Nghệ thuật góp ý với người khác

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 75)

Thời học trung học, Mã Phi và Doãn Thiết là bạn bè rất thân thiết, thường cùng nhau ra ngoài kiếm chuyện gây sự. Doãn Thiết rất tôn sùng Mã Phi, việc gì cũng nghe theo anh ta. Thầy giáo rất bực mình với những việc làm của hai người nhưng lại không biết làm thế nào. Một hôm, giáo viên trẻ mới tới là Hiểu Phong gọi Mã Phi lên phòng làm việc của mình, nói: “Doãn Thiết không như cậu, trong nhà không có bố làm quan, cũng không có tiền, việc gì cũng phải tự mình lăn lộn, nếu cậu là bạn tốt của anh ta, thì cậu hãy khuyên anh ta đừng kiếm chuyện gây gổ nữa, nên để thời gian vào việc học hành ấy”. Quả nhiên, Mã Phi đã làm như vậy. Không lâu sau, Mã Phi cũng bảo đảm với thầy Hiểu Phong: “Sau này em nhất định sẽ chịu khổ học hành”. Không nên dùng câu cách ngôn “thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng” ra để làm lý do chỉ trích khuyết điểm của người khác một cách tùy tiện được. Vì “đã là thuốc thì thường có ba phần độc”, không có ai muốn ngày nào cũng uống thuốc cả. Phê bình cũng “có độc” như vậy, nếu bạn thật sự muốn giúp người khác, thì hãy cố gắng giảm bớt “độc tính”, khiến cho họ vui vẻ tiếp nhận.

- Gạn đục khơi trong

Có một bộ phận nọ trong một công ty, hiệu quả làm việc rất kém, doanh thu cũng kém hơn hẳn so với các bộ phận khác. Sau khi giám đốc điều tra phát hiện ra là vấn đề xuất phát từ bản thân người phụ trách bộ phận đó. Người phụ trách này rất thiếu trách nhiệm, không chịu quản lý nhân viên. Vì vậy, giám đốc liền nhắc nhở anh ta chú ý hơn, ông nói: “Làm như vậy sao được, anh còn làm quản lý trong đơn vị, anh cần phải cố gắng vào!” Vị phụ trách kia vẫn cố chấp không nghe theo. Thế nên giám đốc mới nhờ cố vấn quản lý nhân sự khuyên nhủ anh ta. Vị cố vấn này nói với người phụ trách kia rằng: “Bản thân anh vốn rất tốt, chỉ có điều nhân viên của anh thường đến muộn giờ, vì vậy nên hiệu quả công việc kém, anh có cách nào để cổ vũ sĩ khí hay không?” Từ đó về sau, người phụ trách kia thay đổi rất nhanh, thành tích của bộ phận đó cũng được nâng lên hẳn. Vị cố vấn kia mượn việc chỉ ra khuyết điểm của người khác để đẩy người phụ trách kia vào tình huống không làm không được. Trong trường hợp đó, anh ta mới phát hiện ra khuyết điểm của mình, tất nhiên là cũng uốn nắn rất nhanh.

- Dương đông kích tây

Hoài Vĩ là một học sinh hư nổi tiếng cả trường. Cậu ta tụ tập một nhóm bạn mười mấy người và làm thủ lĩnh của nhóm đó, thường xuyên quậy phá trong trường. Thầy giáo nhiều lần khuyên nhủ không nghe, thậm chí còn bị gây phiền nhiễu, phía nhà trường đành phải bó tay. Sau khi học kỳ mới bắt đầu, nhà trường có một giáo viên mới đến, vị giáo viên này dạy dỗ học sinh rất có phương pháp. Ông không bắt đầu từ Hoài Vĩ, mà lấy bạn thân của cậu ta là Trương Minh làm mục tiêu. Ông nói với Hoài Vĩ rằng: “Việc của cậu tôi không truy cứu, vả lại tôi cũng đã hiểu cậu, nhưng Trương Minh thì khác, cậu ấy còn có tương lai, mà cậu thì không thể gánh chịu trách nhiệm đối với tương lai của cậu ấy được. Vì vậy, cậu nên khuyên cậu ấy sửa lỗi lầm, vì cậu ấy chỉ nghe mỗi mình cậu thôi”. Tuy là một học sinh hư, nhưng phàm là kẻ làm lãnh

đạo thường có những cái tốt của mình, nghe những lời này của thầy giáo, chỉ cảm thấy mình được gửi gắm sự tín nhiệm, thế nên “kẻ sĩ hiến mưu vì người tri kỷ”, quả nhiên Hoài Vĩ đã thuyết phục Trương Minh, làm cho anh ta rời bỏ nhóm học sinh hư một cách thuận lợi. Không ngờ sau sự việc đó, bản thân Hoài Vĩ cũng có những chuyển biến tốt, hành vi của các học sinh khác cũng có phần giảm đi. Thành công của vị giáo viên kia chính là việc đi đường vòng, tấn công vào mục tiêu từ bên cạnh, cái đó gọi là “dương đông kích tây”. Phương pháp này cũng thích hợp với các mặt khác nữa.

- Chỉ điểm gián tiếp

Với những người không thích hòa nhập, nếu muốn thay đổi bản tính của anh ta, khiến cho anh ta phát biểu hết ý kiến của mình. Đây quả thực là một việc làm rất khó. Nhưng có một phương pháp đơn giản hữu hiệu có thể tham khảo, đó chính là chỉ điểm gián tiếp. Chẳng hạn, đối với những người không muốn phát biểu trong cuộc thảo luận, trước tiên hãy mời người ngồi cạnh anh ta phát biểu trước, làm tăng cảm giác căng thẳng của anh ta. Như thế, nếu những người ngồi quanh anh ta đều đã phát biểu hết rồi, thì anh ta sẽ cảm thấy bị dồn nén không thể không có phản ứng gì, đây là lẽ thường tình. Vì vậy, dù anh ta có muốn hay không, cũng đều khơi dậy cảm giác căng thẳng, khiến cho anh ta tích cực phát biểu. Ngược lại, nếu chỉ trực tiếp tên của anh ta, có thể anh ta sẽ cảm giác như là bạn đang châm chọc mình, từ đó làm cho bầu không khí càng tồi tệ hơn, không đạt được mục đích khuyến khích anh ta phát biểu.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w