Làm thế nào để nhận được nhiều sự giúp đỡ của người khác

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 71)

Lưu Tuấn có một việc muốn nhờ cấp trên của anh ta giúp, anh ta biết giám đốc Vương đặc biệt thích chơi cờ, thế nên nhân ngày nghỉ mời giám đốc Vương đến nhà chơi. Anh ta không nói ra ngay việc muốn nhờ giám đốc giúp đỡ, mà chơi cờ với giám đốc trước. Sau khi chơi cờ xong, Lưu Tuấn đợi lúc thuận lợi để nêu khó khăn của mình ra. Giám đốc Vương vui vẻ nhận lợi giúp đỡ, hơn nữa không lâu sau đã làm

xong việc.

Ai cũng khó tránh khỏi có lúc cần nhờ người khác giúp, nếu không chú ý đến kỹ xảo một chút, thì khó có thể đạt được mục đích. Vậy thì nên phải làm như thế nào? - Nhìn đúng thân phận, địa vị của đối phương để nói chuyện Thân phận, địa vị mỗi người một khác nên góc độ nhìn nhận vấn đề cũng không giống nhau. Chẳng hạn nếu anh ta là giám đốc, nhờ anh ta bỏ ra nhiều thời gian để làm giúp những việc rất ư vụn vặt, thì chắc chắn anh ta sẽ không sẵn lòng, vì nó không đáng, đem một chút ân huệ nho nhỏ để tác động đến anh ta cũng là điều không thể được. Nếu như anh ta là một nhân viên cấp thấp, nhờ anh ta giúp có thể anh ta còn vui vẻ. Vì vậy, cần căn cứ vào góc độ suy xét vấn đề của đối phương để quyết định đưa ra cách

thức nhờ vả.

Thời Tam Quốc, Hứa Vẫn nhận chức ở Bộ Lại, tiến cử rất nhiều người đồng hương. Sau khi Ngụy Minh Đế biết được, liền phái người tới bắt ông ta. Vợ ông ta nhắc nhở ông ta rằng: “Minh chúa chỉ có thể dùng lý để thắng, khó có thể cầu xin được”. Ông nên trình bày rõ lý lẽ với vua, chứ không nên trông chờ vào việc cầu xin tha tội. Bởi vì, với địa vị thân phận của vua thì người sẽ không quyết định mọi việc một cách tùy tiện được. Vua lấy việc nước làm đại sự, lấy việc công làm trọng, chỉ có dùng lý để quyết định công việc và dùng lý để nói chuyện thì mới có thể bảo vệ được lợi ích của đất nước và xứng đáng với thân phận địa vị là vua một nước.

Vì vậy, khi tra hỏi, Hứa Vẫn nói thẳng với Minh Đế rằng: “Bệ hạ quy định nguyên tắc dùng người là “tiến cử những người có tài ở xung quanh”, các đồng hương của thần, thần hiểu rõ nhất, xin bệ hạ hãy kiểm tra xem họ có đủ tư cách hay không, nếu họ

không xứng đáng, thần xin chịu tội”.

Ngụy Minh Đế cho là có lý, sai người kiểm tra những đồng hương mà Hứa Vẫn tiến cử, họ đều rất xứng đáng, vì thế Minh Đế không xử phạt Hứa Vẫn, mà còn thưởng cho ông ta một bộ quần áo mới. Đây là một trường hợp thành công của việc biết dựa vào thân phận địa vị của đối tượng để lựa chọn phương pháp nói chuyện. - Dựa vào tính cách của đối phương để nói chuyện Nói chung, đặc điểm tính cách mỗi người đều bộc lộ ra qua lời nói cử chỉ, nét mặt của người đó. Chẳng hạn, những người mồm miệng nhanh nhảu, cử chỉ nhanh nhẹn, ánh mắt sắc sảo, tâm trạng dễ xúc động thường là người tính cách nóng vội; những người nhiệt tình thẳng thắn, sôi nổi hiếu động, phản ứng nhanh nhạy, thích giao du bạn bè thường là người có tính cách vui vẻ; những người nét mặt tinh tế, ánh mắt ổn định, nói năng chậm rãi có đầu có cuối, chú ý cử chỉ đúng mực thường là người có tính cách chắc chắn; những người trầm lắng, không hay cười nói, thích sống một mình, không thích giao tiếp thường là người cô độc khó gần; những người miệng nói khoa trương, hay thổi phồng sự việc, thích làm thầy người khác thường là người kiêu ngạo tự phụ; những người biết lễ phép, thủ tín, nói thực làm thực, tính cách ôn hòa, tôn trọng người khác thường là người khiêm tốn cẩn thận. Đối với những đối tượng tính cách khác nhau, nhất định cần phân tích cụ thể. Hiểu rõ tính cách nóng vội, có thể giao cho anh ta việc làm một cái là xong, không để cho anh ta phải mất quá nhiều tâm sức; đối với người tính tình vui vẻ, cần thường xuyên đốc thúc, vì họ thường rất hay quên; đối với người tính tình chắc chắn, có thể nhờ việc lớn nhưng khó được anh ta chấp nhận; đối với người tính tình cô độc, trước tiên cần đánh vào tình cảm của anh ta, anh ta có ít bạn bè, một khi đã coi bạn là bạn, thì sẽ làm hết sức mình; đối với người kiêu ngạo tự phụ, đừng ngại sử dụng “kế khích tướng”; đối với người khiêm tốn cẩn thận, cần đưa ra lý do để anh ta giúp bạn, nếu không có nhờ vả đến mấy cũng không ích gì. - Nhằm đúng tâm lý của đối phương để nói chuyện Qua thái độ hoặc dáng vẻ mà đối phương vô tình bộc lộ ra để tìm hiểu tâm lý của anh ta, đôi khi còn nắm bắt được những điều đúng và chính xác hơn so với những gì được

