Cách xây dựng thành công một mạng lưới quan hệ giao tiếp có ích

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 53)

Nhược Nam rất giỏi ngoại giao, sau khi tốt nghiệp đại học, trong khi các bạn học khác đều bôn ba bận rộn để tìm việc, thì anh ta đã dễ dàng vào được một công ty xây dựng cỡ lớn vì anh ta là bạn thân của con trai tổng giám đốc công ty này. Công ty muốn nhận thầu nghiệp vụ cải tạo nhà xưởng của một nhà máy nọ, đã cử mấy nhân viên nghiệp vụ tới nhưng đều không thành công, Nhược Nam vừa đến đó một lần đã gặt hái được “thành công”, vì anh ta là anh em chí cốt với trưởng phòng hành chính quản trị của nhà máy kia. Một lần, Nhược Nam đi công tác ở một thành phố nọ, không cẩn thận nên chiếc cặp khóa số bị kẻ trộm lấy mất, khiến cho anh ta không còn lấy một xu nào trong người. May mà anh ta có một người bạn ở đó nên không phải lo lắng gì về ăn mặc. Một người bạn của anh bạn này lại là đội trưởng cảnh sát hình sự nên chỉ tốn chút công sức đã tìm lại được cho Nhược Nam chiếc cặp khóa số. Khả năng thích nghi ở mọi nơi của Nhược Nam khiến cho đồng nghiệp vô cùng ngưỡng mộ anh.

“Thêm một người bạn là thêm một nẻo đường”. Năng lực giao tiếp là nhân tố quyết định của sự thành công, còn quan trọng hơn cả kỹ năng chuyên môn. Vậy thì xây dựng một mạng lưới quan hệ cần phải bắt tay từ đâu?

- Chủ động liên lạc với người khác

Nguyên tắc cơ bản nhất của xây dựng “quan hệ” chính là không nên để mất liên lạc với bạn bè, không nên đợi đến khi gặp phiền toái mới tìm đến người khác. “Quan hệ” giống như một con dao, thường xuyên mài thì sẽ không bị gỉ. Nếu hơn nửa năm không liên lạc, thì có thể bạn đã mất đi người bạn đó rồi. Không nên vứt bỏ bất cứ mục tiêu nào. Những người cực kỳ bận rộn tuy khó tìm

nhưng không có nghĩa là không thể nào tiếp cận được. Chỉ cần bạn muốn kết giao với một người nào đó, thì thường là sẽ có cơ hội.

- Duy trì quan hệ

Bạn có thể gặp trường hợp khó xử như thế này: Nghĩ tới một người nào đó có thể giúp đỡ, muốn tìm gặp anh ta ngay nhưng lại nghĩ, trước đây nhiều lúc lẽ ra nên đến thăm họ, cuối cùng lại không đi, bây giờ có việc nhờ đến mới tìm anh ta, liệu có quá đường đột không? Liệu có bị từ chối hay không? Vì vậy, bình thường bạn cần cố gắng liên hệ thường xuyên với người mà bạn cho rằng đáng làm bạn, thường xuyên tiến hành

củng cố tình cảm và mối quan hệ đó.

Cuộc sống của con người hiện đại bận rộn, rất nhiều người có tật coi nhẹ việc “đầu tư tình cảm”. Hễ quan hệ tốt rồi, thì cảm thấy không còn cần thiết phải giữ gìn nó nữa, đặc biệt là trong những vấn đề nhỏ nhặt, như thông tin đáng thông báo lại không thông báo, trường hợp cần giải thích lại không giải thích, kết quả là cùng với thời gian, tình cảm sẽ dần dần phai nhạt. Nếu như ngay việc một người mấy năm không gặp mà bạn cũng không biết anh ta đã cưới hay chưa, thì rất khó cho rằng anh ta vẫn

là bạn bè của bạn như xưa.

