Cách nói tiếng "không" mà không làm đối phương phật ý

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 76)

Trần Quân là sinh viên đại học năm thứ ba, thường đi xe máy tới trường. Các bạn học của anh ta thường mượn xe đi chơi. Ban đầu, Trần Quân rất thoải mái, ai mượn cũng cho. Các bạn của anh ta hầu hết đều mới biết đi xe, thường làm cho xe của anh ta bị xây xát nhỏ, Trần Quân phải mất không ít tiền để sửa xe. Vì vậy, Trần Quân không còn cho bạn bè mượn xe thường xuyên nữa. Một lần, bạn Trần Quân là Lộ Minh có việc gấp muốn mượn xe, song Trần Quân nói một cách không khách khí: “Xin lỗi, mình dạo này rất kẹt tiền, không có tiền sửa xe”. Lộ Minh nghe xong không nói lời nào, quan hệ với Trần Quân cũng dần dần nhạt đi. Đôi khi, chúng ta có việc nhờ người khác giúp nhưng người khác lại từ chối thẳng thừng; chúng ta đưa ra một số ý kiến, bị người khác phủ định ngay lập tức; người khác trông hành động của chúng ta không thuận mắt, liền nói thẳng ra. Tất cả những cái đó đều khiến cho lòng tự tôn của chúng ta bị tổn thương, thậm chí còn thấy ghét những người đó. Nếu bạn không muốn khiến người khác tức giận hoặc bị người khác ghét, thì không nên dùng những hành động trên để đối xử với người khác. Cho dù có từ chối người khác, thì cũng cần “phải tế nhị”.

- Tránh đối lập

Muốn từ chối, ngăn chặn hoặc phản đối một số yêu cầu, hành động của đối phương, có thể sử dụng nguyên nhân phi cá nhân làm cớ, tránh đối lập trực tiếp. Chẳng hạn, nhân viên tiếp thị của một tờ báo nọ đến cửa mời bạn đặt mua báo, nhưng bạn lại không muốn đặt. Bạn có thể lịch sự nói: “Cảm ơn, các bạn phục vụ rất chu đáo, nhưng nhà tôi đã đặt mua của mấy tờ báo khác rồi, xin thông cảm cho. “ở đây, nhấn mạnh

“các bạn” và “nhà tôi”, chứ không phải là “anh” và “tôi”, có thể hạ thấp ý nghĩ thù

nghịch của đối phương.

- Cần có sự cảm thông

Đối phương rất có thể đến nhờ vả bạn trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, tâm trạng của anh ta đa phần vừa bất lực lại cảm thấy ngượng ngùng. Trước tiên không nên vội vàng từ chối, mà cần chịu khó nghe xong lời thỉnh cầu của đối phương từ đầu đến cuối và bày tỏ “Tôi rất hiểu tình cảnh của anh” hoặc “Rất lấy làm tiếc”, rồi mới nói ra lý do mà mình không thể giúp được; đồng thời đưa ra một số lời khuyên cho anh ta. Cho dù những ý kiến, kiến nghị đó không có tác dụng gì, ít ra nó cũng thể hiện thiện ý của bạn.

- Dùng hài hước để ngăn đối phương nói

Dùng hài hước để tỏ ý từ chối vừa có thể đạt được mục đích từ chối, lại có thể làm cho đối phương thoát khỏi tình thế khó xử, làm bầu không khí vui vẻ lên. Cựu Tổng thống Mỹ Rốtxpho khi còn là sĩ quan hải quan, một lần có một người bạn thân đến hỏi ông về tình hình nước Mỹ xây dựng căn cứ tàu ngầm mới. Rốtxpho không tiện từ chối thẳng, bèn hỏi người bạn đó: “Anh có thể giữ bí mật được không?” Đối phương trả lời: “Có”. Rốtxpho cười nói: “Tôi cũng có thể”. Đối phương nghe

xong không còn hỏi nữa.

- Kiếm cớ hợp lý

Cái cớ có thể chỉ là “một lời nói dối thiện ý”, nhưng lại tránh được việc gây tổn thương lòng tự trọng của đối phương. Chẳng hạn, khi gặp người khác giới nói “hy vọng chúng ta đi lại nhiều hơn”, nếu như đối phương là người mà bạn thích, thì tất nhiên đó là việc hay. Nếu đối phương là người bạn không thích, thì có thể nói cho đối phương biết “Xin lỗi, tôi đã có bạn gái rồi”, “Bây giờ tôi đang tập trung vào công việc và học hành, chưa nghĩ tới các chuyện khác” vân vân, từ chối một cách lịch sự, tế nhị.

- Vận dụng kế hoãn binh

Nếu như đối phương nhờ bạn giúp đỡ, bạn thấy không thể làm được, thì có thể nói: “Tạm thời tôi chưa thể nhận lời anh được, tôi phải hỏi XX trước đã, xem nếu làm được, vài ngày tới tôi sẽ liên lạc với anh”. Sau vài ngày, có thể bạn phát hiện thấy mình có thể giúp anh ta, như thế tất nhiên là càng tốt; cho dù không được, thì cũng cho thấy bạn đã gắng hết sức, như thế hay hơn so với từ chối trực tiếp.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 1) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w