Các phương pháp nói lời từ chối với bạn bè

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 59)

Phương là nhân viên bán hàng của một cửa hàng nọ, thu nhập không phải là cao lắm. Bạn thân của cô là Lan Lan, nhân viên tiếp thị bảo hiểm. Một hôm, Lan Lan đến chỗ Phương nói một thôi một hồi về những cái lợi của việc mua bảo hiểm nhân thọ, lại còn kêu ca về việc làm cái nghề bảo hiểm này khó khăn, đồng thời mời Phương mua giúp bảo hiểm trị giá 100 ngàn Nhân dân tệ. Phương rất muốn giúp đỡ bạn, nhưng nếu mua bảo hiểm trị giá 100 ngàn Nhân dân tệ, thì phí bảo hiểm mà Phương hàng tháng phải trả đã chiếm mất một phần ba thu nhập của cô rồi, cuộc sống sẽ gặp khó khăn. Phương rất muốn từ chối nhưng lại nghĩ rằng người ta là bạn thân của mình, lần đầu tiên nhờ vả đến mình, không nhận lời thì thật là không phải với bạn. Cuối cùng, với đề nghị của Lan Lan, cô đành phải cắn răng mua bảo hiểm trị giá 50

ngàn Nhân dân tệ.

Khi giúp được thì nên cố gắng giúp, cái gì cần từ chối thì kiên quyết từ chối, đây là nguyên tắc sống tối thiểu với bạn bè. Đối với những việc khó làm, lại ngại mất mặt nên miễn cưỡng nhận lấy, cuối cùng có thể khiến cho cả hai bên đều không vui, Tất nhiên, từ chối cũng cần phải chú ý tới một số kỹ xảo nhất định.

- Nói năng cần để lại đường rút

Nếu bạn không chắn chắn lắm về công việc, thì hãy nói năng linh hoạt một chút, để giữ lại đường rút. Chẳng hạn, hãy sử dụng những câu chữ khá linh hoạt như “sẽ làm hết sức”, “sẽ cố gắng tối đa”, “cố gắng hết khả năng”. Kiểu hứa hẹn này có thể để cho

mình có đường rút nhất định, nhưng có thể khiến cho đối phương nghi ngờ, hiệu quả giành lấy sự tín nhiệm của đối phương sẽ kém đi một chút.

- Trì hoãn thời gian

Có một số việc, mặc dù lúc đó đã hiểu rõ được tình hình rồi, nhưng nếu thời gian kéo dài, tình hình có thể có những thay đổi. Lúc này, khi hứa hẹn bạn có thể áp dụng biện pháp trì hoãn thời gian, tức kéo dài thời gian thực hiện lời hứa, để cho mình có khoảng trống tạo điều kiện thực hiện lời hứa. Như trong trường hợp trên, khi Lan Lan đề nghị Phương mua bảo hiểm, Phương có thể nói thế này: “Lương của mình hàng tháng chỉ đủ sống, đợi khi mình được lĩnh thưởng cuối năm sẽ mua của cậu, được không?” Như thế, dùng “lĩnh thưởng cuối năm” để kéo dài thời gian thực hiện lời hứa, rõ ràng là vừa có khoảng trống, lại hợp tình hợp lý.

- Ẩn chứa điều kiện tiền đề

Đối với những vấn đề mình không thể độc lập giải quyết, hoặc vấn đề chịu sự hạn chế của điều kiện khách quan, cần áp dụng phương thức hứa hẹn ẩn chứa điều kiện tiền đề. Tức là nói, nếu bạn không thể một mình thực hiện lời hứa, mà còn cần phải nhờ người khác giúp đỡ, hoặc có một số việc chỉ có thể làm được khi điều kiện khách quan cho phép, vậy thì trong lời hứa bạn có thể thêm vào những từ ngữ hạn chế nhất định.

Chẳng hạn, trong ví dụ trên Phương có thể nói thế này: “Mình phải bàn bạc với chồng mình (hoặc cha mẹ) một chút, nếu anh ấy đồng ý, thì mình sẽ mua của cậu, đảm bảo sẽ không mua của người khác”. Đưa ra giới hạn cần thiết đối với nội dung hứa hẹn, vừa thể hiện thành ý của mình, lại cũng có chừng mực, còn ngầm cho đối phương thấy hoàn cảnh khó khăn của mình. Có thể nói đó là một mũi tên trúng ba đích! Giúp người khác cần phải chú ý tới việc đã nói là phải giữ chữ tín, làm là phải có kết quả. Vì vậy, không thể hứa hẹn suông, không giữ chữ tín. Người sáng suốt trước tiên sẽ đánh giá đầy đủ điều kiện khách quan, cố gắng không đưa ra những lời hứa không

chắc chắn.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w