoài ra, Techcombank có thể so sánh kết quả XHTD nội bộ với xếp hạng của các cơ quan xếp hạng bên ngoài để có một sự so sánh nhằm mục đích kiểm tra lại quy trình tiến hành xếp hạng đã được thực hiện. Từ sự so sánh đó, ngân hàng có thể xem xét lại các chỉ tiêu, cách đánh giá để hoàn thiện quy trình cũng như hệ thống chỉ tiêu của ngân hàng mình.