“Đầu tư tình cảm” cần mang tính thường xuyên, từ môi trường làm ăn cho tới giao tiếp thường ngày đều cần phải luôn lưu tâm, đối xử tốt với từng đối tác quan hệ, chú ý

tới từng điểm nhỏ.

- Xây dựng mạng lưới quan hệ

Sức lực của con người có hạn, khi xây dựng mạng lưới quan hệ không nên xây dựng một cách mù quáng, như thế sẽ khiến cho bạn suốt ngày kêu khổ vì phải ứng phó với

những mối quan hệ mà mình tìm được.

Muốn dệt một mạng lưới quan hệ tốt thì trước tiên cần sàng lọc. Ghi lại những người có quan hệ trực tiếp và quan hệ gián tiếp trong phạm vi cuộc sống của mình vào một quyển sổ, ghi những người không có quan hệ gì vào một quyển sổ khác, giữ lại những người hữu dụng, còn những người không cần đến thì không nhất thiết phải giữ quan hệ.

Tiếp đến, phân tích những người mình biết, liệt ra những ai là người quan trọng nhất, những ai là người khá quan trọng. Điều này cần căn cứ vào nhu cầu của bạn để quyết định. Qua đó tự nhiên bạn sẽ hiểu rõ những mối quan hệ nào cần duy trì và bảo vệ, những cái nào chỉ cần duy trì quan hệ bình thường, từ đó quyết định mức độ quan hệ của mình, bố trí hợp lý sức lực và thời gian. Cuối cùng, tiến hành phân loại quan hệ. Trong cuộc sống, những việc nhất thời có khó khăn, cần phải nhờ người khác giúp đỡ thường liên quan đến nhiều mặt. Bạn cần đến sự giúp đỡ từ nhiều phía khác nhau, không thể có được chỉ từ một mặt nào đó. Tạo ra một “mạng lưới quan hệ” có thể là không khó, cái khó là làm cho nội dung của nó thiết thực. Trước tiên cần “biết cửa”, tức là nhất định cần hiểu, thông thuộc nội dung công việc và phạm vi nghiệp vụ của nhân viên trong ngành có mối quan hệ quan trọng với việc mà bạn cần sự giúp đỡ. Tiếp đến cần “biết đường”, cũng tức là cần thành thạo trình tự làm việc, bắt đầu từ đâu trước, ở giữa có những khâu nào, cuối

cùng do bộ phận nào quyết định, cần hiểu thật rõ để tránh chạy mất công. Có một “mạng lưới quan hệ” tốt rồi, người thông minh sẽ biết cách làm thế nào để bảo vệ và duy trì mạng lưới đó, làm cho nó luôn hữu hiệu và không ngừng được mở rộng.

- Điều chỉnh mạng lưới quan hệ

Một tấm bản đồ kết cấu quan hệ giao tiếp hợp lý phải là một kết cấu động có thể tự tiến hành điều tiết được. Trong cuộc sống thực tế, cần phải điều tiết kết cấu quan hệ giao tiếp. Có ba loại trường hợp cần phải điều tiết quan hệ giao tiếp: (1). Thay đổi mục tiêu phấn đấu. Mục tiêu phấn đấu của bạn thay đổi rồi, chẳng hạn bỏ nghề văn chuyển sang kinh doanh, việc này đòi hỏi bạn phải kịp thời điều chỉnh kết cấu quan hệ giao tiếp nhằm phục vụ cho mục tiêu mới của mình. (2). Môi trường sống thay đổi. Vốn làm việc ở nơi A, bỗng nhiên bạn chuyển đến nơi B làm việc. Sự thay đổi môi trường này tất sẽ dẫn đến sự thay đổi của kết cấu quan hệ

giao tiếp.

(3). Một số mối quan hệ giao tiếp bị tan vỡ. Có những sóng gió bất ngờ, người thân hoặc bạn bè sớm tối bên nhau mất đi, kết cấu quan hệ giao tiếp tự nhiên cũng sẽ có sự

thay đổi.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w