bộc lộ qua lời nói.

Những người tuổi tác, giới tính, khu vực, nghề nghiệp khác nhau thường có đặc trưng tâm lý khác nhau. Khi nhờ người khác giúp, cần chú ý tới các mặt dưới đây: (1). Giới tính khác nhau. Đối với đàn ông cần dùng những lời khuyên tương đối có tính thuyết phục; đối với phụ nữ thì cần ôn hòa hơn một chút. (2). Tuổi tác khác nhau. Đối với người trẻ tuổi nên dùng lời nói khích động; những người trung niên thì có thể nói rõ lợi hại để cho họ tham khảo; những người tuổi cao cố gắng sử dụng những từ tỏ ý tôn trọng. (3). Khu vực khác nhau. Có những vùng con người ta có tính cách phóng khoáng, có

(4). Nghề nghiệp khác nhau. Cần nói chuyện với đối phương bằng những lời có liên quan mật thiết tới chuyên môn mà anh ta nắm chắc, như thế sẽ tăng nhiều sự tin tưởng

của anh ta đối với bạn.

(5). Tính cách khác nhau. Nếu đối phương tính tình xởi lởi, phóng khoáng, thì có thể đi thẳng vào vấn đề; nếu đối phương tính cách chậm chạp, thì cần “kiến tha lâu cũng đầy tổ”; nếu đối phương tính tình đa nghi, tuyệt đối tránh cái gì cũng trình bày rõ, cần tỏ ra không có động tĩnh gì, làm cho sự nghi hoặc của anh ta tự biến mất. (6). Trình độ văn hóa khác nhau. Đối với những người có trình độ văn hóa thấp thì nên dùng phương pháp càng đơn giản càng rõ ràng, dùng nhiều những con số và ví dụ cụ thể; đối với người trình độ văn hóa tương đối cao, thì có thể áp dụng phương pháp

trừu tượng để thuyết phục.

(7). Thú vui sở thích khác nhau. Hễ là người có thú vui sở thích, khi bạn nói đến việc liên quan đến sở thích của anh ta, thì đối phương nói chung đều có hứng thú. Như thế, vô hình trung anh ta sẽ có cảm tình đối với bạn, đặt nền tảng tốt để cho bạn nhờ vả

giúp đỡ.

- Nhằm đúng khả năng tu dưỡng của đối phương để nói chuyện Những người có chí hướng, một khi đã làm việc rồi thì sẽ toàn tâm toàn ý, không muốn gặp ai cả. Muốn mở ra được cánh cửa tiếp xúc với họ, trước tiên không nên sợ “vấp”, còn cần phải có đủ sự kiên nhẫn, hoặc là bám riết hoặc mềm mỏng, cho tới khi

đạt được mục đích.

Những người tự cho mình là thanh cao thường không thích quan hệ với những người bình thường nhưng lại mong được kết giao với những người ngang hàng với họ. Vì vậy, muốn mở được cánh cửa này một cách thuận lợi, biện pháp tốt nhất là biết thể

hiện mình, thể hiện tài năng của mình.

Trong giao tiếp không nên làm bộ làm tịch, nói năng hoa mỹ, mà cần trao đổi bằng ngôn ngữ cử chỉ mà đối phương dễ tiếp nhận nhất, loại bỏ khoảng cách trình độ văn hóa để khi bắt tay vào làm rồi đôi bên mới không nảy sinh trở ngại gì.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w